Bệnh thủy đậu và cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất

Tác giả: hoaithuong. Ngày đăng: 18-05-2017

Bệnh thủy đậu và cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất. Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc dịch tiết nên thường phát triển thành dịch.Thời tiết thay đổi, không khí nóng ẩm tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất và hiệu quả chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu bằng kháng virus.

Những biến chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên varicella zoster virus gây ra. Bệnh này rất dễ lây truyền qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết.

Khoảng 10 - 14 ngày sau khi xâm nhập vào cơ thể, người bệnh bắt đầu biểu hiện triệu chứng nhiễm thủy đậu. Trẻ nhỏ thường sốt nhẹ, biếng ăn còn người lớn bị sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Sau đó cơ thể sẽ bắt đầu nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước có đường kính vài milimet. Nếu bị nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.

Bệnh thủy đậu và cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất

                             Bệnh thủy đậu gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Sau khi nốt đậu mọc thì thường người bệnh giảm sốt và tổn thương bóng nước khô dần rồi tự bong vẩy vài ngày sau đó nhưng để lại sẹo mờ trên da sau vài tuần mới hết hẳn. Thông thường bệnh diễn biến kéo dài khoảng 2 tuần.

Tuy nhiên, có những biến chứng của bệnh thủy đậu cần lưu ý:

  • Nhiễm trùng tại các nốt đậu: Khi nốt đậu bị vỡ hoặc trầy xước, có thể gây viêm tấy, nhiễm khuẩn da gây viêm mủ da, chốc lở thậm chí gây viêm cầu thận cấp... Nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng, để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu.
  • Viêm phổi: Biến chứng thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Biểu hiện sốt cao, thở nhanh, khó thở, tím tái, đau ngực, ho ra máu, đây là biến chứng rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong.
  • Viêm não: Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng viêm màng não vô khuẩn đến viêm não, thường gặp ở người lớn. Gặp biến chứng này, tỉ lệ tử vong chiếm 5-20%. Ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật.
  • Biến chứng với phụ nữ mang thai: Nếu mẹ mắc thủy đậu từ 5 ngày trước đến 2 ngày sau khi sinh, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh thủy đậu chu sinh và có tỉ lệ tử vong cao (khoảng 30%).Nếu mẹ mắc thủy đậu trước sinh trên 1 tuần diễn biến lành tính, khi sinh trẻ có kháng thể nên không nguy hiểm lắm.

Mẹ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai dưới 20 tuần sinh con ra sẽ có một tỉ lệ nhỏ (khoảng 2%) bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh với các biểu hiện: sẹo da, nhẹ cân, các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc...), tay chân ngắn, đầu bé, chậm phát triển tâm thần...

Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất và hiệu quả

Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh mà cách chữa bệnh thủy đậu tùy thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm trong 24 giờ đầu. Cần cho người bệnh đi khám bệnh ngay. Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cho điều trị nội trú hoặc điều trị tại nhà.

Điều quan trọng nhất trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể:

  • Cho người bệnh nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu.   
  •  Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay.
  • Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa.
  • Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn
  • Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.

Điều trị triệu chứng:

  • Tại chỗ nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanh metylen.
  • Chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi bằng các thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…
  • Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).
  • Mỗi ngày 2-3 lần nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.
  • Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.

Điều trị bệnh thủy đậu bằng thuốc kháng virus:

  • Trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện nốt đậu dùng kháng sinh chống virut loại acyclovir để giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ).
  • Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.
  • Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo mà dùng thuốc sai lầm, dẫn đến thủy đậu bội nhiễm nặng.

Giai đoạn vừa mới lành bệnh, cần phải tuyệt đối chống nắng và tránh cào gãi gây trầy xước. Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và nghỉ ngơi nhiều. Bệnh nhân cần phải tuân thủ để đảm bảo chữa bệnh thủy đậu hiệu quả.

Phòng chống bệnh thủy đậu

Cách ly bệnh nhân: Khi trong gia đình, trường học, công sở... có người mắc bệnh, cần cách ly bệnh nhân 7 - 10 ngày để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu trẻ ở độ tuổi đi học, khi mắc bệnh phải nghỉ học và người lớn phải nghỉ làm 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, việc cách ly bệnh nhân không bảo đảm ngừa được bệnh cho người khác vì siêu vi có thể lây lan.

