Ưu và nhược điểm của phương pháp niềng răng mặt trong

Tác giả: Trúc Linh. Ngày đăng: 12-05-2017

Ưu và nhược điểm của phương pháp niềng răng mặt trong. Niềng răng mặt trong là một phương pháp niềng răng thẩm mỹ mới, cũng sử dụng dây cung và mắc cài. Nhưng mắc cài lại được gắn trên mặt trong của răng (mặt lưỡi), kéo và chỉnh răng từ bên trong. Không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của người mang niềng.

Niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mặt trong hiểu đơn giản là phương pháp niềng răng không để lộ niềng ra phía bên ngoài. Toàn bộ niềng kim loại được “ẩn nấp” vào phía mặt trong của răng. Lợi thế này mang lại sự tự tin cho người đeo niềng về mặt thẩm mỹ.

Niềng răng trong suốt và niềng răng mặt trong hiện nay là 2 phương pháp niềng răng được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả, tính thẩm mỹ. Trong đó, niềng răng mặt trong về bản chất vẫn là chỉ sử dụng các khí cụ mắc cài, dây cung tương tự với mắc cài kim loại.

 

Ưu và nhược điểm của phương pháp niềng răng mặt trong

 

Không để lộ niềng phía ngoài là bản chất của niềng răng mặt trong.

Nhưng tại sao niềng răng mặt trong lại có chi phí cao và những lợi ích mà niềng răng mắc cài kim loại không có được. Liệu niềng răng mặt trong có tốt không?

Ưu điểm của phương pháp niềng răng mặt trong

  • Đảm bảo được tính thẩm mỹ cho những người điều trị.

Vì mắc cài được gắn ở phần bên trong cung hàm nên nó được giấu kín. Người khác sẽ không dễ dàng để phát hiện ra là bạn đang niềng răng. Do đó, đây cũng là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bởi họ có thể tự tin và thoải mái hơn trong giao tiếp hàng ngày.

  • Quá trình niềng răng mặt trong sẽ được rút ngắn xuống khoảng 16 – 18 tháng.
  • Phương pháp niềng răng mắc cài bên trong phù hợp với những đối tượng đủ 18 tuổi trở lên. Vì độ tuổi này có răng và phần xương hàm đã được phát triển toàn diện.

Nhược điểm của phương pháp niềng răng mặt trong

Không thể phủ nhận, niềng răng mặt trong có ưu điểm tuyệt vời, là tính thẩm mỹ rất cao. Tuy nhiên, nó cũng còn nhiều yếu điểm:

  • Bất tiện khi ăn nhai: Niềng răng mặt trong làm bạn ăn nhai khó khăn, trong mấy ngày đầu cứ ăn là lại đau, ăn không ngon miệng. Hiện tượng này là do mắc cài răng chạm vào lưỡi, và nó sẽ liên tục gây kích ứng lưỡi trong suốt quá trình niềng.
  • Bất tiện khi nói chuyện: Đeo niềng răng thường đã khiến bạn bị cộm, đau khi nói chuyện rồi, nhưng đeo niềng răng mặt trong sẽ còn khó chịu nữa. Bởi dây cung và mắc cài rất dễ chạm vào lưỡi, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát âm của bạn.

 

Ưu và nhược điểm của phương pháp niềng răng mặt trong-hình 2

 

Tuy nhiên, cũng có một số bất tiện khi vệ sinh, khi ăn uống mà bạn nên biết khi niềng răng mặt trong.

  • Bất tiện khi vệ sinh: Khi đeo niềng, bạn rất khó vệ sinh. Cũng như khó nhìn thấy các vụn thức ăn thừa giắt trên niềng. Vì vậy nguy cơ hôi miệng là rất cao.

Một số lưu ý bạn nên biết khi niềng răng

  • Niềng răng sẽ có cảm giác hơi ê và khó chịu trong 2-3 tuần đầu tiên, chủ yếu là do các mắc cài cạ vào phần má và môi bên trong miệng.

Tuy nhiên, vài tuần sau bạn cảm thấy đỡ hơn và cảm giác đau không còn nữa, cho đến lúc bạn chứng kiến được sự thay đổi tích cực của răng như răng đều đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn.

  • Thăm khám định kì tại phòng khám nha khoa

Với các bạn đang niềng răng, việc thăm khám răng định kì với bác sĩ là một yêu cầu bắt buộc. Bởi trong những lần tái khám này, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại lực kéo của mắc cài, theo dõi quá trình di chuyển của răng, kịp thời phát hiện ra những vấn đề răng miệng bất thường (nếu có).

  • Ăn uống trong khi niềng răng

Bạn nên cắt giảm đồ ngọt, những thực phẩm có đường và tinh bột vì chúng dễ sinh ra axít gây sâu răng cũng như phát triển các bệnh về lợi.Bên cạnh đó, hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng, dai vì chúng cũng có thể làm hỏng dây cung niềng răng hoặc ảnh hưởng đến lực kéo của dây niềng.

 

Cùng chuyên mục

Cach cham soc rang su hinh ava

Cách chăm sóc răng sứ như thế nào để có được hiệu quả cao Sau khi kết thúc quá trình trồng răng sứ, để đạt kết quả như mong đợi thì bạn không thể không quan tâm đến cách chăm sóc răng sứ như thế nào. Các cách chăm sóc răng sứ chủ yếu là cẩn thận trong cách bảo quản răng sứ, chế độ ăn uống, vệ sin...

Nha Khoa

- 22/03/2017

Cau rang su hinh ava

Như thế nào gọi là cầu răng sứ Răng mất cần được thay thế, nhất là đối với mất răng cửa. Hàm giả trả lại cho bệnh nhân chức năng nhai, giữ các răng lân cận và các răng đối diện ở nguyên vị trí. Tuy nhiên, lựa chọn tối ưu hơn đó là trồng răng sứ thẩm mỹ, cụ thể là cầu răng sứ để có được hiệu quả cao

Nha Khoa

- 22/03/2017

Rang su zirconia hinh ava

Nên hay không nên trồng răng sứ zirconia Trồng răng sứ, cụ thể là răng sứ zirconia được xem là giải pháp phục hình răng thẩm mỹ hiệu quả nhất hiện nay, giúp che lấp những phần răng bị sứt mẻ, đem lại cho bạn một hàm răng hoàn chỉnh, đẹp tự nhiên

Nha Khoa

- 22/03/2017

Rang su kim loai hinh ava

Có nên trồng răng sứ kim loại không? Đa số những người đi phục hình răng do răng sâu, vỡ, mẻ… có mức thu nhập trung từ thấp đến trung bình sẽ chọn phương pháp trồng răng sứ kim loại. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều người đã thay đổi suy nghĩ và nghĩ đến sự bền bỉ và thẩm mỹ lâu dài, nên ...

Nha Khoa

- 22/03/2017

Rang toan su hinh ava

Có nên chọn phương pháp răng toàn sứ hay không? Bọc răng sứ thẩm mỹ được xem là một giải pháp giúp bạn có thể phục hình lại răng với hình màu sắc và hình dáng y như răng thật. Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn được cho mình loại răng sứ với chi phí bọc răng sứ phù hợp nhất bởi trên thị trường đ...

Nha Khoa

- 22/03/2017