Làm răng nanh giả như thế nào?

Tác giả: Thu Thuy Nguyen. Ngày đăng: 09-05-2017

Làm răng nanh giả như thế nào? Không ít người có những chiếc răng nanh quá ngắn và bị tù ở rìa răng. Hình thể kém thẩm mỹ và sai tiêu chuẩn này sẽ biến răng duyên trở thành kẻ phá hoại hoàn toàn “nhan sắc” của khuôn răng. Bên cạnh đó nhiều người muốn làm răng nanh giả để tạo điểm nhấn, độc lạ cho hàm răng, tăng tính thẩm mỹ lên. Vậy làm răng nanh giả có khác gì với răng khểnh không? Có những phương pháp làm răng nanh giả giả?

Làm răng nanh giả có khác gì với răng khểnh

 

Trên cung hàm, răng nanh là chiếc răng số 3 (tính từ răng cửa vào). Đây là chiếc răng chuyển tiếp giữa răng cửa với răng hàm về mặt vị trí cũng như là hình thể. Răng nanh vẫn có độ mảnh tương đối giống như răng cửa nhưng tạo hình rìa nhọn lại gần giống với răng cối nhỏ.

Khi răng này mọc ngay ngắn so với các răng khác thì gọi là răng nanh. Nhưng khi có sự sai lệch nào đó, hàm răng chen chúc, không đủ chỗ thì răng này có thể bị vênh ra hoặc mọc lên cao hơn so với các răng khác thì gọi là răng khểnh.

 

Làm răng nanh giả như thế nào?

 

Làm răng nanh giả chính là việc làm răng khểnh dài ra.

Như vậy, về mặt bản chất, răng nanh và răng khểnh là một nhưng cách gọi khác nhau chính là để phân biệt khi răng mọc ở thế khác nhau. Chính vì vậy, việc gọi tên  trồng răng nanh hay trồng răng khểnh cũng phải dựa vào vị trí và mục đích trồng răng khác nhau.

Thông thường, có ba trường hợp như sau:

 

  • Khi răng nanh mọc ngay ngắn trên cung hàm bị mất và cần phục hình lại vào đúng vị trí đó thì gọi là trồng răng nanh.
  • Trong trường hợp răng nanh bị mất nhưng bệnh nhân muốn răng này sau trồng có độ khểnh nhất định thì khi đó có thể gọi là trồng răng khểnh hoặc gắn răng nanh đều được.
  • Nhưng nếu như người đang còn răng nanh nguyên vẹn mà vẫn muốn trồng răng nanh giả thêm răng ở vị của răng nanh nhưng khểnh lên thì sẽ được gọi là trồng răng khểnh.

 

Tại sao lại làm răng nanh giả?

 

Chiếc răng nanh ở vị trí gần khóe miệng rất hay mọc lệch ra khỏi hàm và tạo thành răng khểnh ở không ít người. Có một sự thật rõ ràng là những người có răng khểnh dù là nam hay nữ thì cũng đều có nụ cười rất “duyên”.

Đây là điều mà gần như ai cũng phải công nhận, bởi thế răng khểnh cũng được coi giống như má lúm, có thể làm cho khuôn mặt trở nên duyên dáng, đáng yêu hơn.

Về mặt thẩm mỹ, theo quan niệm Á đông thì có thêm răng nanh dù làm cho hàm răng trở nên khấp khểnh một chút nhưng lại rất duyên dáng và dễ thương nên không có ảnh hưởng gì về thẩm mỹ.

 

Phương pháp làm răng nanh giả

 

Để trồng răng nanh giả, bạn có thể sử dụng một trong ba phương pháp sau:

  • Cấy ghép răng Implant

Là cách trồng răng toàn diện cả thân và chân răng, với chân răng là trụ Implant đặt vào trong xương hàm. Thân răng nanh sẽ tựa trên trụ răng này mà không làm ảnh hưởng đến bất cứ răng nào khác.

 

Làm răng nanh giả như thế nào?-hình 2

 

Hiện nay, có nhiều phương pháp làm răng nanh giả để bạn có thể tự do lựa chọn.

  • Làm cầu răng

Là cách khôi phục lại thân răng, chân răng vẫn trống. Khi đó, bệnh nhân trồng răng nanh buộc phải thực hiện mài hai cùi răng trụ hai bên (là răng số cửa số 2 và răng tiền hàm số 4). Cầu răng sẽ là nhịp nối của 3 thân răng sứ chụp lên vị trí của 3 răng liền kề nhau (số 2, 3, 4).

  • Làm răng tháo lắp

Chỉ cần thiết kế một răng giả cho gắn răng nanh trên nền nhựa hoặc khung kim loại để lắp vào vị trí răng nanh.

 

Cùng chuyên mục

Sau rang ham duoi hinh ava

Quy trình trám răng khi bị sâu răng hàm dưới. Sâu răng hàm khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì răng là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi khi qua tuổi vị thành niên, phải chữa trị. Sâu răng hàm hay cụ thể là sâu răng hàm dưới có triệu chứng gì? Quy trình điều trị ...

Nha Khoa

- 21/04/2017

Sau rang la gi hinh ava

Giải đáp thắc mắc sâu răng là gì? Sâu răng là gì, sâu răng không phải là căn bệnh đáng lo ngại như nhiều người nghĩ. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sâu răng sẽ giúp chúng ta có được các phương pháp phòng tránh sâu răng và cách điều trị hiệu quả cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình.

Nha Khoa

- 21/04/2017

Rang e buot khi uong nuoc lanh hinh ava

Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh? Ê buốt răng khi ăn hoặc uống những thực phẩm lạnh như nước đá, kem, sinh tố. Bạn rất lo lắng tại sao chân răng ê buốt khi uống nước lạnh, hiện tượng ê buốt này còn xuất hiện trong trường hợp nào? Làm sao để khắc phục răng ê buốt khi uống nước lạnh?

Nha Khoa

- 21/04/2017

E buot rang sau khi lay cao rang hinh ava

Tại sao lại bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng? Bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng là tình huống thường gặp ở nhiều người. Đôi khi nó được coi là hiện tượng bình thường bởi vì thao tác lấy cao răng có tác động ít nhiều đến men răng bên ngoài, tương tự như ngoại lực làm bệnh nhân bị buốt răng sa...

Nha Khoa

- 21/04/2017

E buot rang sau khi tay trang hinh ava

Mẹo giúp bạn hạn chế được tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng. Việc sử dụng miếng dán tẩy trắng tại nhà cũng dễ dẫn đến tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng răng do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên cạnh đó là nhiều người quan tâm đến việc làm thế nào để hạn chế tình trạng ê...

Nha Khoa

- 21/04/2017