Miễn Dịch - Dị Ứng

Thưa bác sĩ,rn Cháu là nữ 19 tuổi. Cháu bị chứng dị ứng với thời tiết từ năm 9 tuổi, biểu hiện là mỗi khi trời trở lạnh, trên da khắp cơ thể cháu lại nổi mề đay đỏ li ti, sau đó lan ra và rất ngứa, càng gãi vết lan càng rộng hơn, còn có cảm giác như bị châm chích và nổi gai ốc. Mỗi lần như vậy cháu chỉ cần uống thuốc chữa dị ứng và đắp chăn cho ấm là sẽ khỏi. Nhưng dạo này cháu thấy những triệu chứng có vẻ nặng hơn, từ đầu mùa đông năm 2013 đến giờ, hầu như ngày nào cháu cũng bị, còn có cả khí hư ra nhiều. Cháu uống thuốc không khỏi nữa. Chỉ khi được ủ ấm trong chăn, các mảng mề đay mới xẹp xuống, nhưng rời chăn ra là nó lại nổi lên cả ngày. Thấy vậy cháu bôi dầu gió cho nóng nhưng không có tác dụng gì. Mặc dù thời tiết không lạnh lắm, khoảng 22 độ, nhưng cháu vẫn bị dị ứng, trong khi trước đây cháu rất ít khi bị.rn Cho cháu hỏi phải làm thế nào để chấm dứt tình trạng này ạ? Cháu xin cảm ơn!

Nguyễn Mỹ Linh

(2014/03/07 01:51)

Chào bạn, có thể mới đây bạn không chỉ dị ứng do thời tiết lạnh mà còn do nhiều nguyên nhân khác.
Nổi mề đay là một tình trạng phản ứng của các mạch máu ở da, gây phù tại chỗ làm cho da nổi các nốt đỏ, láng và ngứa nhiều. Thông thường khi gặp lạnh thì cơ thể con người phản ứng bằng cách co nhỏ mạch máu ngoại vi để bớt tỏa nhiệt. Trái lại ở những người bị dị ứng với nhiệt độ lạnh, cơ thể lại phản ứng khác thường bằng hiện tượng giãn mạch, làm cho mặt đỏ bừng.
Đồng thời huyết tương trong máu ngấm qua thành mạch đang giãn nở, xâm nhập vào các mô, gây ngứa và phù nề. Càng bị lạnh cơ thể càng nổi mề đay nhiều chỗ, hoặc khắp người, có thể gây đau bụng, khó thở. Đó là do cơ thể dị ứng lạnh đã sản xuất ra nhiều chất histamin gây ra các triệu chứng này. Việc chữa bệnh phải dùng thuốc kháng histamin. Nhưng có một lưu ý là thuốc kháng histamin có nhiều loại, dùng loại này không khỏi thì bệnh nhân nên nói với bác sĩ và lựa chọn được một loại thuốc thích hợp với cơ địa của từng người.
Muốn phòng bệnh, mỗi khi bị nổi mề đay, ngứa, bạn phải nhanh chóng vào chỗ kín gió, sưởi ấm hoặc trùm chăn ngay, uống nước nóng. Bạn có thể dùng khăn hơ nóng lau nhẹ lên chỗ nổi mề đay. Trường hợp bị đau quặn bụng thì dùng túi nước nóng chườm lên vùng bụng. Nếu khó thở thì dùng một cốc nước nóng đang bốc hơi để trước mũi thở cho dễ chịu.\n Ngoài ra, mề đay do rất nhiều nguyên nhân khác gây nên như dị ứng thức ăn, đồ ăn hải sản, người có cơ địa dị ứng, di truyền… và cũng rất khó phát hiện ra nguyên nhân. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh mề đay nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được xác định, điều trị và đề phòng biến chứng xảy ra. Nếu xác định được nguyên nhân thì việc chỉ định điều trị và phòng tái phát cũng thuận lợi. \n Ăn, uống cũng đóng góp khá tích cực trong việc phòng bệnh mề đay tái phát. Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh mề đay như tôm, cua, ốc. Không nên uống rượu, bia bởi vì rượu, bia là các yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát. Tránh để lạnh xảy ra đột ngột, vì vậy, khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh cần mặc đủ ấm, nhất là khi ra khỏi nhà và không nên nằm ngủ trong phòng có máy lạnh. Cần giữ vệ sinh, nhất là đường hô hấp trên (họng, miệng, mũi, hầu) để tránh mắc các bệnh do vi sinh vật gây ra. Bởi vì, các độc tố của vi sinh vật là một trong các loại dị nguyên lạ đối với cơ thể. Hàng ngày nên đánh răng sau bữa ăn và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Khi bị bệnh, nên hạn chế gãi để tránh gây xây xát, chảy máu (đặc biệt là trẻ em) nhằm không để da bị bội nhiễm gây viêm da, mưng mủ dễ gây biến chứng nguy hiểm. Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Miễn Dịch - Dị Ứng
bac si oi cho em hoi benh hiv co thuoc tri khong

nguyen van hau

(2015/09/07 15:20)