Phương pháp trám răng lấy tủy như thế nào?

Tác giả: Cẩm Chướng. Ngày đăng: 05-05-2017

Phương pháp trám răng lấy tủy như thế nào? Lấy tủy răng là thủ thuật mà các nha sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ phần tủy răng – một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Lấy tủy răng là việc bất đắc dĩ phải làm khi trám răng hoặc tủy răng bị tổn thương mà không thể hồi phục được. Vậy thì quy trình trám răng lấy tủy diễn ra như thế nào? Có đau không và thông thường những trường hợp mới cần trám răng lấy tủy?

Những trường hợp nào mới cần trám răng lấy tủy

 

Trám răng lấy tủy thường áp dụng đối với những trường hợp vết sâu nặng, tủy bị viêm nhiễm. Khi tiến hành điều trị nạo vết sâu có thể sẽ ăn sâu vào gần ống tủy, khi đó không thể thực hiện trám trực tiếp được do chất liệu trám sẽ kích thích lên đầu ống tủy gây đau nhức và sưng. bệnh sâu răng và vi khuẩn trong miệng được xem như là nguyên nhân chủ yếu làm tổn thương tủy răng.

 

Phương pháp trám răng lấy tủy như thế nào?

 

Tủy chính là nơi cung cấp dinh dưỡng cho dăng, do đó trám răng lấy tủy hay không bạn nên nhờ đến tư vấn của chuyên gia.

Trường hợp răng sâu sau khi trám do thao tác không đúng kỹ thuật hoặc tác động mạnh khiến vết trám bị bung ra, gây viêm nhiễm và cần phải lấy tủy răng để tránh làm vết sâu và viêm nhiễm lan rộng hơn sang những răng khác. Do tay nghề của bác sĩ chưa vững hoặc phòng khám bạn lựa chọn chưa có máy móc trang thiết bị phù hợp dẫn đến tình trạng trám răng sai kỹ thuật.

 

Phương pháp trám răng lấy tủy diễn ra như thế nào?

 

  • Bước 1: Thăm khám và vệ sinh răng miệng

Thao tác này được thực hiện đầu tiên nhằm xác định tình trạng của tủy, cấp độ viêm nhiễm ra sao. Toàn bộ khu vực bị viêm nhiễm sẽ được vệ sinh kỹ bằng một dung dịch đặc biệt nhằm chuẩn bị cho việc mở tủy.

  • Bước 2: Gây tê và cách ly môi, nướu

Nếu tuỷ răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng bằng Xylocain 2%. Tiến hành cách ly răng với môi và nướu bằng cách sử dụng đê cao su.

  • Bước 3: Mở tủy

Mở tủy từ mặt sau của các răng trước được bác sĩ thực hiện. Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy. Xác định chiều dài của các ống tuỷ bằng hệ thống máy tân tiến.

  • Bước 4: Bơm rửa và tạo hình ống tủy, lấy bỏ hết tổ chức nhiễm khuẩn bên trong

Sau khi tạo hình ống tủy bằng các dụng cụ cầm tay hoặc máy điều trị tủy, các ống tủy sẽ được bơm rửa bằng hệ thống siêu âm loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của vi khuẩn trước khi chúng được lấp đầy bởi các vật liệu trám tủy.

Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc ôxy già 3 thể tích… Dùng đầu siêu âm phối hợp xen kẽ với các file và dung dịch bơm rửa.

  • Bước 5: Hàn trám

Bác sĩ thường sử dụng vật liệu bằng cao su, thường gọi là Gutta-percha, có hình dáng thuôn, chèn vào trong từng ống tủy, hàn chặt vào đó bằng xi măng. Lèn nhẹ Gutta percha vừa bơm bằng cây lèn.

 

Phương pháp trám răng lấy tủy như thế nào?-hình 2

 

Quy trình trám răng lấy tủy cần phải diễn ra thật an toàn và cần đảm bảo mọi bước đều chuẩn xác.

Kiểm tra chất hàn ở 1/3 ống tủy về phía chóp răng trên X-quang. Nếu chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục lèn bằng cây lèn nhỏ hơn cho đến khi ống tủy ở chóp được hàn kín. Tiếp tục bơm Gutta percha nóng chảy và lèn kín phần ống tủy còn lại.

