Có nên trồng răng sứ kim loại không?

Tác giả: Checker Checking. Ngày đăng: 22-03-2017

Có nên trồng răng sứ kim loại không? Đa số những người đi phục hình răng do răng sâu, vỡ, mẻ… có mức thu nhập trung từ thấp đến trung bình sẽ chọn phương pháp trồng răng sứ kim loại. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều người đã thay đổi suy nghĩ và nghĩ đến sự bền bỉ và thẩm mỹ lâu dài, nên họ đã cân nhắc có nên trồng răng sứ kim loại thường nữa hay không

Răng sứ kim loại gồm những loại nào

 

  1. Răng sứ kim loại thường

Răng sứ kim loại thường là răng sứ có phần sườn bên trong làm bằng hợp chất kim loại thường (Co­Cr hoặc Ni­Cr), bên ngoài được phủ bằng sứ Ceramco3. Hệ thống răng sứ kim loại thường này là hệ thống sứ kim loại hoàn chỉnh, ổn định với nhiệt và có tính thẩm mỹ cao, có khả năng hiệu ứng ánh sáng như răng tự nhiên, điều đặc biệt là loại sứ này tương hợp tốt với cả hợp kim quý, bán quý và nhất là hợp kim thường.

Sứ Ceramco3 cũng là hệ thống sứ kim loại hoàn chỉnh, ổn định với nhiệt và có tính thẩm mỹ cao, có khả năng tạo hiệu ứng ánh sáng như răng tự nhiên. Vì thế, răng sứ kim loại thường không gây ảnh hưởng hay biến chứng bất thường gì cho sức khỏe của bệnh nhân.

Đây cũng là một trong những loại răng sứ đầu tiên, phương pháp phục hình răng sứ ra đời đã tái tạo được hàng triệu nụ cười đầy tự tin , đảm bảo sức nhai tốt tương đương một chiếc răng thật thực thụ.

Có nên trồng răng sứ kim loại không?

Các loại răng sứ kim loại

  1. Răng sứ kim loại cao cấp

Răng sứ kim loại quý có một phần bên trong được làm từ kim loại quý như vàng, platin, palladium và được phủ hoàn toàn sứ bên ngoài.

Dòng răng sứ này có thể khắc phục được những nhược điểm của răng sứ kim loại như tính bền chắc, không kích ứng và gây đen cổ răng. Nhưng giá thành của chúng khá cao, khoảng 5 triệu đồng /1 răng, ngang với giá răng toàn sứ mà tính thẩm mỹ và chức năng thì không thể bằng.

  1. Răng sứ hợp kim titan

Trong cấu tạo của răng sứ có chứa titan nên trọng lượng của răng nhẹ hơn so với bình thường nhưng lại chắc khỏe hơn. Chất liệu titan được chứng minh là có tính tương hợp sinh học tốt, ít kích ứng với cơ thể nên còn được sử dụng trong các dịch vụ nha khoa phức tạp khác liên quan đến giải phẫu như cấy ghép răng implant.

Bọc răng sứ Titan ban đầu cũng cho răng đẹp nhưng vì bản chất khung sườn vẫn là hợp kim kim loại nên chiếu quang vẫn thấy có ánh đen và lâu dài vẫn bị tác động của phản ứng oxy hóa làm đen viền nướu

 

Ưu nhược điểm của răng sứ kim loại là gì

 

  • Ưu điểm

Tuổi thọ của răng sứ kim loại khá cao, với đặc tính của kim loại quý khi sử dụng rằn sẽ không bị đen viền răng sau nhiều năm sử dụng. Màu sắc tự nhiên gần như răng thật. Có khả năng tích hợp với xương tốt, hạn chế sự đổi màu của răng. Kim loại vàng có tính sát khuẩn, nên răng sứ có tác dụng chống được tình trạng viêm nhiễm xay ra cho răng.

Răng sứ kim loại mang theo lợi thế lớn hơn mão răng toàn kim loại ở vẻ ngoài tự nhiên như răng thật. Chính lớp sứ phủ bên ngoài tạo cho răng sứ kim loại mà sắc y hệt như răng thật. Kỹ thuật viên nha khoa có thể tạo hình lớp sứ phủ chuẩn xác đến từng gờ rãnh.

Có nên trồng răng sứ kim loại không?-hình 2

Những ưu nhược điểm của trồng răng sứ kim loại

  • Nhược điểm

Màu sắc của răng sứ này cũng được làm tương đối giống với răng thật. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, loại sứ này sẽ làm đen viền nướu gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn. Nguyên nhân gây đen viền nướu là do các hợp chất kim loại trong răng sẽ bị oxy hóa bởi phản ứng giữa axit trong nước bọt và kim loại gây đen viền nướu. Bên cạnh đó, khi có ánh đèn chiếu vào, các loại răng sứ kim loại thường này sẽ ánh lên, trông không được tự nhiên như răng thật hoặc các răng sứ kim loại quý khác.

Răng sứ kim loại thuồng có chi phí rẻ nhất trong các loại răng sứ, nhưng nguộc lại về tuổi thọ của răng sứ không cao, chỉ sau vài năm, phần kim loại bọc trong răng sẽ bị oxy hóa khiến chân răng có viền đen, và rất dễ sứt mẻ nếu không làm lại kịp thời có thể gây ra các bệnh lý cho răng thật.

Việc sử dụng các kim loại quý hiếm, và yêu cầu kỹ thuật cao khi thực hiện, nên chi phí cao hơn so với các loại răng sứ khác, thường giá của các loại răng sứ này sẽ phụ thuộc nhiều vào giá của chính kim loại đó ở thười điểm khách hàng thực hiện bọc răng. Hiện nay không có nhiều cơ sở nha khoa có đủ khả năng để thực hiện được kỹ thuật này, nên khi thực hiện bạn cần chọn cho mình một cơ sở nha khoa thực sự uy tín.

Như vậy, trồng răng sứ kim loại có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm mà bạn cần quan tâm. Nhưng việc có nên trồng răng sứ kim loại hay không còn phụ thuộc vào cớ địa mỗi người, việc này cần phải nhờ vào sự hỗ trợ từ bác sỹ nha khoa.

 

Những lưu ý gì khi trồng răng sứ kim loại

 

  1. Chế độ ăn uống cần chỉnh sửa sau khi trồng răng sứ kim loại

Hạn chế ăn thức ăn ngọt nhiều đường như bánh kẹo, các loại nước có ga hoặc tinh bột dễ tạo mảng bám trên răng và là môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nên lựa chọn các loại rau, củ, trái cây tươi có lợi cho sức khỏe răng miệng.

Những đồ ăn lạnh như kem, sữa chua, nước đá hay thức ăn quá nóng cũng nên hạn chế bởi nó sẽ làm tăng sự nhạy cảm của răng sứ, khiến cho độ bền của răng sứ giảm dần.

Ngoài ra, nhiều người có thói quen cắn chặt hoặc nghiến răng khi ngủ, thói quen này khiến lớp sứ dễ bị sứt mẻ hoặc bị vỡ, do đó nếu bạn mắc phải tật nghiến răng thì tốt nhất nên sử dụng dụng cụ bảo vệ răng khi ngủ.

  1. Chăm sóc răng miệng

Chải răng hàng ngày sau các bữa ăn với bàn chải lông mềm là một lưu ý đầu tiên sau khi bọc sứ để giữ một hàm răng đẹp và khỏe mạnh. Chỉ nha khoa cũng được khuyến khích sử dụng thay cho dùng tăm để loại bỏ những mảng bám trên răng mà không gây tổn thương đến lợi.

Chăm sóc răng miệng giúp loại bỏ vi khuẩn trên cổ răng và dưới nướu, hạn chế các bệnh lý răng miệng. Có khá nhiều trường hợp khi bọc sứ phần chân răng không sát khít nướu dẫn đến tình trạng thức ăn giắt vào kẽ, dần dần vi khuẩn phát sinh và gây sâu răng.

Sử dụng nước súc miệng sau khi chải răng cũng giúp làm sạch cả khoang miệng và vùng nướu bên dưới răng giả. Trong quá trình vệ sinh răng miệng, bạn có thể dùng ngón tay để mát xa phần nướu để máu lưu thông tốt hơn.

Song song với chế độ chăm sóc răng miệng thì việc thăm khám nha sỹ định kỳ 3-6 tháng/lần là việc không thể bỏ qua. Nha sỹ sẽ kiểm tra lại tình trạng răng sứ và có phương pháp điều trị kịp thời nếu phát hiện có bất kỳ vấn đề nào về bọc sứ.

Cùng chuyên mục

Cay ghep implant o dau tot gia ca phai chang hinh ava

Cấy ghép răng implant ở đâu tốt và giá cả phải chăng? Cấy ghép implant là giải pháp tối ưu cho những ai bị mất răng hoặc hư hàm răng giả. Nhưng cấy ghép răng implant ở đâu tốt nhất, giá cả phải chăng? Kỹ thuật cấy ghép răng Implant chuyên sâu, muốn thực hiện được bác sỹ cần phải có những am hiểu ...

Nha Khoa

- 14/03/2017

Trong rang implant co lam dau khong hinh ava

Trồng răng Implant có đau không nhỉ? Hiện nay, trồng răng implant được đánh giá là giải pháp cho những ai muốn khôi phục lại hàm răng nguyên vẹn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người phân vân, lo lắng liệu trồng răng implant có đau không. Trong tất cả mọi trường hợp tiến hành các thủ tục nha khoa dạng...

Nha Khoa

- 14/03/2017

Thoi gian cay ghep implant phai mat bao lau hinh ava

Thời gian cho việc cấy ghép implant mất bao lâu? Cấy ghép implant giống răng thật, có cả chân răng và thân răng, không làm thay đổi vị giác, cũng như phát âm, không đau, không mất thời gian nghỉ dưỡng. Kỹ thuật cấy ghép Implant có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp trồng răng thường nên ...

Nha Khoa

- 14/03/2017

Ni ng r ng kh ng nh  r ng c  th c s  hi u qu  kh ng avatar

Niềng răng không nhổ răng có thực sự hiệu quả không? Niềng răng không nhổ răng là điều mà tất cả các bệnh nhân và cả bác sĩ đều mong muốn. Như các bạn đã biết phương pháp niềng răng truyền thống, khi sắp xếp các răng mọc chen chúc, hô hoặc móm thường nha sỹ sẽ chỉ định nhổ 2 hoặc 4 răng để tạo kh...

Nha Khoa

- 13/03/2017

Avatar

Những ca niềng răng thưa bằng kỹ thuật thông thường có thể mất tới 2 năm, thuận lợi hơn thì có thể là 1,5 năm cho trường hợp thưa nhẹ. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp niềng răng thưa mất nhiều thời gian hơn như thế, nhưng cũng có cách có thể rút ngắn được thời gian chỉnh nha bằng cách ứng dụng công ...

Nha Khoa

- 09/03/2017