Máu - Hệ Tạo Máu

Thưa bác sĩ cháu năm nay 19 tuổi nhà cháu có ông ngoại bị vi trùng ăn máu rồi con 2 dì cũng có bị 1 đứa phát hiện từ nhỏ 1 đứa cũng lơn to con nhìn khoẻ mạnh mà tự nhiên nhức dau mắc ói sốt hay sao nhập viện moiws phát hiện bị cháu không biết cháu có bị không ? Cháu thường hay nhức đầu kiểu như say sẩm hơi hơi mắc ói như lúc say xe mà không có nóng sốt gì hết .. Theo bác sĩ cháu có bị không vì giơ cháu lớn rồi nhỏ giờ vẫn bt chỉ hay nhức đầu .. Nếu xét nghiệm ở đâu và bnhiu và bao lâu vậy bác sĩ..

Thuý vy

(2016/08/05 03:14)

Chào bạn,
Để biết có nhiễm khuẩn huyết không, phải dựa trên triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng cụ thể:
a) Lâm sàng\n- Sốt và các triệu chứng toàn thân.\n+ Sốt là triệu chứng rất thường gặp, có thể kèm theo rét run hoặc không. Trong những trường hợp nặng, người bệnh có thể hạ thân nhiệt.\n+ Nhịp tim nhanh, thở nhanh, có thể thay đổi tình trạng ý thức.\n+ Phù, gan lách to.\n- Triệu chứng ổ nhiễm khuẩn khởi điểm:\n+ Nhiễm khuẩn tiêu hóa: Áp xe gan, viêm túi mật, viêm ruột, viêm đại tràng, thủng ruột hay các ổ áp xe khác.\n+ Nhiễm khuẩn sinh dục tiết niệu: Viêm đài bể thận, áp xe thận, sỏi thận có biến chứng, áp xe tuyến tiền liệt.\n+ Nhiễm khuẩn vùng tiểu khung: Viêm phúc mạc vùng tiểu khung, áp xe buồng trứng-vòi trứng.\n+ Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: Viêm phổi, viêm mủ màng phổi, áp xe phổi…\n+ Nhiễm khuẩn mạch máu do các đường truyền tĩnh mạch, các catheter mạch máu, thiết bị nhân tạo nhiễm khuẩn.\n+ Nhiễm khuẩn tim mạch: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, áp xe cơ tim, áp xe cạnh van tim.\n+ Các nhiễm khuẩn da và niêm mạc.\n- Triệu chứng rối loạn chức năng cơ quan: Suy gan, suy thận…\n- Biến chứng: Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.\nb) Xét nghiệm\n- Cấy máu dương tính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, cần lưu ý là kết quả cấy máu âm tính cũng không loại trừ được nhiễm khuẩn huyết, có khoảng 60% nhiễm khuẩn huyết có kết quả cấy máu âm tính. Nên cấy máu 02 lần (đối với cả nuôi cấy hiếu khí và kỵ khí) trước khi điều trị kháng sinh với thể tích máu tối thiểu là 10 ml/mẫu. Tuy nhiên tránh để việc lấy bệnh phẩm trì hoãn việc sử dụng kháng sinh > 45 phút. Nếu lấy 2 mẫu máu đồng thời thì cần lấy ở 2 vị trí khác nhau. Trong trường hợp có catheter mạch máu đã đặt quá 48 giờ, cần lấy ít nhất một mẫu bệnh phẩm qua catheter này.\n- Xét nghiệm huyết học: Số lượng bạch cầu máu ngoại vi > 12 G/l hoặc < 4 G/l hoặc tỉ lệ bạch cầu non > 10%, giảm tiểu cầu (< 100 G/L), rối loạn đông máu (INR > 1.5 hoặc aPTT > 60 giây)\n- Xét nghiệm sinh hóa: Giảm oxy máu động mạch: PaO2/FIO2 < 300, creatinin tăng, tăng bilirubin máu, tăng men gan, protein phản ứng C (CRP) thường > 150 mg/l, tăng procalcitonin > 1,5 ng/ml\n- Các xét nghiệm khác đánh giá tổn thương cơ quan theo vị trí nhiễm khuẩn khởi điểm như xét nghiệm dịch não tủy, tổng phân tích nước tiểu, Xquang ngực, siêu âm…
Trường hợp của bạn về triệu chứng lâm sàng không có biểu hiện sốt nên khả năng cao là chưa có nhiễm khuẩn, tuy nhiên do gia đình có tiền sử mắc bệnh nên bạn nên đi xét nghiệm tổng quát để tầm soát được tốt hơn.
Xét nghiệm tổng quát bạn có thể đến bệnh viện đa khoa, hoặc trung tâm Hòa Hảo để kiểm tra nhé, về chi phí thường từ 1 -2 triệu đồng.
Thân mến.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Máu - Hệ Tạo Máu
cho hỏi b.sĩ bệnh lúp ban đỏ có bị lây không

Phạm Thị Thêu

(2015/11/01 15:49)