Bệnh Khác

rn Bác sỹ hãy cứu cháu! Mong bác sỹ hãy lắng nghe hết tình trạng bệnh của cháu.rnCháu tên là Minh Anh, 24 tuổi. Tháng 4 năm 2010 cháu bị cắt đoạn đại tràng lên và một đoạn ruột non do lồng ruột bị hoại tử ở bệnh viện Xanhpon. Nguyên nhân lồng ruột cháu không biết chính xác vì trong bệnh án chỉ ghi: “cắt đoạn đại tràng lên do lồng ruột hoại tử sớm”, còn một bác sỹ mổ bảo do u làm xoắn các đoạn ruột, một bác sỹ mổ khác lại không bảo do u.rnTrước khi bị cắt cháu đau bụng trước đó 3 tuần.rn Lúc đầu đau lúc bên phải, lúc đau bên trái, đau từng cơn dữ dội quanh rốn, lúc đau âm ỉ; đi ngoài một chút, bồn nôn và nôn ra thức ăn, khi đói nôn cả dịch mật. Cháu đi khám bác sỹ chuẩn đoán cháu bị "Hội chứng ruột kích thích" kê thuốc men tiêu hóa, thuốc giảm đau. Sau một tuần không đỡ bệnh đau nhiều hơn,sụt 2kg ăn uống kém đi khám lại người ta cho cháu đi nội soi dạ dày kết luận bị: chợt loét dạ dày do vi khuẩn HP. Cháu uống thuốc kháng sinh, thuốc chống loét, men tiêu hóa, thuốc giảm đau.rnMột tuần sau cháu không thấy đỡ, vẫn đau như vậy cháu đổi kháng sinh trị dạ dày nặng hơn. Không đi học được, Cháu ở nhà truyền dịch, nằm nghỉ. Lúc này cháu bị đi ngoài phân lỏng, màu nâu thâm, mùi khẳm. Phân có ít thôi nhưng cháu thấy đỡ đau hơn nên chủ quan không đi khám. 3 ngày sau cháu đi học, đến chiều thì đột nhiên cháu nôn, đau bụng dữ dội và khủng khiếp, người nguột đi, nôn liên tục ra hết thức ăn rồi đến dịch mật. Được cấp cứu ngay tại bệnh viện Bác sỹ cho đi làm các xét nghiệm, chụp X-Q không phát hiện ra bệnh và nghi là tắc ruột. Đến 10h đêm tức là khoảng 6h sau đó cháu được chỉ định mổ cấp cứu, rồi cháu ngất đi không còn biết gì.rnCháu được biết trong bệnh án có ghi : chỉ định mổ nọi soi người ta phát hiện khối lồng ruột, thử bơm hơi tháo lồng nhưng thất bại. Chỉ định mổ mở: cắt đoạn đại tràng lên do lồng ruột hoại tử sớm.rnSau mổ cháu rất yếu và mệt thể trạng suy kiệt cân nặng cháu còn 30kg/ 1m51cm. Cháu nằm viện 22 ngày truyền dịch, đạm, tiêm kháng sinh, thuốc bổ gan và 12 chai Abumin.rnSau mổ 3 ngày cháu mới trung tiện đi ngoài nhưng phân lỏng màu nâu , mùi khẳn kinh khủng hỏi bác sỹ thì bác sỹ trả lời cháu do ứ dịch, đi hết phân thì sẽ khỏi. Tiếp đó cháu sốt 3 ngày liên tục 38, 390C bác sỹ trả lời cháu có thể do dịch sốt. Gia đình cháu rất cẩn thận cho cháu ăn uống, chỉ cho cháu ăn cháo mẹ cháu tự nấu ở một nhà người quen ngày 2 lần, nấu bữa nào ăn bữa đó và uống một chút sữa Ensure nhưng tình trạng đi ngoài của cháu không giảm. Cháu vẫn đi ngoài như vậy phân nhiều nước, ăn một lúc là bị đi ngoài. Bác sỹ kê Ganidan 3vỉ, ngày uống 8 viên chia 2 lần, vẫn không đỡ.rn22 ngày sau cháu ra viện bác sỹ kê Ftig 2 hộp, Flagyl 30 viên về nhà vẫn không ăn thua gì. Cháu ăn cháo, hoa quả, uống men tiêu hóa. Dần dần tình trạng đi ngoài đã đỡ hơn, phân lổn nhổn màu vàng, trắng trắng có khi thay đổi theo mầu thức ăn. Phân có dịch