Cách điều trị ê buốt răng hàm hiệu quả

Tác giả: hoaithuong. Ngày đăng: 19-04-2017

Cách điều trị ê buốt răng hàm hiệu quả. Ê buốt răng hàm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến triệu chứng ê buốt răng tích lũy dần và ngày càng nặng thêm, thậm chí dẫn đến viêm tủy. Ngoài ra, nó cũng sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên khó chịu khi phải kiêng khem quá mức hay luôn ám ảnh về cảm giác ê buốt.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ê buốt răng hàm

 

  1. Sử dụng quá nhiều nước súc miệng cũng gây ra hiện tượng ê buốt răng hàm.

Bạn luôn muốn hơi thở thơm mát, nhưng nếu thường xuyên súc miệng bằng nước chuyên dụng hằng ngày, bạn có thể làm tăng sự nhạy cảm của răng. Đó là vì nước súc miệng có chứa axit và nó sẽ làm cho tình trạng ê buốt răng xuất hiện

  1. Ăn nhiều thực phẩm axit chính là nguyên nhân làm tăng ê buốt răng hàm.

Tình trạng ê buốt răng có thể buộc bạn phải hạn chế cà chua, quả họ cam quýt, nước quả và các thực phẩm axit ngon bổ khác. Thói quen ham thích quá nhiều thực phẩm và đồ uống giàu axit có thể làm mòn lớp men bảo vệ răng, từ đó hình thành các đốm đen (khởi đầu của sâu răng).

 

Cách điều trị ê buốt răng hàm hiệu quả

 

Ăn qua nhiều đồ chứa hàm lượng axit cao liên tục chính là nguyên nhân gây ra ê buốt răng hàm.

Nếu không thể hạn chế những món ăn ưa thích này thì hãy ăn một miếng phô mai hay ly sữa sau khi ăn các thực phẩm giàu axit.

  1. Chất làm trắng răng và 1 số kem đánh răng cũng góp phần gây ra tình trạng ê buốt răng hàm.

Ai cũng muốn có một nụ cười rạng rỡ hơn nhưng đối với 1 số người, chất làm trắng răng và 1 số kem đánh răng có chất làm trắng peroxide có thể gây ra cảm giác ê buốt răng. Sự nhạy cảm của răng thường là nhất thời và cách chấm dứt hiện tượng này là ngừng dùng sản phẩm làm trắng răng.

  1. Tụt lợi là nguyên nhân cơ bản của ê buốt răng hàm

Chân răng chứa hàng ngàn ống nhỏ li ti dẫn đến tủy răng. Chân răng được bảo vệ bởi các mô lợi. Nhưng nếu bị bệnh nha chu, lợi bị tụt, chân răng lộ ra thì răng sẽ trở nên nhạy cảm.

  1. Chải răng quá kỹ là nguyên nhân không ai ngờ tới gây ra hiện tượng ê buốt răng hàm.

Bạn nghĩ rằng chải răng thật kỹ sẽ tốt hơn? Hãy nghĩ lại. Chải răng quá nhiệt tình (hoặc dùng bàn chải cứng) có thể làm tổn thương gốc răng do lợi bị tổn thương. Ngoài ra, nó cũng làm cho men răng bị mòn đi, lộ ra lớp ngà răng. Các lỗ li ti ở ngà răng là những ống siêu nhỏ cho phép các thực phẩm nóng, lạnh và ngọt có thể lọt vào tủy răng.

 

Mách bạn cách điều trị ê buốt răng hàm hiệu quả

 

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách là cách bảo vệ răng miệng tự nhiên tốt nhất, an toàn nhất . Giúp làm giảm tình trạng mòn men răng làm lộ ngà răng gây cảm giác ê buốt mỗi khi ăn uống. Đặc biệt, bảo vệ răng miệng tốt giúp hạn chế tình trạng tụt nướu gây những tổn thương không đáng có cho răng.

Giảm ê buốt răng hàm bằng cách lựa chọn bàn chải có lông mềm, những loại kem đánh răng phù hợp có đầy đủ các hoạt chất làm trắng răng và là răng chắc khỏe để bảo vệ tốt hàm răng của mình.

  • Dùng gel chữa ê buốt

Dùng gel chữa ê buốt răng hàm là một liệu pháp được nhiều người sử dụng bởi hiệu quả cực nhanh sau đó. Hiện nay tại các nhà thuốc có bán tràn lan rất nhiều loại gel giúp giảm cảm giác ê buốt răng của nhiều nhãn hàng với nhiều thể loại khác nhau . Nhưng liệu pháp này bạn không nên tùy tiện sử dụng mà cần phải có đơn thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

 

Cách điều trị ê buốt răng hàm hiệu quả-hình 2

 

Hãy chữa trị ê buốt răng hàm ngay từ bây giờ để hạn chế tác hại của nó.

  • Sử dụng tỏi

Tỏi là một trong những bài thuốc dân gian hiệu nghiệm không để chữa bệnh đau răng mà có thể làm giảm được cơn đau ê buốt răng hàm.

Trong thành phần của tỏi có chứa fluor và allicin giúp bảo vệ và phục hồi được ngà răng. bạn chỉ cần giã nhỏ nhánh tỏi, hòa lẫn với muối càng tốt, sau đó ngậm vào miệng hoặc có thể thái lát mỏng miếng tỏi và chà sát trên bề mặt răng ít phút. bạn sẽ thấy hiệu quả sau đó.

  • Súc miệng bằng nước muối

Đây là liệu pháp dân gian được sử dụng từ ngàn đời nay. Bạn chỉ cần hòa loãng nước muối và ngâm dung dịch này trong khoảng 3 phút. Một ngày có thể ngậm nhiều lần tình trạng ê buốt răng cảu bạn sẽ được thuyên giảm đáng kể.

Những biện pháp trên là một số cách chữa răng hết ê buốt nhanh chóng. Để giải quết được tình trạng răng bị ê buốt thì bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị thật tốt nhé.

 

Cùng chuyên mục

Sau rang ham duoi hinh ava

Quy trình trám răng khi bị sâu răng hàm dưới. Sâu răng hàm khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì răng là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi khi qua tuổi vị thành niên, phải chữa trị. Sâu răng hàm hay cụ thể là sâu răng hàm dưới có triệu chứng gì? Quy trình điều trị ...

Nha Khoa

- 21/04/2017

Sau rang la gi hinh ava

Giải đáp thắc mắc sâu răng là gì? Sâu răng là gì, sâu răng không phải là căn bệnh đáng lo ngại như nhiều người nghĩ. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sâu răng sẽ giúp chúng ta có được các phương pháp phòng tránh sâu răng và cách điều trị hiệu quả cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình.

Nha Khoa

- 21/04/2017

Rang e buot khi uong nuoc lanh hinh ava

Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh? Ê buốt răng khi ăn hoặc uống những thực phẩm lạnh như nước đá, kem, sinh tố. Bạn rất lo lắng tại sao chân răng ê buốt khi uống nước lạnh, hiện tượng ê buốt này còn xuất hiện trong trường hợp nào? Làm sao để khắc phục răng ê buốt khi uống nước lạnh?

Nha Khoa

- 21/04/2017

E buot rang sau khi lay cao rang hinh ava

Tại sao lại bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng? Bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng là tình huống thường gặp ở nhiều người. Đôi khi nó được coi là hiện tượng bình thường bởi vì thao tác lấy cao răng có tác động ít nhiều đến men răng bên ngoài, tương tự như ngoại lực làm bệnh nhân bị buốt răng sa...

Nha Khoa

- 21/04/2017

E buot rang sau khi tay trang hinh ava

Mẹo giúp bạn hạn chế được tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng. Việc sử dụng miếng dán tẩy trắng tại nhà cũng dễ dẫn đến tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng răng do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên cạnh đó là nhiều người quan tâm đến việc làm thế nào để hạn chế tình trạng ê...

Nha Khoa

- 21/04/2017