Bệnh Khác

chào bác sỹ,con trai tôi 4 tuổi nhưng các lần đi ngoài cách nhau khoảng 5 đến 6 ngày, cháu rất sợ đi ngoài và bị rất táo, tôi đã cho cháu tăng cường ăn rau và uống thuốc thông táo nhuận tràng nhưng kết quả không cải thiện.Xin bác sỹ tư vấn tình trạng con tôi như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe không và cách xử trí ra sao ạ.Xin cám ơn bác sỹ

phùng tuyết

(2013/10/30 23:14)

Chào bạn
Cũng như tiêu chảy, táo bón là một triệu chứng thường gặp ở đường tiêu hóa, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe nhẹ hơn rất nhiều và mức độ nguy hiểm cũng rất thấp hơn nhiều so với tiêu chảy cấp. Tuy nhiên không phải như vậy mà chúng ta bỏ qua mức nguy hại của nó. Nếu táo bón không được điều trị sớm và kịp thời cũng gây ra nhiều hệ lụy về lâu dài đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.
Trước tiên có thể nhận thấy dẽ dàng nhất là sự khó chịu của trẻ nhỏ mỗi lần đại tiện, cảm giác đau rát đôi khi chảy máu làm cho trẻ thấy sợ hãi, cố gắng nhịn đại tiện khiến cho táo bón trở thành một vòng luẩn quẩn tái đi tái lại với mức độ nặng dần.
Khi bị táo bón cảm giác bụng đầy chướng, khó chịu sinh ra bé chán ăn, ăn không ngon miệng lâu dần sinh biếng ăn, kém hấp thu, hay quấy khóc, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.
Táo bón khiến phân không tống đẩy được ra ngoài có thể làm các chất độc trong phân xâm nhập ngược trở lại qua đường tiêu hóa gây hại cho trẻ đặc biệt ở trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém với các tác nhân gây hại.
Trường hợp xấu là tình trạng táo bón lâu ngày, lượng phân tích tụ lâu trong đường tiêu hóa không được tống đầy gây ra phình đại tràng. Bé rặn nhiều táo bón có thể gây bệnh trĩ hay sa trực tràng ( một đoạn ruột có thể lòi ra khỏi hậu môn).
Để điều trị táo bón bạn có thể làm như sau:
- Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt, nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng mặt khác có thể gây mất nước làm táo bón nặng thêm.
- Có thể cho bé uống nhiều loại nước khác nhau như: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.
-Tăng lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 - 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng. Có thể bổ sung chất xơ từ nhiều nguồn khác nhau trong rau củ quả, các loại ngủ cốc, hạn chế ăn quá nhiều các thức ăn tinh chứa ít chất xơ như bơ, sữa, pho mai.
- Đừng vội hạn chế sữa trong chế độ dinh dưỡng trẻ mà không trao đổi trước với bác sĩ bởi nó có thể dẫn tới việc thiếu hụt dinh dưỡng. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò và cũng thường dị ứng luôn với các protein trong đậu nành. Vì thế việc chuyển từ sữa bò sang sữa đậu nành chưa hẳn đã là giải pháp tốt.
- Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi cầu sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi cầu ở trường).
- Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.
- Không nên cho trẻ uống thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn mạnh khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
Tôi bị ngã sưng một bên mắt vậy làm thế nào để đỡ sưng

nguyễn thị Tâm

(2015/01/06 06:44)

Bệnh Khác
thuot trymo va thuot inbionetdesnol tab co giong nhau khong

cao van bao

(2015/11/05 03:39)