Bệnh Khác

rnrnXin chào Bác sĩ:rnTôi sinh năm 1979, bạn tôi sinh năm 1978.rnTrước đây tôi không có ý định lập gia đình vì tôi bị bệnh dãn phế quản mãn tính từ năm tôi 7 tuổi và từ từ đó tới giờ tôi đã dùng những loại kháng sinh rất mạnh để trị bệnh tuy nhiên tôi đều được các bác sĩ ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Chợ Rãy cho biết bệnh tôi không thể trị khỏi. và vào năm 2005 tôi đã phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy cắt bỏ 1/3 thùy dưới phổi trái, đến nay những lúc trở trời thì tôi vẫn thường mệt và nếu làm việc nhiều thì thỉnh thoảng tôi ho có ra máu tươi nhưng cũng tự khỏi tôi hỏi các bác sĩ nói bệnh của tôi là vậy. Hiện tại tôi không có dùng thuốc tây nữa mà tôi dùng Đông Trùng Hạ Thảo để bồi bổ, vì bác sĩ điều trị bệnh cho tôi cũng khuyên tôi nên tái khám 6 tháng 1 lần vì bệnh đã ổn, nhưng nếu như để có con thì không tốt lắm vì sự hô hấp của tôi không tốt cho mang thai sinh sản mặc dù bệnh tôi là không duy truyền cho con.rnCòn bạn Trai tôi thì bị ung thư da giai đoạn đầu phát hiện và điều trị hơn 1 năm nay hiện tại cũng ổn, nhưng mới vừa phát hiện khói u mở là lành tính có thể phẩu thuật được. Nhưng không biết có phải do thời gian dùng thuốc điều trị ung thư da hay không mà bạn tôi cứ hay mệt tuột huyết áp.rnChúng tôi cũng như bao người khác chúng tôi thực sự thương yêu nhau và muốn đến với nhau cũng muốn có con, vậy xin cho tôi hỏi bệnh ung thư của bạn tôi như vậy sau này có duy truyền cho con không? Làm thề nào chúng tôi có thể có 1 đứa con khỏe mạnh? Và đối với tôi mang thai phải chăm sóc thế nào cho sức khỏe của tôi? Chứ tôi nghe bác sĩ điều trị cho tôi ỡ bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch nói nếu tôi mang thai thì có thể phải đi bệnh viện suốt vì sợ thiếu hô hấp.rnXin cho tôi được lời khuyên và hướng dẫn để chúng tôi có thể có 1 gia đình.rn rn

hanh dung

(2013/08/30 03:06)

Chào bạn,
Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng giãn không hồi phục của cây khí phế quản, có thể GPQ khu trú chỉ ở một vùng của phổi, tuy nhiên, phần lớn các trường hợp GPQ là giãn lan tỏa, bị cùng lúc khắp các vị trí lòng phế quản ở cả hai bên. Do lòng phế quản bị giãn rộng, các lông chuyển ở đường hô hấp bị tổn thương, do vậy ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc vận chuyển đờm và các chất tiết đường hô hấp ra ngoài.
Khi chất tiết, dịch đường hô hấp bị ứ đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn đường hô hấp, quá trình nhiễm khuẩn này lại gây tổn thương niêm mạc đường thở, làm cho tình trạng GPQ ngày một nặng thêm.
Các biểu hiện của bệnh
Nhiều đờm: Là dấu hiệu gợi ý chẩn đoán, những bệnh nhân điển hình, có thể thấy khạc đờm rất nhiều, mỗi ngày có thể khạc ra tới 500ml, thậm chí có trường hợp khạc ra đến 1 lít đờm mủ. Đờm có thể có mùi hôi, thối, màu xanh, vàng hoặc đục như mủ.
Ho ra máu: Ho, khạc ra máu lẫn đờm, lượng máu có thể ít (dưới 50ml) hoặc nhiều (> 200ml). Có trường hợp máu có thể ộc ra, gây tắc nghẽn đường thở, làm bệnh nhân khó thở dữ dội và có thể tử vong.
Khó thở: Đây cũng là biểu hiện khá thường gặp, một số bệnh nhân có thể có khó thở với tiếng cò cử, làm nhầm tưởng với bệnh hen phế quản.
Bệnh GPQ không thể điều trị khỏi hoàn toàn, các bệnh nhân thường chỉ đến viện mỗi khi có đợt cấp. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh. Thời gian dùng kháng sinh thường từ 10 - 15 ngày. Những trường hợp GPQ rất nặng, thời gian dùng kháng sinh có thể kéo dài hơn, thậm chí tới 1 tháng.
Dẫn lưu đờm là liệu pháp điều trị rất quan trọng, có thể coi có tầm quan trọng như dùng kháng sinh. Các biện pháp dẫn lưu đờm thường hay dùng bao gồm: Hướng dẫn cho bệnh nhân cách ho, khạc đờm sâu và vỗ rung lồng ngực, kết hợp dẫn lưu tư thế hàng ngày. Mỗi lần làm kéo dài 15 - 20 phút, ngày làm từ 2 - 3 lần. Việc vỗ rung và dẫn lưu tư thế tiếp tục được duy trì tại nhà cho bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân có khó thở, nghe phổi có ran rít, ngáy, bệnh nhân thường được dùng thêm các thuốc GPQ đường uống hoặc khí dung hoặc kết hợp cả hai. Các thuốc có thể được dùng bao gồm các thuốc GPQ: salbutamol, terbutaline, thuốc kháng cholinergic, theophylline, bambuterol...
Cần nhấn mạnh GPQ là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Việc điều trị GPQ chủ yếu nhằm ngăn ngừa, điều trị các đợt bùng phát do bội nhiễm. Tuy nhiên, người bị GPQ không nên bi quan, nhiều bệnh nhân có cuộc sống và sinh hoạt gần như người khỏe mạnh do tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn của thầy thuốc.
Cần phải làm gì để phòng bệnh?
Cần tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn điều trị của thầy thuốc: Tiêm vaccin phòng cúm hàng năm và tiêm vaccin phòng phế cầu\n Mùa lạnh nên giữ ấm cổ, giữ môi trường trong nhà luôn sạch, thoáng, khô. Khi đi đường nên đeo khẩu trang để tránh bụi. Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp, răng miệng. Nếu bị viêm mũi, xoang cần điều trị dứt điểm, tránh biến chứng sang GPQ.
Vệ sinh răng miệng, bộ phận tai, mũi, họng. Điều trị sớm các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản cấp, áp-xe phổi cấp và mạn. Tránh tiếp xúc với các chất độc gây hại cho phổi. Rèn luyện thân thể thường xuyên để tăng sức đề kháng của cơ thể (thể dục thể theo liệu pháp, tập thở). Giữ ấm cổ ngực, đề phòng các đợt bội nhiễm khi đã bị giãn phế quản.
Khi phụ nữ mắc bệnh m

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan