Làm răng khểnh giả như thế nào?

Tác giả: Thu Ha Tran. Ngày đăng: 10-05-2017

Làm răng khểnh giả như thế nào? Răng khểnh tạo nên một nụ cười duyên cho chủ nhân, đặc biệt là những bạn nữ. Vì thế hiện nay, làm răng khểnh giả cũng có thể được coi là trào lưu làm răng giả thẩm mỹ mới được nhiều bạn gái ưa chuộng.

Có nên làm răng khểnh giả hay không?

Răng khểnh thực chất là chiếc răng nanh nhưng mọc hơi nhú lên trên nướu răng do bẩm sinh hay do khi mọc răng vĩnh viễn có sự lệch lạc ra khỏi cung hàm đều khít so với các răng khác.

Thông thường răng khểnh chỉ là 1 chiếc răng bị mọc lệch nhưng cũng có một số trường hợp có 2 răng khểnh và hình dáng của chúng cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ lệch lạc của các mầm răng vĩnh viễn.

Răng khểnh ở người con gái tạo nên nét duyên dáng và thu hút sự chú ý từ người đối diện. Đó cũng là lý do mà những bạn gái may mắn sở hữu răng khểnh thường được đánh giá là người đẹp dịu dàng, duyên dáng và ý nhị. Vì vậy, đa số các bạn nữ đều muốn sở hữu một chiếc răng khểnh cho riêng mình.

 

Làm răng khểnh giả như thế nào?

 

Làm răng khểnh giả không chỉ ở con gái mà ai cũng đều có thể thực hiện được.

Việc làm răng khểnh giả tùy thuộc vào sở thích cá nhân, không đòi hỏi sự đồng ý của bác sĩ và việc làm ấy cũng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay cấu trúc răng hàm của bạn.

Làm răng khểnh giả như thế nào?

Với mỗi kỹ thuật khác nhau, chiếc răng khểnh sẽ được hoàn tất theo cách riêng. Bạn có thể theo dõi những hướng dẫn cụ thể dưới đây để biết làm răng khểnh giả như thế nào:

  • Làm răng khểnh giả bằng cách dán Lanimate

Kỹ thuật này khá đơn giản, chỉ cần dùng miềng dán Lanimate làm lồi và dài thân răng nanh để tạo cảm giác như chiếc răng này bị khểnh lên.

  • Làm răng khểnh giả trên trụ Implant

Đây là kỹ thuật làm răng khểnh tương đương với kỹ thuật trồng răng bao gồm cả thân răng và trụ chân răng.

Khi thực hiện, bác sỹ sẽ dùng một trụ chân răng nhân tạo bằng Implant để đặt vào trong xương hàm, hơi chếch lên trên so với răng nanh, sau đó thiết kế một thân răng sứ có hình thể gần giống với răng nanh để lắp vào trụ răng tạo răng khểnh.

  • Làm răng khểnh giả bằng composite

Kỹ thuật này dùng vật liệu composite để tạo hình thành một thân răng khểnh hoàn chỉnh. Sau đó, chiếc răng sẽ được gắn lên trên vị trí gần răng nanh để tạo ra răng khểnh.

  • Làm răng khểnh giả bằng cầu răng

Đây là kỹ thuật cũng dùng đến một nhịp cầu nhiều hơn 1 răng sứ nhưng hơi khác soi với làm cầu cho các răng thông thường trên cung răng. Vì khi làm cầu răng cho răng khểnh, chỉ cần dùng đến 2 thân răng sứ.

Một chụp lên răng nanh và một là tạo hình răng khểnh. Trong cầu răng này, chiếc răng sứ làm vai trì răng khểnh sẽ tạo hình hơi chếch lên trên so với răng nanh.

 

Làm răng khểnh giả như thế nào?-hình 2

 

Răng khểnh giả làm bạn đặc biệt hơn với nụ cười duyên.

Với công nghệ tiên tiến hiện nay, bạn có thể tự do lựa chọn phương pháp mà bạn thích, phù hợp với đặc điểm cũng như cơ địa của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên thảm khảo ý kiến của bác sĩ để có lựa chọn tốt nhất.

Bên cạnh đó là một số lưu ý nhỏ cho bạn khi làm răng khểnh giả để có răng khểnh đạt tiêu chuẩn.

  • Chú ý chăm sóc răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng và dùng chỉ nha khoa vệ sinh sau bữa ăn.
  • Trong khoảng 3-6 tháng, bạn nên đi thăm khám định kỳ răng miệng một lần để phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh.

 

Cùng chuyên mục

Sau rang ham duoi hinh ava

Quy trình trám răng khi bị sâu răng hàm dưới. Sâu răng hàm khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì răng là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi khi qua tuổi vị thành niên, phải chữa trị. Sâu răng hàm hay cụ thể là sâu răng hàm dưới có triệu chứng gì? Quy trình điều trị ...

Nha Khoa

- 21/04/2017

Sau rang la gi hinh ava

Giải đáp thắc mắc sâu răng là gì? Sâu răng là gì, sâu răng không phải là căn bệnh đáng lo ngại như nhiều người nghĩ. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sâu răng sẽ giúp chúng ta có được các phương pháp phòng tránh sâu răng và cách điều trị hiệu quả cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình.

Nha Khoa

- 21/04/2017

Rang e buot khi uong nuoc lanh hinh ava

Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh? Ê buốt răng khi ăn hoặc uống những thực phẩm lạnh như nước đá, kem, sinh tố. Bạn rất lo lắng tại sao chân răng ê buốt khi uống nước lạnh, hiện tượng ê buốt này còn xuất hiện trong trường hợp nào? Làm sao để khắc phục răng ê buốt khi uống nước lạnh?

Nha Khoa

- 21/04/2017

E buot rang sau khi lay cao rang hinh ava

Tại sao lại bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng? Bị ê buốt răng sau khi lấy cao răng là tình huống thường gặp ở nhiều người. Đôi khi nó được coi là hiện tượng bình thường bởi vì thao tác lấy cao răng có tác động ít nhiều đến men răng bên ngoài, tương tự như ngoại lực làm bệnh nhân bị buốt răng sa...

Nha Khoa

- 21/04/2017

E buot rang sau khi tay trang hinh ava

Mẹo giúp bạn hạn chế được tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng. Việc sử dụng miếng dán tẩy trắng tại nhà cũng dễ dẫn đến tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng răng do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên cạnh đó là nhiều người quan tâm đến việc làm thế nào để hạn chế tình trạng ê...

Nha Khoa

- 21/04/2017