Đau chân, sưng khớp... có thể là khởi đầu của bệnh ung thư máu trẻ em!?

Tác giả: kit ku. Ngày đăng: 22-09-2008

Đau khớp, nhức chân là than phiền thông thường hay có ở trẻ em tuổi đi học (5-7 tuổi) sau một ngày chạy nhảy, vận động nhiều hoặc có té ngã.

Đau khớp, nhức chân là than phiền thông thường hay có ở trẻ em tuổi đi học (5-7 tuổi) sau một ngày chạy nhảy, vận động nhiều hoặc có té ngã. Tuy nhiên, đau khớp gối, nhức chân nếu xảy ra bất chợt và tái đi tái lại kèm theo: sốt cao kéo dài, xanh xao, bầm hay chảy máu răng, chảy máu mũi hoặc sưng đau khớp gối, không đi được... có thể là những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư (UT) máu trẻ em.

Một trường hợp bệnh bạch cầu cấp trẻ em…

Cháu T. 7 tuổi, quê ở tỉnh Phú Yên, bị đau nhức xương chân và khớp gối từ hơn 4 tháng. Đến khám và điều trị như viêm khớp ở cơ sở y tế địa phương, cháu cảm thấy đỡ đôi chút... Tình trạng đau chân, nhức khớp gối 2 bên tái lại sau vài ngày và chuyển nặng hơn. Cháu gầy xanh hơn và đi lại khó khăn hơn. Gia đình đưa cháu T. đi khám ở bệnh viện (BV) tỉnh và được điều trị như viêm thấp khớp thể thiếu niên!?. Đau nhức khớp xương có giảm nhưng người cháu ngày càng gầy và xanh xao. Cháu được chuyển BV. Nhi đồng TP.HCM và sau cùng đến BV. Ung Bướu với chẩn đoán: bệnh bạch cầu lymphô cấp (BCLC).

Bạch cầu cấp ở trẻ em là bệnh gì?

Bạch cầu cấp (BCC) có tên gọi thông thường là bệnh UT máu cấp. Đây là loại bệnh UT thường gặp nhất và chiếm 33,4% các dạng UT trẻ em. Độ tuổi mắc bệnh hay gặp là dưới 5 tuổi và trẻ trai có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn bé gái một ít.

Mỗi năm, khoa Ung Bướu nhi, BV. Ung Bướu TP.HCM đã tiếp nhận điều trị khoảng 180 ca bệnh BCC mới. Đặc biệt 85% là loại BCLC.

Nguyên nhân gây bệnh thế nào?

Ở trẻ bị BCC, người ta nhận thấy: có sự tăng sinh bất thường và ác tính trong quá trình tạo máu của thành phần bạch cầu gốc trong tủy xương. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa biết rõ.

Một số yếu tố môi trường và di truyền có liên hệ với bệnh BCC đã được ghi nhận:

Môi trường: virus, tia phóng xạ, hóa chất benzen, DDT, một số thuốc như Etoposid, Melphalan… Bất thường nhiễm sắc thể: trẻ bị hội chứng Down, hội chứng Bloom hoặc Fanconi…

Chẩn đoán và điều trị bệnh BCC trẻ em?

Việc định bệnh BCC dựa vào dấu chứng lâm sàng (sốt cao kéo dài, xanh xao, chảy máu dưới da, nổi hạch cổ, gan to, lách to…) và xét nghiệm huyết học (đếm công thức máu, kết quả tủy đồ).

Tuy nhiên, để chẩn đoán phân loại bệnh BCLC và bạch cầu tủy cấp (BCTC), cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên biệt khác như : khảo sát hình thái thành phần bạch cầu, hóa mô tế bào, miễn dịch tế bào và xét nghiệm di truyền tế bào…

Việc xác định phân biệt BCLC và BCTC có ý nghĩa rất quan trọng về điều trị và tương lai bệnh. Vì phác đồ điều trị và tương lai bệnh của 2 dạng trên khác nhau. Hiện nay, BCTC vẫn còn là một dạng UT máu rất xấu, kết quả điều trị còn kém (khoảng 30-40% sống thêm 5 năm).

Phương thức điều trị bao gồm: chăm sóc nâng đỡ tích cực và hóa trị là vũ khí điều trị chủ lực và thực sự có vai trò sống còn cho trẻ em bị bệnh BCC. Xạ trị vào hệ thần kinh sọ não, ghép tủy hay truyền tế bào gốc… có vai trò trong những trường hợp BCC nhóm nguy cơ cao hay tái phát.

Bệnh BCLC trẻ em có thể chữa trị khỏi?

Nhờ những hiểu biết mới về quá trình sinh bệnh, khảo sát di truyền tế bào trẻ mắc bệnh, nhóm nguy cơ và các tiến bộ vượt bậc về thuốc đặc trị kết hợp với công tác chăm sóc nâng đỡ tích cực… bệnh BCLC trẻ em hiện nay được xem là dạng UT có thể chữa trị khỏi ở các nước phát triển. Kế hoạch điều trị BCLC bao gồm 4 giai đoạn hóa trị: tấn công, củng cố, tăn cường và duy trì. Tổng thời gian kéo dài khoảng 24-30 tháng. Phác đồ hóa trị kết hợp nhiều thuốc đặc trị với kỹ thuật bơm thuốc vào tủy sống đã cho kết quả khả quan (80-85% trẻ sống hơn 5 năm sau điều trị).

Dấu hiệu cảnh báo bệnh BCC trẻ em?

Nghiên cứu tổng kết của Trung tâm Ung thư MD Anderson, Houston, Texas ghi nhận một số dấu hiệu cảnh báo BCC ở trẻ em:

- Sốt cao 38,5oC, kéo dài bất thường và tái đi tái lại.

- Da xanh xao, mệt mỏi, biếng ăn.

- Sốt và đau chân, sưng khớp gối tái đi tái lại.

- Có nốt bầm dưới da hoặc chảy máu mũi, miệng bất thường.

- Sốt kéo dài và nổi hạch cổ.

Nên sớm đưa trẻ đến khám bệnh và làm xét nghiệm máu ở cơ sở y tế, BV có chuyên khoa nhi. Các bác sĩ sẽ thăm khám, xác định bệnh và xử trí thích hợp. Điều cần nhớ : bệnh BCLC trẻ em, nhóm nguy cơ thấp có thể điều trị tốt ở nước ta nếu được chẩn đoán sớm và chữa trị đầy đủ ở BV có chuyên khoa huyết học hoặc ung bướu nhi.

(BS. Trần Chánh Khương)

Cùng chuyên mục

Dau 20chan 20sung 20khop.jpg

Đau khớp, nhức chân là than phiền thông thường hay có ở trẻ em tuổi đi học (5-7 tuổi) sau một ngày chạy nhảy, vận động nhiều hoặc có té ngã.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

Nuoc dua tot cho suc khoe cua be hinh ava

Nước giải khát mùa hè mà nhiều người sẽ nghĩ đến đầu tiên đó là nước dừa tươi. Một trong những đồ uống vừa rẻ, vừa ngon, được bán rộng rãi nữa. Không chỉ vậy, nước dừa tươi còn rất tốt cho bé nữa đấy.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

2 d6330.jpg

Sau tuổi 40, trên thành động mạch cảnh của con người thường xuất hiện các mảng bám giống như giống sáp ong làm tắc nghẽn thành mạch. Điều này gây ảnh hưởng không tốt cho việc lưu thông máu đến tim của bạn. Vậy, chúng ta nên ăn những thực phẩm nào để tốt cho tim mạch của mình?

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

1 1428308462176 crop1428308468172p.jpg

Bạn có thể không mấy để tâm đến chai sữa tắm dùng mỗi ngày hay bao nhựa dùng trong lò vi sóng, nhưng những sản phẩm này có thể chứa hóa chất tàn phá cơ thể bạn.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

1 49318 20131207155602 1430899204048 crop1430899218563p.jpg

Để cải thiện và dự phòng bệnh lý vùng hậu môn - trực tràng, chúng ta cần chú ý đến tinh thần tốt, chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc và tập luyện cơ thể khỏe mạnh.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017