Có nên phẫu thuật cười hở lợi hay không?

Tác giả: Asura Nguyễn. Ngày đăng: 15-04-2017

Có nên phẫu thuật cười hở lợi hay không? Nếu khi cười mà để lộ ra phần nướu răng quá nhiều, hay còn gọi là “cười hở lợi” sẽ làm cho bạn thấy rất ngại, rất mất tự tin và kém phần duyên dáng khi giao tiếp. Do đó, mong muốn được chữa cười hở lợi là khát khao của nhiều người nhằm hoàn thiện nụ cười duyên dáng. Tuy nhiên phẫu thuật cười hở lợi có tốt không? Nên hay không nên lựa chọn phương thức phẫu thuật cười hở lợi?

Quy trình phẫu thuật cười hỏ lợi diễn ra như thế nào?

Phẫu thuật cười hở lợi là một kĩ thuật răng hàm mặt, giúp chỉnh hình nướu và  xương hàm. Chỉ cần trải qua 1 lần phẫu thuật duy nhất kéo dài từ 2-5 tiếng, khuyết điểm cười hở lợi sẽ được khắc phục hoàn toàn, đường nét khuôn mặt trở nên hài hòa và cân đối hơn, tăng thêm vẻ đẹp cho nụ cười, giúp bạn lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.

 

Có nên phẫu thuật cười hở lợi hay không?

 

Phẫu thuật cười hở lợi giúp bạn khắc phục khiếm khuyết nụ cười.

Yếu tố quyết định ca phẫu thuật cười hở lợi diễn ra an toàn, đạt hiệu quả cao nhất là phải thực hiện ca phẫu thuật theo đúng quy trình chuẩn, đảm bảo các yếu tố về vệ sinh vô trùng để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Vậy, quy trình phẫu thuật chữa cười hở lợi như thế nào là đạt chuẩn?.

  1. Thăm khám và chẩn đoán

Trước khi tiến hành phẫu thuật cười hở lợi, bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim x-quang ConeBeam CT 3, các phim hàm mặt cơ bản Panorex và cephalometric, lấy dấu hàm, đo dạc khớp cắn…

          Dựa vào đó, bác sĩ sẽ xác định được mức độ cười hở lợi ra sao, cấu trúc hàm mặt như thế nào, mức độ lệch lạc của hai hàm… Sau đó, sẽ đưa ra tư vấn kĩ thuật điều trị thích hợp nhất.

  1. Lập kế hoạch điều trị chi tiết bằng phần mềm Vceph 3D

Sau khi có đầy đủ dữ liệu, bác sĩ tiến hành lập kế hoạch điều trị chi tiết cho bạn thông qua phần mềm Vceph 3D. Với phần mềm này, bác sĩ có thể biết được chính xác: vị trí xương hàm và tỷ lệ xương cần cắt chỉnh, lợi thừa cần cắt bớt là bao nhiêu, việc di chuyển mô mềm theo sau mô xương, vị trí mạch máu và dây thần kinh…

Đồng thời, Vceph 3D còn giúp bác sĩ và bệnh nhân nhìn thấy được kết quả sau điều trị, một cách trực quan bằng hình ảnh 3 chiều trên màn hình máy tính

  1. Kiểm tra tổng quát

Để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật cười hở lợi, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn: xét nghiệm máu, đo huyết áp, độ đông máu, điện tâm đồ..  đảm bảo bạn có đủ sức khỏe để thực hiện điều trị và sẽ có biện pháp xử lý kịp thời nếu bạn không đủ điều kiện phẫu thuật.

Sau đó, bác sĩ tiến hành vệ sinh khoảng miệng sạch sẽ bằng các loại dung dịch chuyên dụng, tránh tình trạng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật. Sau đó, bạn sẽ được gây mê sâu để chuẩn bị cho ca mổ

  1. Tiến hành phẫu thuật

Ca phẫu thuật cười hở lợi cần được tiến hành trong phòng phẫu thuật được vô trùng nghiêm ngặt, trang bị đầy đủ máy móc và thiết bị hiện đại để hổ trợ cho bác sĩ: màn hình chiếu kết nối với máy x-quang ConeBeam CT 3D, máy cắt xương siêu âm, máy gây mê chuyên dụng, hệ thống Monitor giúp theo dõi tình trạng của bệnh nhân….

 Ngoài ra, tất cả các dụng cụ phẫu thuật cần được khử khuẩn theo đúng tiêu chuẩn FDA, đảm bảo không xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.

 

Có nên phẫu thuật cười hở lợi hay không?-hình 2

 

Kỹ thuật tiêu chuẫn quốc tế được áp dụng trong phương pháp phẫu thuật cười hở lợi.

  1. Chăm sóc hậu phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được đưa về phòng chăm sóc, phục hồi. Tại đây, các bác sĩ và phụ tá sẽ liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn trong suốt 24h, đảm bảo an toàn cho bạn.

 

Có nên phẫu thuật cười hở lợi hay không?

Theo các bác sĩ nha khoa, để xác định được phương pháp chữa cười hở lợi phù hợp nhất với từng bệnh nhân, đầu tiên cần tìm ra nguyên gây cười hở lợi là do đâu, với mỗi nguyên nhân sẽ có khắc phục khác nhau.

Phẫu thuật cười hở lợi có những phương pháp điều trị khác nhau như: cắt lợi đơn thuần nếu đó chỉ là sự quá triển của lợi; cắt lợi kết hợp mài ít bờ viền xương ổ và mặt ngoài xương ổ răng nếu do xương ổ răng quá dày. Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp với chỉnh nha làm lún răng, sau đó cắt bớt lợi; chăm sóc sau phẫu thuật; phẫu thuật cười hở lợi (nướu) an toàn và ít có biến chứng.

Bạn có thể khó chịu, sưng môi trên trong vài ngày đầu và phải hạn chế cử động môi trên (cười, nói…). Việc chăm sóc sau phẫu thuật đơn giản, chủ yếu là giữ gìn vệ sinh răng miệng và thực hiện theo đơn mà bác sĩ hướng dẫn. 

 

Cùng chuyên mục

Lam rang cua gia hinh ava

Quy trình làm răng cửa giả như thế nào? Mất răng làm tiêu xương hàm gây biến dạng khuôn mặt, làm khuôn mặt trông già nua hơn, mất đi sự thẩm mỹ của nụ cười, khuôn mặt.... Do đó, rất nhiều người tìm đến phương pháp làm răng giả, nếu răng cửa bị mẻ hay mất thì đó là làm răng cửa giả. Vậy quy trình ...

Nha Khoa

- 10/05/2017

Lam rang gia loai nao tot hinh ava

Mách bạn phương pháp làm răng giả loại nào tốt. Làm răng giả với phương pháp tiên tiến đảm bảo tính thẩm mỹ cao, trông tự nhiên như răng thật, không có cảm giác cộm, cấn, khó chịu và phải đảm bảo việc ăn, nhai một cách hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng làm răng g...

Nha Khoa

- 10/05/2017

Lam rang khenh gia hinh ava

Làm răng khểnh giả như thế nào? Răng khểnh tạo nên một nụ cười duyên cho chủ nhân, đặc biệt là những bạn nữ. Vì thế hiện nay, làm răng khểnh giả cũng có thể được coi là trào lưu làm răng giả thẩm mỹ mới được nhiều bạn gái ưa chuộng.

Nha Khoa

- 10/05/2017

Lam rang gia co dau khong hinh ava

Làm răng giả có đau không? Khi bị mất răng, gãy răng, bạn có thể lựa chọn một trong các phương pháp trồng răng giả sau: bọc răng sứ, làm cầu răng, ghép răng Implant. Mỗi hình thức phục hình sẽ phù hợp với từng trường hợp gãy răng khác nhau, gọi chung là phương pháp làm răng giả. Tuy nhiên tồn tại...

Nha Khoa

- 10/05/2017

Lam rang ham gia hinh ava

Có phương pháp làm răng hàm giả nào? Phương pháp làm răng giả nói chung và làm răng hàm giả nói riêng được nhiều người lựa chọn khi muốn phục hồi lại chiếc răng đã mất hay khi muốn chỉnh sửa về thẩm mỹ những chiếc răng khiếm khuyết về màu sắc và dạng răng. Vậy phương pháp làm răng hàm giả hiện na...

Nha Khoa

- 10/05/2017