Sản Phụ Khoa

Bsi ơi cho cháu hỏi cháu lúc giữa chu kì kinh cháu bị ra khí hư màu vàng đậm có lẫn ít máu rồi sau chuyển sang màu nâu.lúc đấy là thời kì rụng trứng cháu biết.Nhưng lúc hết đến bây giờ thì nó lại ra khí hư màu xanh không mùi không ngứa,không bị ra nhiều.Như thế là cháu bị lsao ạ,mong bsi giúp cháu

Hồng Nhung

(2016/08/06 04:22)

Chào bạn,
Chúng tôi rất hiểu nỗi lo của bạn. khí hư màu xanh kèm với các biểu hiện khác nhau do nhiều nguyên nhân gây nên. Mỗi hiện tượng là một dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm tiềm ẩn nào đó:
- Khí hư màu xanh không mùi kèm theo âm đạo sưng đỏ rất có khả năng viêm âm đạo do nấm Candida hoặc vi khuẩn yếm khí, kỵ khí gây nên.
- Khí hư màu xanh nhạt kèm theo ngứa ngáy vùng âm đạo - âm hộ: viêm phần phụ do nấm hoặc viêm âm đạo do trùng roi trichomonas gây nên, trường hợp này chiếm khoảng 20% so với số ca mắc viêm âm đạo.
- Khí hư ra đặc có màu xanh như mủ, xuất hiện sau khi quan hệ vài ngày, có thể kèm theo đau bụng dưới và cảm giác mệt mỏi, mất sức là triệu chứng của viêm tiểu khung, viêm cổ tử cung sau khi nạo phá thai, sinh mổ hoặc đặt vòng tránh thai.
- Khí hư màu xanh vón cục là biểu hiện của viêm nhiễm vùng kín, viêm tiểu khung hoặc nhiễm khuẩn phần phụ.
- Khí hư màu xanh có mùi hôi, đặc sệt như bã đậu kèm theo ngứa âm đạo là trường hợp cơ quan sinh dục bị nhiễm nấm kèm theo bội nhiễm vi khuẩn.
- Khí hư màu xanh có mùi chua, có thể đau bụng hoặc không rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như ung thư tử cung, cần tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc mới có thể xác định chính xác.
Khí hư có màu xanh đều là dấu hiệu của những viêm nhiễm phụ khoa tiêm ẩn, việc điều trị cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng diễn biến cụ thể của từng bệnh nhân, không có phác đồ điều trị chung cho các hiện tượng khí hư màu xanh, bởi ở mỗi người khí hư màu xanh đi kèm với các biểu hiện khác có thể là một loại bệnh lý khác nhau. Chính bởi vậy, khi phát hiện khí hư màu xanh như các trường hợp nêu trên, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra, tránh tình trạng để lâu kéo dài, các bệnh lý phụ khoa càng diễn biến nặng hơn gây khó khăn cho điều trị và dẫn đến những biến chứng khó lường.
Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau để phòng tránh bệnh: thăm khám phụ khoa định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng/ lần nhằm phát hiện những thay đổi trong cơ thể cũng như bệnh tật một cách sớm nhất có thể; giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ đặc biệt trong những ngày khí hư ra nhiều, ngày hành kinh hoặc trước và sau quan hệ tình dục; vệ sinh âm đạo đúng cách, không sử dụng các loại thuốc rửa âm đạo có chất tẩy quá mạnh và thụt rửa quá sâu làm phá hủy môi trường bên trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập; thực hiện quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn; hình thành thói quan luyện tập thể dục thể thao, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng luôn tốt, tránh cáu giận hoặc kích động.
Thân ái

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan