Mách bạn một số cách lấy cao răng hiệu quả

Tác giả: Hong Diep. Ngày đăng: 07-04-2017

Mách bạn một số cách lấy cao răng hiệu quả. Cao răng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng. Các bệnh lý như viêm lợi, sâu răng thường đi kèm với cao răng, là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng răng bị ố vàng. Đó cũng chính là nguyên nhân tại sao nhiều người lại muốn biết cách lấy cao răng nhanh chóng và vẫn hiệu quả cao.

 

Cách lấy cao răng- Cao răng là gì?

 

Cao răng là chất cặn lắng cứng có màu vàng nâu, thường đóng xung quanh cổ răng. Thành phần của cao răng gồm carbonat canxi và phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô. Ngoài ra, còn có sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu, nước bọt. Cao răng có thể gây viêm nướu và có mùi hôi.

Cao răng được hình thành trong quá trình vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Khi ăn xong nếu không chải răng ngay, thì khoảng 15 phút sau có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng gọi là màng bám. Nếu màng bám không được làm sạch, các vi khuẩn bám vào màng này và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám. Lúc này, các mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong miệng tiếp tục bám vào hình thành nên những mảng cứng bám xung quanh cổ răng gọi là cao răng.

 

Cách lấy cao răng- Tại sao phải lấy cao răng?

 

Cao răng gây ra một số bệnh về răng miệng như:

  • Vi khuẩn trong cao răng gây viêm nướu. Phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, làm cho răng tụt nướu, thân răng ngày càng dài. Vì vậy, người có cao răng có thể có cảm giác ê buốt khó chịu khi ăn uống. Chân răng bị lộ vì không có nướu che chở và răng bị lung lay, quá trình tiêu xương cũng diễn ra nhanh hơn.
  • Cao răng có thể gây nên các bệnh viêm nướu, viêm nha chu với các biểu hiện như: đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng.
  • Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng (viêm niêm mạc miệng, áp-tơ mà dân gian vẫn gọi là bệnh lở miệng), bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch.

 

Một số cách lấy cao răng đơn giản mà vẫn hiệu quả

 

  • Cách lấy cao răng tại nhà
  1. Cách lấy cao răng tại nhà bằng vỏ hạt khô

Các loại hạt khô như óc chó, hạt điều, hạnh nhân, hạt dướng dương… không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe mà vỏ của chúng cũng là một cách lấy cao răng tại nhà khá hiệu quả. Trong vỏ của các loại hạt này, đặc biệt là hạt óc chó có chứa rất nhiều chất kháng khuẩn mạnh, làm cao răng dần bị phá vỡ cấu trúc và bong ra.

 

Mách bạn một số cách lấy cao răng hiệu quả

 

Một số cách lấy cao răng tại nhà nhanh gọn mà hiệu quả

  1. Cách lấy cao răng hiệu quả tại nhà bằng bánh mỳ cháy

Nếu không có vỏ của các hạt khô, bạn cũng có thể nướng cháy một mẩu bánh mỳ và dùng những phần cháy để làm sạch cao răng. Những vụn cháy có tác dụng như than hoạt tính, giúp hút sạch cặn bẩn và vi khuẩn trên bề mặt răng một cách dễ dàng.

  1. Cách lấy cao răng đơn giản với vôi tôi

Nghe có vẻ khá lạ lẫm với một số bạn nhưng vôi tôi cũng có tác dụng rất tốt trong việc lấy cao răng. Đó là lý do vì sao các cụ ngày xưa nhai trầu quết vôi tôi luôn có hàm răng sáng bóng như hạt na.

  • Ngòai ra, bạn có thể tham khảo cách lấy cao răng tại phòng khám nha khoa là cách lấy cao răng bằng cách đánh bóng răng 

Cách cao răng đánh bóng răng chính là việc lấy sạch hết cao răng và mảng bám thức ăn bám trên khoang miệng. Phương pháp lấy cao răng đánh bóng răng được bác sĩ nha khoa thực hiện tuân thủ đúng theo các nguyên tắc chuẩn quốc tế.

 

Mách bạn một số cách lấy cao răng hiệu quả-hình 2

 

Cách lấy cao răng tại phòng khám nha khoa theo tiêu chuẩn quốc tế

Nếu cao răng ở mức độ bình thường bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ lấy cao răng nha khoa chuyên dụng để làm sạch cao răng giúp bệnh nhân. Còn nếu cao răng dày và bám chắc, lại còn có dấu hiệu cao răng bám sâu dưới nướu răng thì bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp hiện đại hơn là sử dụng máy siêu âm lấy cao răng.

Với hệ thống laser hiện đại, bác sĩ có thể nhẹ nhàng làm sạch cao răng tận sâu dưới nướu mà không cần phải can thiệp bởi các biện pháp nha khoa như rạch nướu…Sử dụng máy lấy cao răng sẽ giúp bệnh nhân làm sạch cao răng trong nướu mà không chảy máu, không đau. Sau khi cao răng được làm sạch, bề mặt răng sẽ trơn láng, bóng cảm giác răng có màu trắng sáng trông rất thẩm mỹ.

Cùng chuyên mục

Sau rang ham duoi hinh ava

Quy trình trám răng khi bị sâu răng hàm dưới. Sâu răng hàm khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì răng là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi khi qua tuổi vị thành niên, phải chữa trị. Sâu răng hàm hay cụ thể là sâu răng hàm dưới có triệu chứng gì? Quy trình điều trị ...

Nha Khoa

- 21/04/2017

Sau rang la gi hinh ava

Giải đáp thắc mắc sâu răng là gì? Sâu răng là gì, sâu răng không phải là căn bệnh đáng lo ngại như nhiều người nghĩ. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sâu răng sẽ giúp chúng ta có được các phương pháp phòng tránh sâu răng và cách điều trị hiệu quả cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình.

Nha Khoa

- 21/04/2017

Rang e buot khi uong nuoc lanh hinh ava

Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh? Ê buốt răng khi ăn hoặc uống những thực phẩm lạnh như nước đá, kem, sinh tố. Bạn rất lo lắng tại sao chân răng ê buốt khi uống nước lạnh, hiện tượng ê buốt này còn xuất hiện trong trường hợp nào? Làm sao để khắc phục răng ê buốt khi uống nước lạnh?

Nha Khoa

- 21/04/2017

E buot rang sau khi lay cao rang hinh ava

Tại sao lại bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng? Bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng là tình huống thường gặp ở nhiều người. Đôi khi nó được coi là hiện tượng bình thường bởi vì thao tác lấy cao răng có tác động ít nhiều đến men răng bên ngoài, tương tự như ngoại lực làm bệnh nhân bị buốt răng sa...

Nha Khoa

- 21/04/2017

E buot rang sau khi tay trang hinh ava

Mẹo giúp bạn hạn chế được tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng. Việc sử dụng miếng dán tẩy trắng tại nhà cũng dễ dẫn đến tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng răng do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên cạnh đó là nhiều người quan tâm đến việc làm thế nào để hạn chế tình trạng ê...

Nha Khoa

- 21/04/2017