Tai Mũi Họng

Cháu chào bác sỹ.rnrnCon nhà cháu năm nay 2 tuổi cháu bị viên VA thì có thuốc đặc trị không thưa bác, hay phải nạo thì mới khỏi hẳn được ah.rnrncháu rất mong sớm nhận được câu trả lời của bácrnrncháu xin cảm ơn bác sỹ !

vũ quang toản

(2013/12/20 18:03)

Chào bạn,
Thường thị viêm V.A đến 6 tuổi sẽ tự teo, Vì vậy bé dưới 6 tuổi tùy mức độ bệnh mới quyết định mổ hay không.
Đối với viêm V.A cấp tính:
Điều trị như viêm mũi cấp tính thông thường bằng hút mũi, nhỏ mũi để bệnh nhân dễ thở và thuốc sát trùng nhẹ (Ephedrin 1%, Argyron 1%) dùng cho trẻ nhỏ.
Khí dung mũi: corticoid và kháng sinh.
Kháng sinh toàn thân: dùng cho những trường hợp nặng và có biến chứng.
Nâng đỡ cơ thể.
Những trường hợp viêm cấp tính kéo dài, thầy thuốc phải sờ vòm để giải phóng mủ tụ lại trong tổ chức V.A hoặc nạo V.A "nóng" với điều kiện cho kháng sinh liều cao trước và sau khi điều trị, nhưng rất hãn hữu.
Điều trị viêm V.A mạn tính: nạo V.A hiện nay rất phổ biến, nhưng khi nào nạo và không nạo V.A cần phải thực hiện theo đúng chỉ định và chống chỉ định.
Chỉ định
V.A bị nhiều đợt viêm cấp tính, tái đi tái lại (5-6 lần /1 năm).
V.A gây các biến chứng gần: viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm hạch.
V.A gây biến chứng xa: viêm khớp cấp tính, viêm cầu thận cấp tính…
V.A quá phát, ảnh hưởng đến đường thở.
Thường tiến hành nạo V.A cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, trừ trường hợp đặc biệt có thể nạo sớm hơn.
Chống chỉ định
Chống chỉ định tuyệt đối:
Bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu.
Chống chỉ định tương đối:
Khi đang có viêm V.A cấp tính.
Khi đang có nhiễm virút cấp như: cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết ...
Bệnh nhân cơ địa dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch.
Bệnh mạn tính: lao, giang mai, AIDS…
Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
Phương pháp nạo V.A
Nạo V.A là thủ thuật tương đối đơn giản, nhanh, có hiệu quả, được coi là biện pháp vừa điều trị (nạo bỏ hết tổ chức V.A), vừa phòng bệnh (tránh các biến chứng do V.A gây ra).
Có thể nạo bằng bàn nạo La Force hoặc bằng thìa nạo La Moure.
Ở trẻ em khi cắt amiđan dưới gây mê nội khí quản, có thể kết hợp nạo V.A khi có chỉ định.

Ngoài ra bạn nên chú ý tăng cường sức đề kháng cho trẻ để ngăn chặn bệnh tái phát và không làm bệnh nặng hơn, bạn cũng có thể cho cháu nhà dùng kèm sản phẩm đông y có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm tình trạng ngạt mũi, ho như sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Dùng một đợt sẽ giúp hỗ trợ ổn định bệnh tốt hơn.
Thân ái,

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan