Miễn Dịch - Dị Ứng

Chào bác sỹ !rnEm năm nay 23 tuổi, em có vấn đề khi uống rượu bia, khi uống rượu bia vào ng em nổi mẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Nổi nhiều ở bụng, thắt lưng, mông, nổi ít hơn ở cổ tay và chân. Nếu em không uống thuốc gì thì khoảng 1 tuần sau sẽ khỏi, em ra tiệm thuốc tây mua thuốc uống thì khoảng 4 5 ngày sẽ khỏi. Trong thời gian bị dị ứng thì ngứa ngáy như có kim chích vào ng, đặt biệt là ờ lưng. Nếu thời tiết mát mẻ thì đở hơn, trời nóng rất khó chịu. rnLúc trước thì em hạn chế uống rất nhiều, 1 năm có khi chỉ uống 3 4 lần, chỉ uống khi không thể từ chối, em phát hiện mình bị khi em học lớp 12 ( cách đây cũng 6 năm rồi ) rnEm ăn đồ biển tốt, ko bị dị ứng với bất kì loại thức ăn nào, chỉ uống rượu bia là bị. rnEm muốn hỏi bác sỹ là bệnh của em là do đâu, em nghe nhiều ng nói là do gan em bị nóng, ko lọc được chất cồn, không biết có phải không ? rnVà bệnh này có cách trị dứt diểm không, vì em vừa đi làm được 2 tháng, có khi gặp đối tác không thể từ chối được ( em uống ít hay nhiều cũng bị, uống 1 ly bia hay 1 ly rượu cũng bị ) và bị thì ảnh hưởng nhiều đến những ngày sau đó. rnNếu không có cách trị dứt điểm, không biết có cách nào có thể hạn chế ( thuốc uống trước và sau khi uống rượu bia chẳng hạn ) rnMong bác sỹ giải thích rõ giúp em. Em chân thành cám ơn !

Nguyễn Anh Hào

(2013/10/03 20:01)

Chào bạn, quá trình trao đổi chất của cơ thể chính là phương cách tốt nhất để đào thải chất độc ra ethanol ra khỏi cơ thể. Một số loại rượu bia có thể bị đốt cháy bởi năng lượng của cơ thể, chuyển đổi rượu thành nước và cacbon dioxit. Một số cồn sẽ bốc hơi qua hơi thở và nước tiểu (10%). Gan lúc này có nhiệm vụ rất quan trọng. Gan giải độc gần như 90% chất ethanol trong máu. Khi đốt cháy cồn cũng đồng thời làm cho mạch máu bị giãn ra tại chỗ và dần trở nên giòn hơn, về già dễ bị tai biến mạch máu (vỡ động mạch, tắc vón cục trong mạch máu).
Bình thường cơ thể một người có thể giải độc được 10 gram ethanol mỗi giờ.\n Những người có tửu lượng cao sẽ có một lá gan hoạt động mạnh hơn và tốc độ chuyển hóa của có thể nhanh gấp 3 lần bình thường.\n Những người bị bệnh gan sẽ không thể uống được rượu vì gan không xử lý và chuyển hóa ethanol ra khỏi cơ thể. Những người bị bệnh gan mãn tính có thể hư tổn toàn bộ chức năng gan vì uống bia rượu. Đối với bệnh nhân xơ gan, các tế bào gan có thể ngưng hoạt động vì ethanol làm khóa chặt các mạch máu đến gan. Vì thế, đối với bệnh nhân bị gan thì không nên uống rượu, cho dù đó là một lượng rất ít.\n Lưu ý rằng tốc độ phân hủy cồn không thay đổi trong giới hạn nhất định. Tốc độ phân hủy cồn không tăng lên vì hay uống rượu. Hiệu ứng quen với cồn thường được nhìn thấy ở những người nghiện rượu không do phân hủy cồn nhanh mà là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng chất độc cao hơn.\n Trên thực tế, không có một phương pháp y học hay kinh nghiệm dân gian thần diệu nào có thể giúp cơ thể hoàn toàn không bị ảnh hưởng trực tiếp sau khi dùng bia, rượu. Song, một vài "bí quyết" dưới đây có thể giúp giảm nhẹ các tác hại.
\n Trước khi uống, lưu ý : Đừng uống khi bụng đói, vì lúc không có thức ăn trong dạ dày, cơ thể sẽ hấp thu chất cồn nhanh hơn.\n Đừng uống quá sức. Thí dụ : hai người cân nặng bằng nhau, cùng uống một số lượng bia, rượu như nhau, nhưng có thể sẽ có một người bị say nhiều hơn.\n Sau khi uống và trước khi đi ngủ, nên : Uống 1 ly nước đầy.\n Ngày hôm sau, khi thức dậy, hãy : Uống nước trái cây ép ( đừng dùng nước chanh hay cam là loại quả có chứa nhiều axít ) hoặc mật ong. Chất đường sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất cồn dễ dàng hơn.\n Dùng một chén súp nóng hay nước thịt hầm, giúp cơ thể bù lại lượng muối và kali đã bị mất.\n - Giải rượu bằng dấm ăn: Khi say rượu, uống ngay 25ml dấm ăn hoặc đun sôi 50ml dấm ăn, 25g đường đỏ và 3 lát gừng để uống.\n Có người đã dùng Aspirin hoặc uống nước soda để giải rượu. Cách này không khác nào tự sát. Uống Aspirin cùng với rượu có nguy cơ làm xuất huyết dạ dày. Còn uống nước có gas với rượu sẽ làm cho cồn etylic chạy khắp cơ thể, sinh ra lượng anhydric cacbonic lớn, gây nguy hại đến dạ dày, gan, thận, tim và huyết quản, làm tăng huyết áp, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.\n Dấm là dung dịch axit axetic 5%, khi uống vào sẽ tiến hành phản ứng tạo thành este với rượu (cồn etylic) nên nồng độ rượu giảm xuống. Gừng là chất có tác dụng giảm co thắt ruột và chống nôn.\n - Giải rượu bằng chanh: Vắt chanh tươi một quả lấy nước cho uống, hoặc thái lát mỏng ăn luôn. Trong chanh có hàm lượng axit xitơric cao sẽ este hoá rượu, làm giảm nồng độ rượu.\n - Uống cà phê: Pha cà phê đặc, uống không đường sẽ tỉnh rượu nhờ chất cafein có trong cà phê.\n - Uống trà đặc: Trong chè có axittonic, cafein là những chất có tác dụng giải độc rượu rất tốt.\n - Vỏ cam, vỏ quýt: Nếu là vỏ cam, vỏ quýt tươi, lấy mỗi thứ 20g cho vào ấm sắc kỹ với 300 ml nước cho uống vài lần. Nếu là vỏ cam quýt khô, lấy 30g sao cho giòn, tán vụn, cho thêm 2-3 quả mơ sắc lấy kỹ rồi uống sẽ giã rượu. Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan