Tại sao phải trám răng mẻ?

Tác giả: Võ Văn Dũng. Ngày đăng: 05-05-2017

Tại sao phải trám răng mẻ? Răng bị mẻ tức là cấu trúc răng đã bị tổn thương. Bạn không cảm thấy đau nhức nhiều có thể do vết mẻ nhỏ nhưng việc thăm khám là không thể bỏ qua. Để đảm bảo tính thẩm mỹ răng nhiều người lựa chọn phương pháp trám răng để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên lý do thật sự mà bạn phải trám răng mẻ là gì? Bên cạnh đó, ưu điểm của trám răng mẻ là gì? Là câu hỏi chung của nhiều người.

Lý do tại sao bạn cần phải trám răng mẻ

 

Răng thông thường được cấu tạo bởi 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Răng bị mẻ, vỡ có thể đã tác động đến phần ngà răng mà có thể bạn không biết. Có rất nhiều trường hợp khi bị mẻ răng, phần ngà lộ, thậm chí ảnh hưởng cả tới phần tủy, gây đau nhức và cuối cùng phải điều trị tủy trước khi hàn trám.

Ngoài ra, khi men răng bị tổn thương thì rất dễ dẫn tới tình trạng lộ ngà. Điều này giải thích tại sao có nhiều người khi bị mẻ răng ban đầu không cảm thấy ê nhức nhưng dần dần về sau lại thấy ê buốt khi ăn nhai mạnh hoặc khi uống nước nóng, lạnh.

 

Tại sao phải trám răng mẻ?

 

Trám răng mẻ giúp bạn có được hàm răng đẹp như ban đầu.

Một trong những lý do giải thích tại sao phải trám răng chính là phần răng bị mẻ, tổn thương rất dễ chịu những tác động từ bên ngoài, đặc biệt là các vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công gây nên bệnh sâu răng.

Bên cạnh đó, răng hàm khi ăn nhai mảng bám thức ăn có thể lọt xuống phần răng mẻ và đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Trám răng mẻ là cách trám bít vật liệu trám vào chỗ răng bị mẻ nhằm khôi phục hình dạng cho răng, đảm bảo ăn nhai bình thường cũng như những tổn thương đến răng.

 

Ưu điểm của trám răng mẻ là gì?

 

Hàn trám răng mẻ được thực hiện hoàn toàn an toàn, không gây đau đớn hay bất kỳ sự khó chịu nào khi tiến hành dưới sự hỗ trợ của thuốc tê.

  • Qúa trình tiến hành hàn trám răng mẻ hoàn toàn không xâm lấn đến các răng khỏe khác. Vật liệu trám sẽ tập trung trên phần thân răng bị tổn thương mà hoàn toàn không tác động đến các răng kế cận.

 

Tại sao phải trám răng mẻ?-hình 2

 

Quy trình trám răng sứt mẻ đảm bảo an toàn với bạn hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • Chỗ hàn trám bền chắc với khả năng duy trì lâu dài.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ tốn 10 – 20 phút trên một đơn răng. Đồng thời, sau khi hàn răng, bệnh nhân cũng không tốn thời gian nghỉ ngơi, không phải kiêng cữ trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.
  • Chi phí hợp lý.

 

 Cần lưu ý gì khi trám răng mẻ

 

Sau khi trám răng mẻ, bạn là người chủ động chăm sóc và quyết định tuổi thọ của răng mới như thế nào. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Sau khi trám răng xong, không nên ăn nhai trong vòng 2 giờ, để chất trám có thời gian đông cứng bền vững lên răng.
  • Giữ sạch răng sau khi ăn, đánh răng đúng cách với bàn chải lông mềm với thao tác nhẹ nhàng.
  • Ưu tiên sử dụng những loại thức ăn mềm. Tránh những loại thức ăn quá nóng hay quá lạnh, quá cứng, thức ăn chứa nhiều gia vị, nước ngọt có gas…
  • Sau khi trám răng, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì bất thường như: sưng, đau nhức hay bong miếng trám…thì cần đến ngay trung tâm nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra.
  • Tuyệt đối tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau khi trám răng.

 

Tags: trám răng

Cùng chuyên mục

Tre nghien rang khi ngu hinh ava

Vì sao trẻ nghiến răng khi ngủ? Đa số nghiến răng ở trẻ em chỉ thấy có triệu chứng nghiến hay cắn chặt răng trong lúc ngủ. Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên ở mức độ nghiêm trọng hơn nếu bé nghiến răng phát ra tiếng, làm mòn ...

Nha Khoa

- 17/04/2017

Nghien rang la benh gi hinh ava

Giải đáp thắc mắc nghiến răng là bệnh gì. Thuật ngữ “nghiến răng khi ngủ” để chỉ hiện tượng nghiến hoặc cắn chặt răng ở trẻ nhỏ và người lớn. Thói quen nghiến răng khi ngủ xảy ra khi các răng tiếp xúc nhau với một lực mạnh, hiện tượng này có thể không gây tiếng kêu và cũng có thể phát ra âm thanh...

Nha Khoa

- 17/04/2017

Benh nghien rang khi ngu hinh ava

Bệnh nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không? Nghiến răng khi ngủ là một tật khá phổ biến đối với cả người lớn và trẻ em. Vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống nên khi mắc phải tật này nhiều người lại suy nghĩ đơn giản đã dấn đến nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm. Nên điều c...

Nha Khoa

- 17/04/2017

Cach chua cuoi ho loi hinh ava

Tổng hợp cách chữa cười hở lợi hiệu quả cho bạn. Nếu trong trường hợp có nụ cười không may gặp tình trạng hở lợi, điều quan trọng là tìm ra chính xác những nguyên nhân gây ra điều này. Không chỉ dừng lại ở đó những cách chữa cười hở lợi mang đến hiệu quả cao luôn được nhiều người tìm kiếm nhất.

Nha Khoa

- 17/04/2017

Dieu tri cuoi ho loi hinh ava

Nên điều trị cười hở lợi bằng phương pháp nào? Cười hở lợi được xem là bình thường nhưng với quan niệm về thẩm mỹ, ta vẫn có thể gọi biểu hiện này là một loại bệnh và cần được điều trị. Đa số những người cười hở lợi ở mức độ tương đối nặng luôn cảm thấy thiếu tự tin, tới mức họ có thói quen giơ t...

Nha Khoa

- 17/04/2017