Giải đáp thắc mắc sâu răng là gì?

Tác giả: Ngoctuyet Ngoctuyet. Ngày đăng: 21-04-2017

Giải đáp thắc mắc sâu răng là gì? Sâu răng là gì, sâu răng không phải là căn bệnh đáng lo ngại như nhiều người nghĩ. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sâu răng sẽ giúp chúng ta có được các phương pháp phòng tránh sâu răng và cách điều trị hiệu quả cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình.

Sâu răng là gì?

 

Sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng. Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng, và tử vong đối với những ca nặng. Đây là câu trả lời cụ thể cho câu hỏi sâu răng là gì?

Vậy bản chất của sâu răng là gì? “Sâu răng” là một cách khác để nói về răng bị hư. Sâu răng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lối sống – thực phẩm bạn ăn, cách chăm sóc răng miệng của bạn, nồng độ Fluor có trong nước và kem đánh răng. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc răng của bạn dễ bị sâu hay không.

 

Giải đáp thắc mắc sâu răng là gì?

 

Tìm hiểu bản chất của sâu răng là gì để có thể phòng tránh được sâu răng.

Trong khi sâu răng là bệnh thường thấy ở trẻ em, thì người lớn vẫn rất dễ mắc phải. Các loại sâu răng gồm:

  • Sâu mặt răng – loại thường thấy nhất ở cả trẻ em và người lớn, sâu mặt răng thường thấy ở những mặt nhai hoặc ở giữa kẽ răng.
  • Sâu chân răng – khi chúng ta có tuổi, nướu sẽ tụt, để lộ những phần chân răng. Do phần chân răng không có lớp men răng bảo vệ, những phần bị lộ ra sẽ dễ bị sâu.
  • Sâu răng tái phát – sâu răng có thể hình thành xung quanh quanh vùng trám và mão răng. Nguyên nhân là do xu hướng tích lũy mảng bám ở vùng này, cuối cùng có thể dẫn đến sâu răng.

 

Nguyên nhân bị sâu răng là gì?

 

  1. Không đánh răng đây là câu trả lời cho việc nguyên nhân bị sâu răng là gì.

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sâu răng. Răng cần phải được làm sạch thường xuyên nhất là sau khi ăn và uống. Nếu không thực hiện đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể gây nên những biến chứng nặng nề.

  1. Đánh răng không đúng cách cũng là câu trả lời cụ thể cho nguyên gây ra sâu răng là gì.

Đánh răng thường xuyên là một trong các cách bảo vệ răng miệng, tuy nhiên, đánh răng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập, mà còn có thể gây tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi nướu.

  1. Ăn một số loại thực phẩm, đồ uống dễ gây sâu răng

Một số lọai thực phẩm, đồ uống dễ gây ra sâu răng hơn những sản phẩm khác. Sữa, mật ong, kem, đường, socola, bánh cookies, kẹo cứng, ngũ cốc dễ dàng bám vào răng trong thời gian dài, có nhiều khả năng gây sâu răng hơn các loại thực phẩm dễ bị cuốn trôi bởi nước bọt.

  1. Thường xuyên ăn vặt, hay nhâm nhi trả lời cho câu hỏi nguyên nhân sâu răng là gì.

Nếu thường xuyên ăn nhẹ hoặc uống nước ngọt, acid có nhiều thời gian hơn để tấn công răng. Đây cũng là lý do vì sao cha mẹ được khuyến khích không để cho trẻ sơ sinh dùng bình chứa đầy sữa, nước trái cây hoặc các chất lỏng có chứa đường trước khi đi ngủ. Các chất trong nước giải khát sẽ ứ đọng lại trên răng, gây ra xói mòn.

 

Giải đáp thắc mắc sâu răng là gì?-hình 2

 

Tổng hợp 9 yếu tố trả lời cho câu hỏi nguyên nhân sâu răng là gì.

  1. Thiếu nước

Thiếu nước dẫn đến tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng. Nó rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Các chất khoáng có trong nước bọt giúp chữa bệnh sâu răng sớm, hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa các chất acid gây hại.

  1. Rối loạn tiêu hóa

Biếng ăn và ăn vô độ sẽ tạo môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển. Rối loạn tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến cơ chế sản xuất nước bọt. Người bị rối loạn tiêu hóa thường có thói quen ăn uống thất thường khiến cho việc bảo vệ răng miệng càng khó khăn hơn.

  1. Tụt nướu chính là câu trả lời thường gặp khi hỏi nguyên nhân sâu răng là gì.

Đây là triệu chứng thường gặp ở những người có tuổi. Khi nướu kéo ra khỏi hàm răng, mảng bám hình thành trên rễ của răng. Răng gốc tự nhiên sẽ bị bao phủ bởi một lớp gọi là cementum, các ngà răng sẽ trở thành mục tiêu của vi khuẩn và có thể bị mục nát, dẫn đến sâu  răng gốc.

  1. Hàm răng thô hoặc yếu

Qua nhiều năm hoạt động, răng có thể trở nên yếu và có dấu hiệu nứt, vỡ, các cạnh trở nên thô ráp. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào bề mặt răng, hình thành mảng bám khó loại bỏ.

  1. Do sự tiếp xúc giữa người với người

Vi khuẩn gây sâu răng có thể được truyền người này qua người khác bằng cách dùng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt hoặc hôn. Vi khuẩn có thể truyền qua đường miệng nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên.

 

Cùng chuyên mục

Dsc0143 b

Bạn muốn tìm phòng khám nha khoa uy tín ở TpHCM? Danh sách 11 phòng khám nha khoa với trình độ chuyên môn bác sĩ tốt, cơ sở trang thiết bị hiện đại dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn được phòng khám phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Nha Khoa

- 03/05/2018

Avatar

Không chỉ riêng khám chữa mà nhu cầu thẩm mỹ răng hàm mặt hiện nay khá cao. Finizz xin chia sẻ địa chỉ các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt tại Bắc Kạn.

Nha Khoa

- 15/03/2018

Phong kham nha khoa uy tin tai tphcm hinh avt

Thông tin tràn lan về các phòng khám khiến người dùng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn địa chỉ điều trị phù hợp. Danh sách 20 phòng khám nha khoa uy tín tại Tphcm sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên.

Nha Khoa

- 29/08/2017

Nha khoa uy tin o can tho hinh ava

Gợi ý một số địa chỉ nha khoa uy tín ở Cần Thơ. Trong những năm gần đây có rất nhiều phòng khám nha khoa được mọc lên tại Cần Thơ. Thực tế là bên cạnh những nha khoa chất lượng luôn kèm theo những nha khoa kém chất lượng. Nhiều khách hàng có nhu cầu về răng miệng không khỏi băn khoăn để lựa chọn ...

Nha Khoa

- 21/07/2017

Nha khoa uy tin o binh duong hinh ava

Mách bạn một số địa chỉ nha khoa uy tín ở Bình Dương. Lần đầu tiên tìm kiếm phòng khám nha khoa không dễ dàng đối với một số bạn khi có nhu cầu thăm khám bác sĩ về vấn đề răng miệng. Trường hợp đó cũng tương tự khi tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín ở Bình Dương với nhiều lựa chọn khác nhau cho bạn.

Nha Khoa

- 21/07/2017