Da Liễu

Chào bác sỹ! Lúc nãy em ghi lộn tên thuốc nên em xin sửa lại. Em bị bệnh chàm, 1 tuần đầu em uống thuốc tây nhưng k hết. Em dc tư vấn uống thuốc nam là Kim Miễn Khang và Yokdon đều là thực phẩm chức năng. Em uống dc 3 ngày thì thấy k còn chảy mủ nữa. Các vết thương khô và đang lột da. Nhưng em thắc mắc là tại sao vẫn nổi mụn nước ở những chỗ khác và nó rất ngứa. Bàn tay e lúc nào cũng đau rát, ê buốt đầu ngón tay. Vậy giờ em phải làm sao để trị ngứa, vì nửa đêm em ngứa ngủ k dc, thức giấc nhiều lần và làm cách nào để bàn tay em k ê buốt nữa. Vì em bị chàm cả bàn chân và bàn tay. Em có xức oliu 2 ngày/ lần. Có khi em rửa oxi già rồi xức, có khi em rửa nước muối rồi xức, vậy cái nào sẽ tốt hơn? Em cám ơn bác sỹ!

Ngọc Thùy

(2013/10/16 05:09)

Chào bạn!
\nNguyên nhân của chàm hiện nay chưa rõ. Có thể do cơ địa dị ứng, do kích thích của hoá chất như nước rửa chén, bột giặt, cao su, kim loại (chàm tiếp xúc). Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của bệnh chàm. Những người trong cùng một gia đình có thể có nhiều các loại bệnh dị ứng khác nhau như suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm…
Chàm được phân ra làm nhiều loại như:
- Viêm da dị ứng: thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng và có yếu tố di truyền. Bệnh hay gặp ở trẻ em từ 2 - 18 tháng và thường hết khi trẻ đến tuổi dậy thì. Triệu chứng hay gặp là ngứa ở mặt trong khuỷu tay, nhượng chân, mặt. Chỗ bị ngứa có nhiều mụn nhỏ màu đỏ vỡ ra và chảy nước. Ngoài ra da vùng này đóng vẩy và tróc ra.
- Chàm ở tay: gây ra bởi sự kích thích của hoá chất như bột giặt, chất tẩy rửa, găng tay cao su… hoặc không rõ nguyên nhân. Triệu chứng thường thấy là nổi mụn nước và ngứa, da đóng vẩy và tróc vẩy ra. Bệnh thường hết khi không còn tiếp xúc với hoá chất.
- Chàm đồng tiền: vết chàm có dạng tròn như đồng tiền, thường gặp ở người lớn. Chỗ bị chàm ngứa, da bị bong vẩy từng mảng.
- Chàm thể tạng: hay gặp ở những người có cơ địa dãn tĩnh mạch. Da dễ bị kích thích, viêm và chân bị phù.
Điều trị: bệnh thường kéo dài dai dẳng khó điều trị dứt hẳn. Để điều trị cần phải:
- Tránh các nguyên nhân gây kích thích da như: bột giặt, nước rửa chén, hoá chất…
- Chống ngứa bằng các thuốc kháng dị ứng như Chlorpheniramine, Cetirizine…
- Uống các loại vitamine nhóm B, C.
- Nếu có bội nhiễm dùng thêm kháng sinh.
- Corticoid bôi tại chỗ.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Trường hợp của bạn nên ngâm tay chân trong nước muối loãng, vì rửa thường xuyên bằng oxy già càng làm cho da tay, chân khó liền và khô hơn.
\nChúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan