Niềng răng khểnh và những điều bạn không thể bỏ qua

Tác giả: Duyen Nguyen. Ngày đăng: 06-03-2017

Niềng răng khểnh và những điều bạn không thể bỏ qua. Chiếc răng khểnh mọc lệch với tỉ lệ hợp lý sẽ giúp bạn thật duyên dáng và thu hút. Tuy nhiên, trong những trường hợp răng khểnh mọc lệch quá mức sẽ đem đến cho bạn rất nhiều phiền phức vì thế việc niềng răng khiển sao cho thẩm mĩ là điều mà bạn cần quan tâm. Để có được những hiểu biết tốt nhất, trước khi quyết định niềng răng khểnh, bạn cần phải nắm rõ thông tin về giải pháp này.

1. Có nên niềng răng khểnh?

Niềng răng, vốn là kỹ thuật thông dụng trong nha khoa, sử dụng những vật liệu y tế là các mắc cài hoặc không mắc cài, ở nhiều vị trí khác nhau, tạo ra lực ép trên răng để đưa răng về vị trí mong muốn. Chính vì vậy, đối với tình trạng răng khểnh, niềng răng là giải pháp rất tốt để chấn chỉnh lại răng mọc lộn xộn, đưa về vị trí đều đẹp thẳng hàng trên cung hàm.

 

2. Các phương pháp niềng răng khểnh

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, có rất nhiều phương pháp niềng răng khểnh đem đến sự lựa chọn phong phú cho người dùng. Có thể kể đến các phương pháp niềng răng khểnh phổ biến như: Niềng răng bằng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt trong hay niềng răng không mắc cài invisalign…Niềng răng không có mắc cài invisaling được đánh giá cao về tính thẩm mỹ khi thực hiện niềng răng khểnh

Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, tuy nhiên, để quyết định phương pháp niềng răng khểnh phù hợp, bạn nên tìm đến Nha Khoa để được bác sĩ tư vấn và chỉ định. Có rất nhiều trường hợp điều trị không đúng phương pháp dẫn đến hiệu quả không như ý. Tùy vào từng trường hợp răng khểnh cần khắc phục, tình trạng sức khỏe, độ tuổi…mà bạn sẽ được bác sĩ tìm chọn phương pháp hiệu quả tối ưu nhất.

 

Niềng răng mắc cài sứ và những điều bạn không thể bỏ qua

Phương pháp và thời gian niềng răng tùy thuộc tình trạng mỗi người

 

3. Niềng răng khểnh mất bao lâu là nhanh nhất?

Đối với những ca niềng răng thông thường, niềng răng khểnh mất khoảng trên dưới 2 năm và đeo hàm duy trì khoảng từ 1 – 2,5 năm. Trường hợp hàm răng khấp khểnh quá mức có thể phải mất tới 3 năm niềng răng và khoảng 2,5 – 3 năm để đeo hàm duy trì ổn định răng và xương hàm trước khi kết thúc điều trị.

Như vậy, niềng răng khểnh mất bao lâu chủ yếu do kỹ thuật ứng dụng và tình trạng răng sai lệch cụ thể của bạn. Răng càng khấp khểnh và sai lệch càng mất nhiều thời gian để điều trị.

 

4. Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không?

Về cơ bản, niềng răng là kỹ thuật tạo ra sự dịch chuyển của răng về vị trí thẩm mỹ hơn. Mà muốn có được sự di chuyển này, nhất thiết các răng phải có không gian trống nhất định. Nhổ răng khi niềng răng chính là giải pháp được thực hiện để đáp ứng yêu cầu tạo ra khoảng trống cần thiết cho hàm răng có sự thay đổi vị trí.

Việc nhổ răng thường do các bác sĩ quyết định, và không phải trường hợp nào cũng cần thiết phải nhổ răng. Thường thì nha sỹ sẽ chỉ định nhổ những chiếc răng cối nhỏ và chỉ những trường hợp răng khểnh có vấn đề thì mới nhổ răng. Nhổ răng trong niềng răng không có hại và không gây ra tiêu xương như các tình huống mất răng thông thường vì khoảng trống của răng sau nhổ sẽ được lấp đầy khi các răng kế cận di chuyển về.

Nếu bạn muốn có hàm răng đẹp và tránh được những ảnh hưởng không mong muốn từ chiếc răng khểnh thì bạn còn băn khoăn gì nữa. Nên niềng răng khểnh để mang lại nụ cười hoàn hảo hơn.

Cùng chuyên mục

Tre nghien rang khi ngu hinh ava

Vì sao trẻ nghiến răng khi ngủ? Đa số nghiến răng ở trẻ em chỉ thấy có triệu chứng nghiến hay cắn chặt răng trong lúc ngủ. Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên ở mức độ nghiêm trọng hơn nếu bé nghiến răng phát ra tiếng, làm mòn ...

Nha Khoa

- 17/04/2017

Nghien rang la benh gi hinh ava

Giải đáp thắc mắc nghiến răng là bệnh gì. Thuật ngữ “nghiến răng khi ngủ” để chỉ hiện tượng nghiến hoặc cắn chặt răng ở trẻ nhỏ và người lớn. Thói quen nghiến răng khi ngủ xảy ra khi các răng tiếp xúc nhau với một lực mạnh, hiện tượng này có thể không gây tiếng kêu và cũng có thể phát ra âm thanh...

Nha Khoa

- 17/04/2017

Benh nghien rang khi ngu hinh ava

Bệnh nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không? Nghiến răng khi ngủ là một tật khá phổ biến đối với cả người lớn và trẻ em. Vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống nên khi mắc phải tật này nhiều người lại suy nghĩ đơn giản đã dấn đến nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm. Nên điều c...

Nha Khoa

- 17/04/2017

Cach chua cuoi ho loi hinh ava

Tổng hợp cách chữa cười hở lợi hiệu quả cho bạn. Nếu trong trường hợp có nụ cười không may gặp tình trạng hở lợi, điều quan trọng là tìm ra chính xác những nguyên nhân gây ra điều này. Không chỉ dừng lại ở đó những cách chữa cười hở lợi mang đến hiệu quả cao luôn được nhiều người tìm kiếm nhất.

Nha Khoa

- 17/04/2017

Dieu tri cuoi ho loi hinh ava

Nên điều trị cười hở lợi bằng phương pháp nào? Cười hở lợi được xem là bình thường nhưng với quan niệm về thẩm mỹ, ta vẫn có thể gọi biểu hiện này là một loại bệnh và cần được điều trị. Đa số những người cười hở lợi ở mức độ tương đối nặng luôn cảm thấy thiếu tự tin, tới mức họ có thói quen giơ t...

Nha Khoa

- 17/04/2017