Bệnh Khác

Chào bác sĩ! Mấy hôm nay thời tiết thay đổi chân và tay tôi có biểu hiện ngứa râm ran như kiến đốt và giống như có con gì đang bò , đặc biệt cứ đến tối là lại càng ngứa hơn làm tôi hầu như không ngủ được vì ngứa. Chân và tay tôi cũng không có triệu trứng nổi mẩn đỏ, nhìn kĩ cũng không thấy gì trên da. Xin bác sĩ cho tôi hỏi đó là biểu hiện của bệnh gì ? Tôi xin cảm ơn.

Lê Phượng

(2013/09/09 16:14)

Chào bạn,
Vào những ngày đông, thời tiết ở miền Bắc khá lạnh và hanh khô làm cho người bị ngứa xuất hiện phải vào viện điều trị. Tại Viện da liễu Quốc gia và Bệnh viện Da liễu Hà Nội trung bình mỗi ngày có hàng chục bệnh nhân đến khám và điều trị. Vì sao khi mùa đông đến nhiều người lại bị ngứa giống nhau như vậy?
Theo Bác sỹ Đỗ Văn Thành, Phó trưởng khoa Khám bệnh (Viện Da liễu Quốc gia-Bộ Y tế), các hiện tượng nói trên thuộc nhóm bệnh viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa gồm hai loại: Urtica (hay còn gọi là nổi mày đay) và da khô mọc mụn, đóng vẩy (á sừng). Nhóm bệnh này không nguy hiểm lắm nhưng có tỷ lệ dị ứng cao. Nguyên nhân là do cơ địa, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, môi trường tác động thì dễ xuất hiện như: môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết, trời lạnh, nóng, hoặc khi ăn các thức ăn lạ….\n Bệnh mày đay có hai dạng: cấp tính và mạn tính. Mày đay cấp tính xảy ra đột ngột khi gặp lạnh và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể, biểu hiện các nốt sẩn, phù nề màu đỏ như vết muỗi đốt. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Nốt sẩn ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ rồi lặn. Bệnh có thể biểu hiện viêm đường ruột gây đau bụng, nôn, tiêu chảy, viêm phổi gây khó thở hoặc hen, thậm chí xảy ra ở tổ chức não gây phù nề rất nguy hiểm. Mày đay mạn tính xảy ra khi bệnh xuất hiện kế tiếp nhau nhiều lần hoặc cách quãng, không kể số lượng nốt sẩn nhiều hay ít. Mày đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như: mày đay thành vòng, thành vạch, mày đay xuất huyết, mày đay mụn nước. Loại bệnh thứ hai là: bàn chân bàn tay mọc nhiều mụn khô nổi lên bề mặt da,gây ra nứt nẻ và rất ngứa, khó chịu. Tỷ lệ người mắc các triệu chứng này tương đối cao do nhiều yếu tố tác động như: thời tiết khô hanh, môi trường nước, nhất là môi trường có kiềm: xà phòng, nước rửa bát, dầu gội đầu, thuốc trừ sâu, nước cọ rửa nhà tắm,…Nghĩa là các loại nước có hoá chất thì làm cho tay chân phản ứng mọc nhiều mầm mụn. Đến khi vỡ thì da sẽ bị đóng vẩy gây ngứa. Nguyên nhân là do trời lạnh, chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế nên làm cho da bị khô. Chính vì vậy mà mùa đông, thường có nhiều người bị ngứa bởi căn bệnh này cao hơn các mùa khác.\n Theo các bác sỹ da liễu thì điều trị các bệnh này không hề khó khăn. Với những trường hợp bị nổi mày đay thì có thể làm giảm cơn ngứa bằng cách bôi các loại kem trị ngứa ngoài da thông thường. Nếu không chữa trị thì dần dần các nốt sần đỏ trên da cũng sẽ tự tiêu nhưng thời gian chậm hơn so với chữa trị. Đối với trẻ em, ngoài điều trị bôi các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ thì nên dùng lá chè xanh đun lên lấy nước tắm cho cháu cũng sẽ đỡ ngứa…Đối với những trường hợp nổi mụn và khô nứt nẻ trên tay chân thì có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho da thường xuyên, hạn chế sử dụng nước quá nóng. Đặc biệt, khi trời lạnh, những ai có da khô thì cần tránh tiếp xúc nhiều với môi trường có nhiều hoá chất. Có thể đi găng tay để bảo vệ cho da đỡ bị khô và nứt nẻ bởi tác động của các loại hoá chất. Bác sỹ Nguyễn Quỳnh Hương, Viện Da liễu Quốc gia cho biết thêm, với những trẻ em bị ngứa do thời tiết thì có thể nấu lá chè xanh lấy nước tắm cho bé cũng sẽ giúp giảm cơn ngứa.\n Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sỹ, mặc dù bệnh này không nguy hiểm và có thể chữa trị tại nhà, nhưng nếu bị ngứa trong thời gian dài không khỏi thì nên đến bệnh viện để khám và điều trị theo sự hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa. Như vậy sẽ tránh được các hiện tượng nhiễm trùng, biến chứng nguy hiểm khác.\n Bạn nên đi khám tại bệnh viện chuyên khoa da liễu hoặc phòng khám da liễu uy tín để được thăm khám trực tiếp và tư vấn điều trị.
Chúc bạn sức khoẻ.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
Làm thế nào để có thể cao hơn thưa bác sĩ

Việt

(2016/05/22 02:09)