Bệnh Khác

Chào bác sĩ, hôm trước em có đi xét nghiệm máu và chụp Xquang thì được chuẩn đoán là viêm họng + rối loạn tiền đình Nhưng kết quả khiến em không thực sự yên tâm, vì ngoài các triệu chứng như hơi chóng mặt nhất là khi vào văn phòng kín, thì nó không giải thích được các triệu chứng khác. Ngày 14/8, em quan hệ tình dục có dùng BCS với một người lạ, 12 ngày sau xuất hiện những vết tròn tụ máu nằm ẩn dưới da, 1 tuần sau lặn, để lại vết thâm. (bắt đầu stress nhẹ). Mấy ngày sau thỉnh thoảng hơi đau họng (không rõ ràng). Gần một tháng sau ngày có nguy cơ (10/9), bắt đầu có dấu hiệu chóng mặt trong giờ làm việc. Bắt đầu stress, không thường xuyên kiểm soát được trạng thái lo âu về dấu hiệu bệnh. Đúng một tháng sau (13/9), bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi và đau nhức nhất là vùng lưng vai, người thỉnh thoảng hơi nóng và không phải dùng thuốc cảm, không nhức đầu. Bắt đầu stress khá nặng, cảm giác lo âu thường trực khiến em luôn có cảm giác đói và thèm ăn. Đến bây giờ, sau hai ngày uống thuốc tiền đình, tình trạng chóng mặt trong giờ làm đỡ hơn. Nhưng các triệu chứng đau nhức mệt mỏi vẫn còn, sụt cân và một sốt nốt tụ máu xuất hiện trở lại ở vị trí mới, rất ít, trong khi các vết thâm cũ vẫn còn, hầu như không ngứa. Xin bác sĩ lời khuyên để em tự trấn an mình trong khi chờ đợi ngày xét nghiệm HIV.

Đỗ Anh Thương

(2013/09/20 14:43)

Chào bạn,
Về vấn đề có nốt đỏ dưới da, thì trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra và có nhiều thể khác nhau, tôi cung cấp một số thông tin bạn có thể xem xét trường hợp mình:
Hai biểu hiện thường thấy là nốt bầm tím hay mảng tím hỗn hợp. Các nốt xuất huyết dưới da thường có đường kính khoảng một vài milimét, có thể lớn hơn, màu đỏ, phẳng với mặt da, dùng miếng kính màu trắng ấn lên vùng nốt xuất huyết hoặc căng da thì nốt bầm tím ấy vẫn không mất đi và thường dấu hiệu này giảm dần, biến đi mất trong vòng 3 đến 5 ngày, khác với chấm xuất huyết do muỗi cắn sẽ biến mất khi đè lên lam kính trắng. Với các sang thương là mảng xuất huyết thì có đường kính lớn hơn 1cm, màu sắc của mảng xuất huyết dưới da biến đổi theo thời gian, lúc đầu có màu đỏ sẫm, sau trở thành tím, rồi chuyển thành màu xanh và cuối cùng chuyển thành màu vàng rồi mất hẳn; mảng xuất huyết không nổi gờ trên mặt da, không ngứa, không đau, ấn phiến kính trắng nhìn qua mặt kính hoặc căng da sẽ không mất màu của mảng xuất huyết. Tuy nhiên, cũng rất dễ nhầm nốt hay mảng xuất huyết với một số triệu chứng có dạng xuất huyết dưới da như nốt ruồi son, có và tồn tại từ lâu, không mất đi theo thời gian; u mạch máu phẳng - trong dân gian gọi là bớt son - có biểu hiện bớt màu đỏ tươi, không đau, không ngứa; ổ máu tụ d¬ưới da, sang thương làm da nổi phồng lên thành cục chắc và đau, bên trong chứa đầy máu.
Chẩn đoán và xử lý
Về chẩn đoán, với triệu chứng xuất huyết dưới da thì không cần thiết bị kỹ thuật cao hay thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm, chỉ cần nhìn thấy các vết bầm sậm màu hay đỏ dưới miếng kính trắng không bị mất đi là có thể chẩn đoán được. Tuy nhiên để chẩn đoán nguyên nhân xuất huyết dưới da thì không đơn giản, đòi hỏi phải có nhiều xét nghiệm hay những kỹ thuật chuyên biệt, vì có rất nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng này, nên tùy theo tình trạng mà bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm máu có liên quan, một số xét nghiệm thường được ứng dụng như thử thời gian máu đông - máu chảy, số l¬ượng tiểu cầu, chất lượng và hình thái tiểu cầu, định lượng fibrinogen, tỉ lệ prothrombin..., hoặc xét nghiệm đặc hiệu như xuất huyết dưới da do bệnh sốt xuất huyết hay xuất huyết trong ung thư máu... Về xử lý, tùy theo nguyên nhân mà xử lý thích hợp. Thông thường các xuất huyết dưới da do chấn thương dạng nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày, có thể ngậm thuốc tan máu bầm; nếu nặng, tụ nhiều máu dưới da có thể phải chỉ định phẫu thuật lấy máu bầm ra, tăng cường sức bền của thành mạch bằng vitamin C, PP. Tuy nhiên xuất huyết dưới da là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, do vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây ra, cần đến bệnh viện có chuyên khoa mạch máu hay huyết học để làm một số xét nghiệm cần thiết, giúp chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Còn vấn đề lúc nào bạn cũng cảm thấy mệt mỏi có thể là do bạn quá lo lắng nên ảnh hưởng đến tâm lí và mọi sinh hoạt trong ngày, lúc nào bạn cũng lo nghĩ, kèm theo đó là ăn không ngon, ngủ không yên và hậu quả tất yếu là sụt cân, mệt mỏi thường xuyên. Do vậy điều đầu tiên là bạn phải cải thiện chế độ sinh hoạt hằng ngày, ổn định tâm lí, lạc quan. Nếu trong một thời gian dài đã làm tốt vấn đề trên mà bệnh không cải thiện thì bạn nên đi kiểm tra tổng quát để tìm ra nguyên nhân.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
Tại sao vùng trán của em lại nhô lên ở phần ngang lông mày.

Nguyễn Tấn Dũng

(2016/06/30 16:11)