Kiểm tra kết quả sau hàn tủy bằng X- quang. Sau đó, tiến hành hàn ống tủy và hàn tạm ở trên mặt răng để theo dõi. Sau khoảng một vài ngày theo dõi sẽ lấy bỏ chất hàn tạm và hàn vĩnh viễn lên mặt răng bằng vật liệu composite

Ở bước này, mặt răng sẽ được trám bít vĩnh viễn. Mão răng thường được đặt lên trên thân răng, nếu phần răng đã vỡ quá lớn thì có thể phải đặt chốt để gia cố trước khi bọc mão, răng sẽ được phục hồi hình dáng tự nhiên sau khi điều trị tủy và tiến hành phục hình răng sứ.

 

Trám răng lấy tủy có đau không?

 

Với phương pháp điều trị và thiết bị tiên tiến của nha khoa hiện đại thì việc trám răng lấy tủy răng cho bệnh nhân diễn ra nhẹ nhàng hơn nhiều nên bạn không cần phải quá lo lắng, e ngại khi điều trị tủy. Theo nhiều bệnh nhân, việc lấy tủy răng đôi khi không bằng những cơn đau do nhiễm trùng ống tủy gây ra.

Trong quá trình trám răng lấy tủy, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ khiến vùng miệng bệnh nhân mất cảm giác và ít thấy đau. Nếu quá sợ thì bác sĩ có thể kê thuốc an thần nhẹ để bạn yên tâm hơn. Sau khi lấy tủy răng xong, bạn sẽ không còn phải chịu sự đau đớn kéo dài như khi viêm tủy nữa vì phần tủy hỏng đã được lấy đi và răng không còn nhạy cảm với thức ăn, đồ uống nóng lạnh.

 

Tags: trám răng

Cùng chuyên mục

Chinh rang thua bao nhieu tien hinh ava

Nguyên nhân gây ra răng thưa có thể do mầm răng mọc bẩm sinh cách xa nhau, kích thước của răng so với tỉ lệ hàm, do thiếu răng, răng mọc ngầm…hoặc do bệnh lý như tụt lợi khiến răng nhìn trông thưa thớt…Ngoài ra, một số thói quen không tốt thuở nhỏ như tật đẩy lưỡi, mút ngón tay cũng khiến cho răn...

Nha Khoa

- 28/04/2017

Rang thua co nieng duoc khong hinh ava

Giải đáp thắc mắc răng thưa có niềng được không? Răng thưa là sự sai lệch răng ở mức độ trung bình, được đánh giá là không có nhiều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng mà chỉ làm mất thẩm mỹ và làm giảm sự tự tin của bạn khi giao tiếp. Do vậy chủ đề răng thưa và cách khắc phục luôn được nhiề...

Nha Khoa

- 28/04/2017

Dinh da vao rang nao thi dep hinh ava

Tư vấn cho bạn lựa chọn đính đá vào răng nào thì đẹp và tăng độ sang trọng. Ngoài loại hình làm đẹp tẩy trắng răng hay niềng răng thẩm mỹ thì việc răng đính đa hay kim cương đã trở thành trào lưu được ưa chuộng trên khắp thế giới, những người nổi tiếng hoặc những bạn trẻ cũng đều gắn lên răng của...

Nha Khoa

- 27/04/2017

Dinh da vao rang khenh hinh ava

Quy trình đính đá vào răng khểnh theo công nghệ Pháp. Đính đá vào răng khểnh chính là xu hướng mới được giới trẻ ưa chuộng, không chỉ tạo thêm nét duyên dáng cho chiếc răng khểnh nhỏ xinh mà còn thu hút ánh nhìn từ mọi người xung quanh. Các quy trình đính đá vào răng khểnh không tốn quá nhiều thờ...

Nha Khoa

- 27/04/2017

Dinh da vao rang co dau khong hinh ava

Quy trình đính đá vào răng có đau không? Răng đính đá hay đính đá vào răng là phương pháp thẩm mỹ răng đã và đang được các bạn trẻ ưa chuộng. Đính đá vào răng tăng giá trị của bản thân cũng như độ sang trọng của người đính đá. Tuy nhiên đính đá vào răng có đau không là câu hỏi chung của rất nhiều...

Nha Khoa

- 27/04/2017