nhầy mũi, mùi khẳm, đoạn cuối có bọt. Cháu chỉ ăn thị lạc với rau luộc mà vẫn đi ngoài như vậy, nếu ăn thức ăn lạ: tôm, cá, trứng… một ít bằng đầu ngón tay cái hay ít uống sữa Enure là chỉ một lúc sau cháu đi ngoài liên tục đến khi hết phân thì thôi. Bụng sôi liên tục đặc biệt sau ăn kèm theo là các quai ruột nổi. Cháu tăng lên được 33Kg người mệt mỏi hay hoa mắt chóng mặt.rnSau 1 tháng ra viện bác sỹ kê cho cháu Biolactim 40lọ, Lyviton 2 hộp.rnUống không đỡ tháng 6/2010cháu tiếp tục đi khám bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm máu, phân, siêu âm kết quả: Thiếu máu nhẹ, còn lại các chỉ số bình thường, soi tìm nấm(-), Vi khuẩn Gram (-): 70%, Vi khuẩn Gram (+): 30%, nấm men(-), Bạch cầu đa nhân(-), Hạt mỡ(+++). KL: Rối loạn tiêu hóa. Bác sỹ kê: Smecta 3g x 30gói, Atibio 1g x 30 gói, Spasmaverin 40mg x 30 viên.rnThuốc tây không đỡ tháng 8/2010 cháu chuyển sang đi khám đông y tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương uống thuốc nam Bình vị tan 5g x 5 hộp ngày uống 3 gói chia 3 lần, Kiện vị bổ trung 5 gói ngày uống 30g chia 2 lần.rnSau tất cả các phác đồ điều trị dần dần theo thời gian cháu cũng đỡ được phần nào. Dừng một thời gian đến tháng 11/2010 cháu đi tư vấn khám phòng khám tư tại Hà nội bác sỹ kê cho cháu Smacta 20 gói ngày uống 2 gói x 2 lần, Biotop 20 viên 2viên x 2 lần, Doritoua 30 viên, Trimal 30 viên 3 viên x 3 lần.rnUống hết thuốc cháu vẫn tìm hiểu cách ăn uống qua mạng, ăn sữa chua.. cứ dừng một thời gian cháu lại uống bổ sung men tiêu hóa, dừng lại uống: Bioacemin, Bidisubtilis, Antibio, men TH ốngrnĐến tháng 2/2011 tự dưng cháu bị đau khớp chân đến mức độ không đi được cháu uống thuốc giảm đau khớp trong lượng cho phép rồi dần ừ đau khớp chân sang đau lung. Cháu đi khám 4 lần, chiếu chụp X- Q, thậm chí chụp cắt lớp vẫn không phát hiện ra bệnh gì cháu kiên trì uống thuốc bác sỹ kê, thuốc tây không đỡ sang thuốc nam không đỡ rồi đau gần 1 năm tự dưng lại không thấy đau nữa.rnCháu vẫn đi học rồi thi tốt nghiệp ra trường tháng 10/2010 cháu về quê nghỉ ở nhà đợi việc đến tháng 9/2011. Công việc ở quê của cháu không có gì vất vả nhiều. Bệnh theo thời gian đỡ dần dần những vẫn kinh khủng, cháu chỉ ăn được rau luộc với thịt lạc, cứ hôm nào ăn một chút tý ty mỡ, cá, trứng, tôm, bánh kẹo hay gì đó là cháu bị đi ngoài phân lỏng ngay. Cháu không ăn được cỗ trong các đám, hội hè hay chỉ là tụ tập bạn bè. Ăn vào là bụng sôi ùng ục và đi ngoài phân lỏng mùi khẳn, có bọt.rnTháng 2/2012 cháu có uống thuốc tp chúc năng Trùng thảo Sâm nhung 2 lọ và cùng với thời gian đó cháu ăn uống khá hơn tăng được lên 40 Kg rồi cháu không uống nữa vì thấy không yên tâm nhưng đến tháng 7/2012 thì cháu cứ tự nhiên sụt cân dần dần mỗi tháng sụt 1 Kg, ăn uống tiêu hóa kém đi chút và không tiến triển. Cháu uống thuốc Trùng thảo sâm nhung trở lại nhưng không thấy ăn thua gì cả nên cháu ngưng hẳn.rnTháng 12/2012 mẹ cháu cho cháu đi khám ở khoa khám bệnh quốc tế bệnh viện Việt Tiệp. Bác sỹ cho cháu đi xét nghiệm máu, nội soi đại tràng toàn bộ, chụp CT Scanner 64 dãy ruột non kết quả : thiếu máu nhẹ , nội soi và chụp đều thấy bình thường nên chỉ dặn cháu chế độ ăn và không kiêng thứ gì. Ăn tôm, cua, cá ít một… Nhưng cháu ăn vào là bị đi ngoài ngay, đi phân rất kinh khủng: phân lỏng nhiều nước, màu vàng lổn nhổn thức ăn, mùi khẳn có bọt, bụng sôi ùng ục thi thoảng có nổi các quai ruột, cứ đi ngoài là đau bụng nhưng đi ngoài xong hết đau. Thi thoảng ăn thức ăn không tốt mà không đi ngoài là đau bụng âm âm..rnĐã 3 năm qua bệnh đã đỡ hơn nhưng cháu chưa thể nào như bình thường được. Thậm chí cháu không biết uống thuốc nào để đỡ được. Cháu không ăn được như mọi người mặc dù cháu rất thèm ăn. Cháu không dám đi chơi với bạn bè, đi ăn cỗ, ăn bánh kẹo, đi du lịch… Bây gời mỗi lần đi đâu hay có khách là cháu phải uống men TH, becberin để tránh sôi bụng nhưng sau đó lại đi ngoài hoặc táo bón.rnCháu không biết phải đến đâu chữa, chữa như thế nào nữa. Bây giờ cháu còn được 33 Kg, uống men TH, ăn tam thất hấp mật ong thi thoảng bụng đỡ thì uống thuốc bổ, truyền dịch. Cháu thấy trên mạng có sản phẩm chức năng ALOE mà cháu chưa dám dùng vì cháu từng dùng Trùng thảo sâm nhung, Tảo mặt trời của Mỹ nhưng không kết quả. Cháu nghe nói bệnh của cháu khó khỏi lắm phải đi ghép ruột ở nước ngoài vì cháu bị cắt đoạn ruột dài nênruột mất chức năng, suy giảm chức năng, loạn khuẩn đường ruột do dung nhiều kháng sinh, dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Cháu nuôi hi vọng bệnh sẽ dần khỏi nhưng đã 3 năm rồi cháu sợ và mệt mỏi. Niền vui và hạnh phúc lớn nhất bây giờ của cháu là cháu đã có người yêu, anh ấy rất tốt và rất yêu cháu. Dự định năm sau chúng cháu sẽ cưới nhưng anh ấy không biết những gì đang xảy ra với cháu vì cháu giấu tất cả. Cháu mong bác sỹ tư vấn cho cháu, cháu sẽ không ngại khó ngại khổ. Cháu xin cảm ơn rất rất nhiều.

Nguyễn Minh Anh

(2013/07/10 15:05)

Chào bạn,
Những triệu chứng của người phẩu thuật cắt ruột thường xảy ra ngay sau khi phẫu thuật với biểu hiện là tiêu chảy nặng sau khi ăn uống. Hậu quả của sự suy giảm kha năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột là tình trạng rối loạn tiêu hoá, sụt cân, thiếu máu và thiếu vitamins. Do đó ở bệnh nhân này cần có một chỉ dẫn về bữa ăn hợp lí để hạn chế tối đa các hậu quả của hội chứng ruột ngắn. Bạn nên theo dõi tại nơi bạn phâu thuật vì các bác sĩ nắm rõ nhất tình trạng của bạn cũng như sẽ cho bạn sử dụng bổ sung các vitamin và khoáng chất hợp lý. Bạn nên kiên trì điều trị và phối hợp với bác sĩ để việc điều trị có kết quả. Nên tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn sức khỏe.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
Lá trinh nữ hoàng cung uống chung với trà xanh có được không?

Nguyễn Quốc Tịnh

(2016/05/30 17:14)