Trồng răng sứ vĩnh viễn có những ưu nhược điểm gì?

Tác giả: Đỗ Thị Thu Hoài. Ngày đăng: 12-04-2017

Trồng răng sứ vĩnh viễn có những ưu nhược điểm gì? Mất răng không chỉ làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Thế nên, nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy tham khảo các phương pháp trồng răng giả hiện nay để có được sự lựa chọn phù hợp với bản thân, trong đó phương pháp trồng răng sứ vĩnh viễn được nhiều người quan tâm nhất.

Phương pháp trồng răng sứ vĩnh viễn là gì?

 

Phương pháp trồng răng sứ vĩnh viễn hiện đang rất được quan tâm và sử dụng nhiều vì giá thành tương đối phù hợp với tất cả mọi người. Răng sứ dùng cho những trường hợp mất răng, gãy vỡ, mòn răng, sậm màu hoặc thưa…

Hiện nay, đang có 2 phương pháp trồng răng vĩnh viễn hiệu quả là cấy ghép implant và trồng răng sứ cố định. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về hai loại răng sứ này.

Để trồng răng sứ vĩnh viễn, các Bác sĩ sẽ mài nhỏ cùi răng thật khoảng 0.5 – 2mm để phủ lên toàn bộ bề mặt của răng giúp bạn có một hàm răng trắng sáng và đẹp như mơ ước. Các bạn cần lưu ý, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại răng sứ với giá thành và chất lượng sứ khác nhau, thế nên nếu bạn quan tâm thì nên đến một số cơ sở nha khoa để tham khảo giá cũng như cách thức trồng răng sứ vĩnh viễn trước khi thực hiện.

 

Trồng răng sứ vĩnh viễn có những ưu nhược điểm gì?

 

Phương pháp trồng răng sứ vĩnh viễn đang là lựa chọn tối ưu cho nhiều bạn có vấn đề về răng hàm.

 

Tại sao nên lựa chọn phương pháp trồng răng sứ vĩnh viễn?

 

Hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng là sự tiêu xương hàm. Sau mất răng khoảng 3 tháng, xương sẽ bắt đầu quá trình tiêu hõm.Tốc độ sẽ nhanh hoặc chậm tùy đặc điểm xương hàm của từng người. Khi xương hàm bị tiêu hõm cấu trúc hàm mặt của bạn sẽ bị thay đổi từ từ theo hướng già nua dần đi nhanh hơn so với ảnh hưởng của tuổi tác. Và nếu xương đã tiêu hõm nặng thì dù muốn trồng lại răng cũng không thể thực hiện được.

Việc xương hàm bị tiêu cộng với khoảng trống mất răng tồn tại quá lâu sẽ khiến cho các răng kế cận răng mất bị đổ xiên sang và răng đối trồi xuống. Những biến đổi, xô lệch này sẽ phá vỡ cấu trúc thẩm mỹ của toàn khuôn răng.

Bênh cạnh đó, phương pháp trồng răng sứ vĩnh viễn còn có một số ưu nhược điểm sau.

  1. Ưu điểm
  • Thực hiện tốt chức năng ăn nhai:

Răng sứ thẩm mỹ có tính bền chắc cao, có khả năng chịu được tác động lớn từ ngoại lực nên bạn hoàn toàn có thể thoái mái trong mọi hoạt động ăn nhai mà không sợ răng bị sứt mẻ hay gãy đổ trong quá trình sử dụng.

  • Mang đến giá trị thẩm mỹ cao:

Răng sứ thẩm mỹ có màu sắc sáng bóng, đẹp tự nhiên; có kích thước trùng khớp với răng thật, hình thái giống với răng thật đến từng gờ, rảnh nên mang lại sự hài hòa cho hàm răng. Đảm bảo tốt vai trò thẩm mỹ, mang đến cho bạn sự tự tin và thoải mái trong mọi hoạt động.

  • Khắc phục các bệnh lý về răng miệng:

Răng bị sâu lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, trồng răng sứ là một biện pháp giúp khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó, trồng răng sứ là một biện pháp hiệu quả cho những răng đã chữa tủy, giúp bảo vệ mô răng thật trước những tác động của vi khuẩn, giữ cho răng luôn bền chắc và duy trì tuổi thọ cho hàm răng.

