Chuẩn bệnh của trẻ qua tiếng khóc

Tác giả: Tường Vi Nguyễn Ngọc. Ngày đăng: 04-07-2008

Bạn có biết tiếng khóc của trẻ nhất là trẻ chưa biết nói, là một loại ngôn ngữ đặc biệt, mỗi một kiểu khóc khác nhau biểu thị một yêu cầu khác nhau.

Bắt bệnh qua tiếng khóc của trẻ?

Theo DS. Phan Quốc Đống, tiếng khóc của trẻ nhất là trẻ chưa biết nói, là một loại ngôn ngữ đặc biệt, mỗi một kiểu khóc khác nhau biểu thị một yêu cầu khác nhau. Do đó, các bậc cha mẹ cũng cần phải biết ý nghĩa một số tiếng khóc của trẻ, để xử trí cho trẻ hoặc đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời nếu đó là biểu hiện của tiếng khóc bệnh lý.


Tiếng khóc sinh lý ở trẻ cho bạn biết gì?


Tiếng khóc sinh lý biểu thị phản ứng khó chịu đối với môi trường như nóng lạnh, đối với trạng thái cơ thể như đói, khát, buồn ngủ… là một vận động có ích cho toàn bộ cơ thể, làm hoạt động của phổi tăng lên, vận động cơ bắp tay chân phát triển. Một số tiếng khóc sinh lý thường gặp ở trẻ:

  1. Khi đói, trẻ khóc với tiếng khóc này gần như gắn chặt với tiếng khóc kia, hoặc trẻ khóc rồi dừng lại, rồi lại tiếp tục khóc, xen giữa là những động tác mút tay. Nếu sau khi cho bú, một thời gian ngắn trẻ lại khóc thì có thể mẹ thiếu sữa, hoặc bú chưa no, hoặc sữa pha nhạt quá.
  2. Khi khát trẻ khóc không to như khi đói, nếu dùng bình sữa cho trẻ ăn, trẻ sẽ không quay đầu đi, mà mút lấy đầu vú sữa, hoặc há miệng ra chờ đợi. Nếu không cho bú kịp thời thì trẻ mới khóc trở lại.
  3. Khi buồn ngủ, trẻ khóc ban đầu tương đối thấp, nếu xung quanh ồn ào quá không ngủ được thì trẻ sẽ khóc to hơn, liên tục. Chỉ cần ôm ấp vỗ về trẻ sẽ ngừng khóc và ngủ.
  4. Khi trẻ làm nũng, trẻ khóc lúc cao, lúc thấp, có thể không có nước mắt, chân tay múa máy lung tung, mắt nhìn sang trái sang phải. Khi đó bế ẵm và vỗ về trẻ.
  5. Khi trẻ hoảng sợ, do tiếng động, ánh sáng, đêm tối… trẻ khóc thét lên, toàn thân dãy dụa lung tung. Trẻ bị kẹp cũng khóc thét và dãy dụa như vậy.
  6. Khi đái dầm, nách bẹn bị hăm… trẻ khóc bình thường, không có gì đặc biệt, đôi khi thét to lên, nước mắt dàn dụa.
  7. Ngoài ra trẻ còn khóc, làm nũng về đêm, có thể về đêm trẻ đói, khát, hoặc nhiệt độ trong phòng nóng lạnh quá, hoặc ban ngày trẻ đùa nghịch quá mức bị hưng phấn làm giấc ngủ xáo trộn, hoặc bực bội khó chịu, ngứa ngáy, đã gây quấy khóc.

 

Nhận biết bệnh ở trẻ qua tiếng khóc bệnh lý  

Chuẩn bệnh của trẻ qua tiếng khóc

Bắt bệnh của bé dễ dàng hơn qua tiếng khóc

Tiếng khóc bệnh lý là tiếng khóc khi trẻ đau đớn hay trong người có gì trục trặc, rối loạn khó chịu, có thể phân biệt như sau:

  1. Trẻ khóc từng cơn, kèm theo nôn mửa, đại tiện phân lẫn máu, là trẻ có khả năng lồng ruột.
  2. Trẻ khóc thét liên tục, thỉnh thoảng ngừng một lát, rồi lại tiếp tục, kèm theo nôn mửa là trẻ có khả năng có bệnh ở não hay màng não.
  3. Trẻ khóc thét, không nhanh, không chậm, đều đều, sắc mặt trắng nhợt, vã mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, không cho sờ vào bụng, nếu sờ vào thì khóc to hơn là trẻ có khả năng viêm ruột cấp, tiêu hóa trục trặc, ký sinh trùng (giun) hoành hành.
  4. Trẻ khóc giọng khàn khàn, khóc liên tục, nhất là về đêm, khó thở, kèm theo sốt bỏ bú là trẻ có khả năng bị viêm amidan cấp.
  5. Trẻ khóc với âm điệu bình thường, trẻ ở trạng thái không yên, dỗ thế nào cũng không nín, đó là trẻ bị đau đầu, ngạt mũi, cảm cúm.
  6. Trẻ khóc xong lại thở khò khè là trẻ có khả năng viêm phổi.
  7. Trẻ khóc yếu ớt, xen lẫn tiếng rên ngắt quãng là trẻ có khả năng viêm phổi và suy tim, phải theo dõi sát sao
  8. Trẻ khóc không yên, kèm theo sốt, lắc đầu, vò tai, lấy tay ép vào vành tai lại càng khóc dữ dội là trẻ có khả năng viêm tai giữa.
  9. Trẻ khóc suốt đêm, sợ hãi, vã mồ hôi nhiều là trẻ có khả năng bị còi xương giai đoạn đầu.
  10. Trẻ khóc trước khi ngủ là thường trẻ bị giun kim, ở cửa hậu môn bò ra, gây ngứa ngáy, khó chịu.
  11. Trẻ khóc khi đi tiểu tiện thường là trẻ bị viêm đường tiểu, có thể thấy miệng niệu đạo nhiễm trùng, tấy đỏ.
  12. Trẻ khóc, không chịu bú, hễ ngậm vú thì khóc là trẻ có khả năng niêm mạc lợi bị sưng, viêm miệng, nên không bú được.
  13. Trẻ khóc dữ dội, luôn tay quờ quạng, vơ nắm mọi vật để ôm vào người là trẻ có khả năng bị mọc mụn, do ẩm nóng, gây ngứa ngáy, khó chịu.
  14. Trẻ khóc sau khi đi đại tiện thường là trẻ bị rạn nứt hậu môn.

(DS. Phan Quốc Đống)

Cùng chuyên mục

4 a4 6389 1421165588 1421223554173.jpg

Sử dụng điện thoại di động, giấy bút ở bưu điện hay rút tiền ở cây ATM đều là những thói quen ẩn chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn hơn bạn nghĩ.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

Kham 24114 409e6 dc36f crop1401343414448p.jpg

Vì ung thư có rất nhiều loại nên các triệu chứng có thể rất khác nhau giữa từng bệnh cũng như giữa từng người. Tuy nhiên, có thể dễ dàng xác định được khoảng 10 triệu chứng “báo động đỏ” của ung thư cần được để ý và đi khám ngay lập tức.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

Nhikhoa

Con cái là tài sản vô giá của các bậc làm cha mẹ. Mặc dù đã có gắng chuẩn bị cho bé một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và một sự chăm sóc chu đáo hàng ngày, bạn vẫn không thể tránh khỏi trường hợp trẻ bị ốm chưa rõ nguyên nhân. Nhiều mẹ tự chẩn đoán bệnh cho bé rồi mua thuốc để sử dụng mà không có sự ...

Các mẹ cần biết

- 08/08/2017

Giup me loi sua hinh 11

​Từ xưa đến nay, các mẹ đã truyền nhau công dụng của những món ăn có thể lợi sữa trong thời kì cho con bú. Nhưng sự đa dạng thực đơn cho mẹ bầu không chỉ dừng lại ở đó. Sữa mẹ có thể “dồi dào” hơn rất nhiều khi mẹ biết được thêm những loại dược phẩm này. Cùng tham khảo để trả lời câu hỏi "ăn gì n...

Các mẹ cần biết

- 21/07/2017

Ngay ngu

​Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến và vô hại với hầu hết mọi người nhưng lại không tránh gây xấu hổ cho mình và phiền toái cho những người xung quanh. Vậy tại sao khi ngủ bạn lại hay ngáy, thậm chí ngáy to làm cho người bên cạnh cảm thấy khó chịu đến thế?

Các mẹ cần biết

- 18/07/2017