Các loại niềng răng phổ biến hiện nay

Tác giả: Thu Trà Lê. Ngày đăng: 12-05-2017

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay. Hiện nay, các loại niềng răng được chia làm 2 loại chính là có mắc cài và không có mắc cài. Có mắc cài vẫn là loại phổ biến và “mạnh hơn” để xử lý các ca khó. Trên thực tế, có rất nhiều các loại mắc cài niềng răng để cho bạn lựa chọn và mỗi người lại phù hợp với một loại khác nhau.

Mắc cài niềng răng bằng kim loại- các loại niềng răng phổ biến

Đây là một trong các loại niềng răng mắc cài cơ bản. Mắc cài kim loại cũng có thể được làm bằng bạc hoặc vàng. Khung kim loại rất mạnh và có thể chịu được hầu hết các loại lực tương tác hàng ngày. Ban đầu khi đeo luôn có chút khó chịu cho nướu răng, phần má. Các loại mắc cài niềng răng bằng kim loại truyền thống đều đi với dây cao su đàn hồi giữ khung và định hình cấu trúc hàm răng. Loại rẻ tiền của niềng răng kim loại là dùng thép không gỉ.

1.Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ trong số các loại mắc cài. Riêng mắc cài vàng có thể đắt hơn do tính chất vật liệu sử dụng.
  • Thời gian hàm răng chỉnh đúng vị trí nhanh hơn.
  • Dây cài có nhiều màu sắc cho trẻ em.

 

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay

 

Niềng răng mắc cài bằng kim loại có chi phí rẻ hơn trong các loại niềng răng hiện nay.

2.Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ cực kỳ thấp trong số các loại mắc cài niềng răng. Một số người có thể cảm thấy tự ti khi đeo mắc cài kim loại.
  • Phải tránh những thứ có thể dính vào niềng răng như kẹo dẻo, thức ăn cứng
  • Kim loại niềng răng có thể gây kích ứng nướu răng và má. Một số người có thể bị dị ứng với kim loại không thể sử dụng được mắc cài này.

Mắc cài niềng răng bằng sứ- các loại niềng răng phổ biến

Niềng răng mắc cài sứ được làm bằng hợp kim gốm cùng một vài loại vật liệu vô cơ khác. Sau đó dây thun và dây cung môi sẽ được đeo vào để định hình và tăng lực kéo.

Là một trong các loại niềng răng mắc cài được làm bằng hợp kim sứ và một số vật liệu vô cơ khác, hợp màu với tất cả các răng nên rất thẩm mỹ. Lực của mắc cài sứ “kém hơn” mắc cài kim loại nên thời gian niềng sẽ dài hơn và không nên dùng trong trường hợp răng bị lệch lạc nghiêm trọng.

1.Ưu điểm

  • Vật liệu sứ làm niềng răng có độ chịu lực tốt và rất khó để bị phá vỡ.
  • Các dây thun có độ đàn hồi cao.
  • Phù hợp với một tỷ lệ cao bệnh nhân.
  • Tính thẩm mỹ cao do chốt niềng bằng sứ trùng với màu răng tự nhiên, một số loại còn có dây thun và dây cung môi màu trong suốt.

2.Nhược điểm

  • Chi phí đắt hơn so với niềng răng kim loại một chút.
  • Thời gian niềng răng kéo dài hơn.
  • Mỗi chốt niềng răng lớn hơn một chút so với các loại khác.
  • Chân đế xung quanh có thể bị nhiễm màu nếu không được chăm sóc vệ sinh đúng cách

Mắc cài niềng răng tự buộc- các loại niềng răng phổ biến

Là các mắc cài được kết hợp với các dây cung hiện đại, trên mắc cài có một nắp trượt tự động giữ dây cung vào khe mắc cài, quá trình niềng không cần thường xuyên đến bác sỹ để điều chỉnh dây cung. Mắc cài có cấu trúc phức tạp hơn nên khá dày và lộ. Đây là loại mắc cài “ít đau” hơn với chất liệu kim loại hoặc sứ.

1.Ưu điểm

  • Giảm lực ma sát nhờ dây trượt tự do trong rãnh mắc cài giúp bác sỹ điều chỉnh và kiểm soát lực cố định hàm tốt hơn, sử dụng lực nhẹ hơn.
  • Thời gian đeo niềng răng giảm xuống.
  • Số lần phải đến gặp nha sỹ điều chỉnh dây giảm xuống.

2.Nhược điểm

  • Độ dày của mắc cài lớn gây khó chịu nhiều hơn.
  • Hệ thống mắc cài đòi hỏi sự tinh vi khi thiết kế và sản xuất
  • Chi phí cao hơn khá nhiều so với các loại mắc cài truyền thống.
  • Bác sỹ cần tay nghề kỹ thuật cao

 

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay-hình 2

 

Công nghệ nha khoa tiên tiến đi kèm là các loại niềng răng thẩm mỹ đa dạng cho bạn lựa chọn.

Mắc cài niềng răng mặt lưỡi- các loại niềng răng phổ biến

So với các loại niềng răng mắc cài khác thì mắc cài mặt lưỡi mang tính thẩm mỹ cao . Về cơ bản niềng răng mắc cài mặt lưỡi hoàn toàn không thể nhìn thấy vì phần mắc cài được gắn ở mặt trong của răng. Đây là kỹ thuật niềng răng đòi hỏi bác sỹ chỉnh nha có tay nghề cao. Khung kim loại được sử dụng như với mắc cài kim loại nhưng áp dụng các kỹ thuật ở phía mặt trong răng.

1.Ưu điểm

  • Giá trị thẩm mỹ cao, người đeo niềng không sợ người khác phát hiện.
  • Đây là cách niềng răng rất phù hợp với những người có tính chất công việc phải giao tiếp nhiều.

2.Nhược điểm

  • Có một chút khó chịu cho lưỡi lúc ban đầu.
  • Chi phí của loại niềng răng này cũng đắt hơn nhiều so với mắc cài kim loại.

Mỗi loại mắc cài có những đặc điểm riêng biệt cũng như ưu khuyết điểm riêng. Chính từ việc tìm hiểu kỹ càng những điểm khác biệt này giữa các loại mắc cài niềng răng mà bạn có thể phần nào định hướng về việc sử dụng dịch vụ niềng răng cho mình.

 

Cùng chuyên mục

Cay ghep implant o dau tot gia ca phai chang hinh ava

Cấy ghép răng implant ở đâu tốt và giá cả phải chăng? Cấy ghép implant là giải pháp tối ưu cho những ai bị mất răng hoặc hư hàm răng giả. Nhưng cấy ghép răng implant ở đâu tốt nhất, giá cả phải chăng? Kỹ thuật cấy ghép răng Implant chuyên sâu, muốn thực hiện được bác sỹ cần phải có những am hiểu ...

Nha Khoa

- 14/03/2017

Trong rang implant co lam dau khong hinh ava

Trồng răng Implant có đau không nhỉ? Hiện nay, trồng răng implant được đánh giá là giải pháp cho những ai muốn khôi phục lại hàm răng nguyên vẹn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người phân vân, lo lắng liệu trồng răng implant có đau không. Trong tất cả mọi trường hợp tiến hành các thủ tục nha khoa dạng...

Nha Khoa

- 14/03/2017

Thoi gian cay ghep implant phai mat bao lau hinh ava

Thời gian cho việc cấy ghép implant mất bao lâu? Cấy ghép implant giống răng thật, có cả chân răng và thân răng, không làm thay đổi vị giác, cũng như phát âm, không đau, không mất thời gian nghỉ dưỡng. Kỹ thuật cấy ghép Implant có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp trồng răng thường nên ...

Nha Khoa

- 14/03/2017

Ni ng r ng kh ng nh  r ng c  th c s  hi u qu  kh ng avatar

Niềng răng không nhổ răng có thực sự hiệu quả không? Niềng răng không nhổ răng là điều mà tất cả các bệnh nhân và cả bác sĩ đều mong muốn. Như các bạn đã biết phương pháp niềng răng truyền thống, khi sắp xếp các răng mọc chen chúc, hô hoặc móm thường nha sỹ sẽ chỉ định nhổ 2 hoặc 4 răng để tạo kh...

Nha Khoa

- 13/03/2017

Avatar

Những ca niềng răng thưa bằng kỹ thuật thông thường có thể mất tới 2 năm, thuận lợi hơn thì có thể là 1,5 năm cho trường hợp thưa nhẹ. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp niềng răng thưa mất nhiều thời gian hơn như thế, nhưng cũng có cách có thể rút ngắn được thời gian chỉnh nha bằng cách ứng dụng công ...

Nha Khoa

- 09/03/2017