  • Cải thiện giọng nói:

Răng bị mất khiến giọng nói sẽ có sự thay đổi do hơi từ cuống họng phát ra sẽ lọt qua các chỗ trống do răng mất tạo ra. Do đó, phục hình lại răng sẽ giúp cải thiện giọng nói, âm phát ra được tròn và rõ hơn.

  • Lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho những hàm răng bị khuyết điểm
  • Giúp khớp cắn chuẩn

 

Trồng răng sứ vĩnh viễn có những ưu nhược điểm gì?-hình 2

 

Bạn nên tìm hiểu ưu nhược điểm của trồng răng sứ vĩnh viễn trước khi có quyết định cho riêng mình.

  1. Nhược điểm của trồng răng sứ vĩnh viễn
  • Gây xâm lấn đến răng thật:

Do bản chất là phải mài cùi răng nên sẽ xâm lấn đến cấu trúc của răng. Những chiếc răng được mài sẽ bị ảnh hưởng và về lâu dài sức nhai sẽ bị giảm.

Không những vậy, nếu như kỹ thuật mài răng được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề không cao có thể mài sâu gây ảnh hưởng tới tủy răng. Với những trường hợp như vậy, cần phải điều trị lấy tủy trước khi tiến hành trồng răng nên răng sau này sẽ bị giòn, dễ gãy khi chịu tác động lớn từ ngoại lực.

  • Không ngăn chặn được quá trình tiêu xương:

Do chỉ phục hình bên trên mà không có chân răng nên răng sứ thẩm mỹ không ngăn chặn được quá trình tiêu xương. Sau một thời gian, do không có chân răng nên sẽ xảy ra hiện tượng sụt lõm tại vị trí răng trồng. Do vậy, răng sẽ bị mất cân đối so với hàm và làm giảm sức nhai cũng như không đảm bảo được tính thẩm mỹ cho hàm răng.

 

Cùng chuyên mục

Trong rang vinh vien hinh ava

Trồng răng sứ vĩnh viễn có những ưu nhược điểm gì? Mất răng không chỉ làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Thế nên, nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy tham khảo các phương pháp trồng răng giả hiện nay để có được sự lựa chọn phù hợp với bản thân, trong đ...

Nha Khoa

- 12/04/2017

Trong rang su titan hinh ava

Trồng răng sứ titan có tốt không? Trồng răng hay cụ thể trồng răng implant, trồng răng sứ là phương pháp hiệu quả để phục hồi lại hàm răng bị hư hỏng của bạn. Trong đó, có một phương pháp được đánh giá cao đó là trồng răng sứ titan, vậy trồng răng sứ titan có tốt không? Quy trình trồng răng như t...

Nha Khoa

- 12/04/2017

Trong rang khenh hinh ava

Nên hay không nên trồng răng khểnh. Răng khểnh cũng như má lúm là một trong những nét duyên ngầm thu hút sự chú ý của người đối diện. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những lợi ích mà trồng răng khểnh mang lại cũng như những bất lợi mà chúng có thể gây nên từ phương pháp trồng răng này.

Nha Khoa

- 11/04/2017

Trong rang co dau khong hinh ava

Giải đáp thắc mắc trồng răng có đau không. Trồng răng đã không còn là xa lạ với mỗi chúng ta, đây là phương pháp giúp phục hình răng đã mất đảm bảo cả về thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai cho hàm răng. Tuy nhiên, vấn đề trồng răng có đau không vẫn là nỗi lo lắng của rất nhiều người.

Nha Khoa

- 09/04/2017

Trong rang cua hinh ava

Có nên trồng răng cửa hay không? Trong trường hợp răng cửa đã bị mất phần thân răng và chân răng đã bị lung lay thì tốt nhất nên nhổ bỏ và trồng răng sứ, cụ thể là trồng răng cửa. Tuy nhiên có nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng quy trình trồng cửa như thế nào, có nên trồng răng hay không?

Nha Khoa

- 09/04/2017