Chào bạn!
Khi uống cà phê quá nhiều trong một ngày hay uống cà phê đậm đặc khi đang đói, bạn sẽ bị say cà phê với cảm giác choáng váng, nôn nao, người nóng, tim đập nhanh, mặt có cảm giác đỏ và nóng, những tiếng động xung quanh vang hơn bình thường, hành động cũng chậm chạp hơn.\nNhiều người còn cho biết, việc say cà phê còn mệt hơn say rượu bởi cảm giác say kéo dài, sau giấc ngủ sâu cảm giác tỉnh táo cũng chưa thể trở lại ngay.
Thành phần chính gây tác động kích thích của cà phê chính là cafein. Khoa học đã chứng minh cafein làm cho tuyến thượng thận giải phóng epinephrine (adrenaline) và norepinephrine (noradrenaline) – những hormone kích thích hoạt động của tế bào, đánh tan các cơn buồn ngủ và mệt mỏi, các phản ứng trong cơ thể được tăng tốc, sự tập trung được cải thiện.\nBên cạnh đó, cafein còn có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị, lúc bụng đói sẽ gây tổn tương niêm mạc dạ dày khiến bạn bị say hoặc tạo cảm giác cồn cào ruột gan.\nChỉ khi uống đúng cách và ở một lượng vừa đủ thì Cafein sẽ tốt cho sức khỏe. Nếu lạm dụng, hoặc sử dụng cà phê quá đặc (quá lượng) vào thời điểm không thích hợp (uống lúc đói) sẽ dễ gây triệu chứng say cà phê. Hậu quả là tuyến thượng thận sẽ tăng sản xuất ra nội tiết tố, kích thích tim đập nhanh, mạnh hơn, huyết áp vì thế mà tăng cao hơn, dẫn đến các triệu chứng căng thẳng thần kinh, đứng ngồi không yên, bồn chồn lo lắng, ù tai, chân tay run rẩy, thiếu tự chủ.
Sau khi bị say cà phê, cơ thể bạn sẽ tự nhận biết được và sẽ có những phản ứng để bạn không dùng cà phê hay các chất kích thích khác nữa. Vậy tốt nhất là bạn nên bỏ những thức uống này nhé.
Chúc bạn sức khỏe!