Bệnh Khác

Chào bác sỹrnrnCon trai cháu được hơn 9 tháng, bé nặng 10.2kg. Hồi bé được 3 tháng tuổi có nổi 1 hạch ở xương đòn (gần cổ và vai), lúc đầu hạch bé sờ không thấy đau sau to dần, đỏ, mềm ( như nhọt lớn) cháu có đưa bé đi khám ở viện nhi thì bác sỹ chuẩn đoán hạch đó là áp xe (nguyên nhân có thể do tiêm phòng lao mà bị) sau đó làm các xét nghiệm khi hạch đó vỡ thì bác sỹ cho trích. Bé nhà cháu đã trích hạch đó được 4 tháng nay mà hạch đó chỉ liền miệng nhưng nhìn vẫn đỏ và sờ vào vẫn thấy cứng cứng chứ không được mềm trở lại. Xin hỏi bác sỹ vết mổ của bé nhà cháu như vậy liệu đã khỏi được chưa ạ?rnrnGiờ ở nách bé nhà cháu lại xuất hiện 1 hạch bé như hạch trước và sờ không đau. Bác sỹ cho cháu hỏi hạch đó xuất hiện do đâu, có phải do ảnh hưởng của hạch trước không ạ và có sao không ạ? Cháu có đưa bé đi khám lại ở viện nhi, nhưng bác sỹ chỉ nhìn qua và tư vấn cho cháu chung chung. Cháu rất lo lắng không biết phải theo dõi và chữa cho bé thế nào cho khỏi.rnrnCháu rất mong tư vấn của bác sỹ.rnrnCháu cảm ơn bác sỹ nhiều.

Nguyễn Thị Vân Anh

(2013/08/26 15:28)

Chào bạn!
Áp xe là một nhiễm trùng khu trú sâu trong da, có chứa mủ, do tế bào và các bạch huyết cầu bị chết sau những trận chiến đấu với các vi trùng đột nhập vào cơ thể tạo thành (thường là loại tụ cầu khuẩn staphylocoque). Điểm cơ thể bị áp xe thường cách với các cơ và mô lành khác bởi một vùng bị tấy đỏ. Áp xe ở dưới da. Chúng ta có thể theo dõi dễ dàng sự tiến triển của nó. Trong giai đoạn đầu, khi mủ đang hình thành và tụ dần vào một điểm, lớp da ở đó bị tấy đỏ, nóng, sưng và đau nhức. Khi mủ đã tích tụ lại một nơi, vùng này trở nên mềm hơn - nếu là cái nhọt, người ta thường nói nhọt đã "chín" - Lúc này, cần phải nhể hay chích để cho mủ thoát ra ngoài. Nếu ta không làm thế, áp xe cũng có thể tự vỡ. Khi mủ đang tích tụ lại, người bệnh thấy đau, nhức và có thể sốt.
Tóm lại, có thể nhớ 4 triệu chứng đặc trưng là: sưng - nóng - đỏ - đau. Trên đây là sự mô tả hiện tượng bị áp xe "nóng". Có khi sự tiến triển của áp xe rất chậm và lâu khiến người bệnh không chú ý: Đó là loại áp xe "nguội".
Da của trẻ sơ sinh và của trẻ em rất mỏng manh, một vết xước nhỏ, một mũi kim chích cũng có thể mở đường cho sự viêm, nhiễm.
Do đó, để phòng bệnh cho các cháu, cần phải giữ gìn cho da các cháu luôn sạch sẽ. Phải rửa sạch các đồ chơi. Người lớn tiếp xúc với các cháu cũng phải chú ý có đôi bàn tay sạch. Nếu thấy có chỗ nghi cháu bị viêm nhiễm, phải đưa cháu tới bác sĩ. Trong khi chưa có bác sĩ, có thể lau hoặc đắp lên chỗ bị viêm bằng những miếng gạc tẩm nước ấm có pha cồn để làm giảm đau và hạn chế khu vực bị viêm.
Áp xe là điểm bị viêm nhiễm, dù nhỏ cũng không nên coi thường, vì đó là cửa vào của các vi trùng. Chúng có thể định cư ở đấy hoặc phát triển tới mọi nơi khác của cơ thể gây ra các bệnh khác như viêm xương, viêm phổi v.v... Trường hợp của bé nhà bạn bác sĩ chuẩn đoán hoàn toàn chính xác. Bạn nên đưa bé đi tái khám để được điêu trị triệt để.
Chúc bé mau khỏe và hay ăn chóng lớn.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
chau duoc 4 tuoi.muon bo sung DHA.loai nao tot

nguyen thi hang

(2014/06/10 18:49)

Bệnh Khác
con trai e 10 tuoi nhung tinh hoan khong phat trien.bs tu van giup e.

bui dang tin

(2014/08/31 15:14)