Vì sao trẻ nghiến răng khi ngủ?

Tác giả: Lê Vũ. Ngày đăng: 17-04-2017

Vì sao trẻ nghiến răng khi ngủ? Đa số nghiến răng ở trẻ em chỉ thấy có triệu chứng nghiến hay cắn chặt răng trong lúc ngủ. Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên ở mức độ nghiêm trọng hơn nếu bé nghiến răng phát ra tiếng, làm mòn răng…. Do đó các bậc cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức tất tần tật về lý do trẻ nghiến răng khi ngủ, nghiến răng và cách chữa để hạn chế mức thấp nhất những tác nhân xấu đến sức khỏe con bạn.

Lý do vì sao trẻ nghiến răng khi ngủ là gì?

Tần suất của việc nghiến răng có xu hướng giảm dần theo tuổi, trẻ em nghiến răng nhiều hơn người lớn và thấp nhất sau độ tuổi 65, có thể liên quan tới sự chưa hoàn thiện của hệ thống thần kinh cơ và các rối loạn về giấc ngủ cũng như tâm lý chưa ổn định, dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh ở trẻ em.

Trẻ nghiến răng khi ngủ thường xuất hiện sau khi mọc những răng phía trước vào khoảng 1 tuổi, trẻ có tật thở miệng hoặc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, amidan lớn, hen suyễn; đặc biệt trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý, những trẻ trong độ tuổi tới trường với áp lực học tập cao có tỷ lệ nghiến răng cao hơn.

 

Vì sao trẻ nghiến răng khi ngủ?

 

Tình trạng stress ở trẻ cũng là một trong nguyên nhan dẫn đến hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ.

Thực ra, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ này cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có 2 nguyên nhân chính thường liên quan đến tật nghiến răng ở trẻ em:

  • Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu. Theo phản xạ, trẻ nghiến răng khi ng, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Stress: nguyên nhân tâm lý cũng có thể làm trẻ cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động hay xúc cảm quá mức. Nghiến răng được xem là phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và phần lớn là ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích. Ví dụ như trẻ đang lo lắng về bài kiểm tra, trẻ cãi nhau với anh chị em hay trẻ bị cha mẹ trách mắng kéo dài. Yếu tố tâm lý này cũng gây nên hiện tượng nghiến răng. Ban đêm, khi ngủ, stress có thể gây nên một áp lực đối với răng, làm hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.

 

Trẻ nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?

Nếu trẻ bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng, việc mọc răng và cơ hàm. Răng sẽ bị mòn, hiện tượng này làm cho những thức ăn có acid và đường bám vào răng nhiều hơn và sâu răng sẽ phát triển.

Ngoài ra, tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu tới các hệ thống nhai như: hệ thống răng, cơ hàm và khớp thái dương hàm, có thể dẫn đến gãy răng của trẻ, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt của trẻ.

 

Cách điều trị hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ

Có nhiều biện pháp điều trị nghiến răng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp hay loại thuốc nào đặc hiệu chữa được tật nghiến răng.

Nếu các bậc cha mẹ phát hiện thấy trẻ có những vết mòn trên bề mặt răng, nên đưa trẻ đi khám tại các phòng khám nha khoa uy tín để khôi phục hàm răng như ban đầu.

 

Vì sao trẻ nghiến răng khi ngủ?-hình 2

 

Các bậc phụ huynh cần phải quan tâm đến nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ để phòng tránh những hậu quả khôn lường.

Cho đến nay, máng mặt nhai vẫn là phương pháp chính trong điều trị nghiến răng trên thế giới, hiện tượng nghiến răng có thể giảm bớt.

Tuy nhiên, không phải máng nhai lúc nào cũng hiệu quả trong tất cả các trường hợp nghiến răng. Đối với việc trẻ nghiến răng khi ngủ có thể khắc phục bằng một số biện pháp sau:

  • Đối với những trẻ bị nghiến răng do stress, cách chữa nghiến răng là tìm ra nguyên nhân gây nên lo âu, stress cho trẻ. Chỉ cần cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm, thoải mái tâm trí là có thể giúp trẻ giảm bớt nghiến răng.
  • Một số trẻ vào ban đêm chơi quá nhiều trước khi ngủ, căng thẳng thần kinh cũng sẽ nghiến răng. Hoặc có một sự việc nào đó, trẻ bị cha mẹ trách mắng kéo dài khiến trẻ bị sợ hãi, lo âu… cũng là nguyên nhân dẫn đến tật nghiến răng của trẻ.

Để phòng ngừa và điều trị trẻ nghiến răng khi ngủ, hàng ngày cha mẹ nên trò chuyện với con trước khi ngủ để biết những việc gì đã xảy ra trong ngày với trẻ, điều gì làm trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hay giận dữ. Phương pháp này có thể giúp giải quyết các nguyên nhân tâm lý và từ đó hạn chế hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ.

  • Chỉ cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng khoảng 30 phút trước khi ngủ. Tốt nhất là đọc truyện tranh cho trẻ.
  • Không nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ, nhất là đồ ngọt.
  • Nên tập cho trẻ ngủ đúng giờ, ăn uống đủ chất đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đủ canxi.
  •  Vệ sinh răng miệng tốt đồng thời đi kiểm tra răng xem có sự bất thường gì không.

 

Cùng chuyên mục

Trong rang vinh vien hinh ava

Trồng răng sứ vĩnh viễn có những ưu nhược điểm gì? Mất răng không chỉ làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Thế nên, nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy tham khảo các phương pháp trồng răng giả hiện nay để có được sự lựa chọn phù hợp với bản thân, trong đ...

Nha Khoa

- 12/04/2017

Trong rang su titan hinh ava

Trồng răng sứ titan có tốt không? Trồng răng hay cụ thể trồng răng implant, trồng răng sứ là phương pháp hiệu quả để phục hồi lại hàm răng bị hư hỏng của bạn. Trong đó, có một phương pháp được đánh giá cao đó là trồng răng sứ titan, vậy trồng răng sứ titan có tốt không? Quy trình trồng răng như t...

Nha Khoa

- 12/04/2017

Trong rang khenh hinh ava

Nên hay không nên trồng răng khểnh. Răng khểnh cũng như má lúm là một trong những nét duyên ngầm thu hút sự chú ý của người đối diện. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những lợi ích mà trồng răng khểnh mang lại cũng như những bất lợi mà chúng có thể gây nên từ phương pháp trồng răng này.

Nha Khoa

- 11/04/2017

Trong rang co dau khong hinh ava

Giải đáp thắc mắc trồng răng có đau không. Trồng răng đã không còn là xa lạ với mỗi chúng ta, đây là phương pháp giúp phục hình răng đã mất đảm bảo cả về thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai cho hàm răng. Tuy nhiên, vấn đề trồng răng có đau không vẫn là nỗi lo lắng của rất nhiều người.

Nha Khoa

- 09/04/2017

Trong rang cua hinh ava

Có nên trồng răng cửa hay không? Trong trường hợp răng cửa đã bị mất phần thân răng và chân răng đã bị lung lay thì tốt nhất nên nhổ bỏ và trồng răng sứ, cụ thể là trồng răng cửa. Tuy nhiên có nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng quy trình trồng cửa như thế nào, có nên trồng răng hay không?

Nha Khoa

- 09/04/2017