Tạo miễn dịch thụ động: Tiêm globin miễn dịch như VZIG (Herpes – Zoster immune globin) hay HZIP (Herpes – Zoster immune plasma) cho những người suy giảm miễn dịch sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bị thủy đậu. Các đối tượng có chỉ định dùng bao gồm: trẻ dưới 15 tuổi bị suy giảm miễn dịch chưa bị thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa, trẻ sơ sinh sinh ra từ các bà mẹ bị thủy đậu trong vòng 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau sinh. Thuốc chỉ cần 1 liều duy nhất.từ trước khi phát mụn nước và sau khi mụn nước đã lành.

Tạo miễn dịch chủ động: Tiêm vaccin để ngừa thủy đậu là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay. Khả năng dự phòng đạt 90 - 100% với thủy đậu nặng và 70 - 90% với thủy đậu nhẹ. Vaccin ngừa thủy đậu tạo được miễn nhiễm lâu dài gần như suốt đời, tính an toàn cao, ít tác dụng phụ.

Bệnh thủy đậu và cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất- hình 2

                                                 Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất phòng bệnh thủy đậu

Hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm tiêm phòng thủy đậu cho hầu hết các trẻ em. Chỉ cần tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ 1 tuổi và mũi thứ hai (tiêm nhắc lại) lúc 4 tuổi. Đối với người lớn chưa bị thủy đậu, có thể tiêm phòng vào bất cứ lúc nào.

Bài thuốc chữa bệnh thủy đậu

Chữa bệnh thủy đậu bằng bài thuốc nam

Sau đây là cách phân loại bệnh và những vị thuốc nam dễ tìm để chữa trị căn bệnh này.

1. Loại nhẹ

* Triệu chứng: Sốt nhẹ hoặc không sốt, chảy nước mũi, ho ít, ăn uống bình thường, các nốt đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, ngứa nhiều.

* Phép chữa: Sơ phong thanh nhiệt.

* Bài thuốc: Lá dâu tằm tươi 30 g  rửa sạch, lá tre tươi 20 g, cỏ màn chầu tươi 20 g rửa sạch thái ngắn, cam thảo đất tươi 20 g thái ngắn. Nước 1.000 ml, sắc còn 300 ml, mỗi lần uống 30-50 ml, chia uống trong ngày.

Nếu người bệnh không sốt nóng, mụn đậu mọc thưa ít, ăn ngủ, tiêu tiểu bình thường, có thể không cần uống thuốc, nên dùng nước đun sôi để nguội tắm rửa, tránh gió và điều dưỡng tốt.

2. Loại nặng

* Triệu chứng: Sốt cao, buồn phiền, khát, thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, mặt đỏ, miệng môi khô hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng.

* Phép chữa: Thanh nhiệt giải độc là chủ yếu.

* Bài thuốc: Vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả vỏ 20-30 g, rau om tươi 20 g rửa sạch, quả dành dành 16 g, kim ngân hoa 16 g, rễ cỏ tranh 12 g. Bài thuốc này nên sắc 2 lần. Lần đầu cách sắc như bài thuốc trên, lần sau đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml, dồn lại với nước thứ nhất, cô lại còn 300 ml chia 2 lần uống trong ngày. Trẻ em tùy theo tuổi có thể dùng 1/2 liều. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.

Chữa bệnh thủy đậu bằng y học cố truyền

Theo y học cổ truyền, thủy đậu là do phong nhiệt xâm phạm vào phế qua đường miệng. Đây là bệnh thường ở phần vệ và phần khí, rất ít khi gặp ở phần huyết.

Cần phát hiện sớm

Đối với thủy đậu, sau một thời gian ủ bệnh khoảng trên dưới 2 tuần thì bệnh phát. Nhiều trẻ mắc bệnh vẫn ăn ngủ chạy nhảy bình thường, nên người lớn ít để ý cho đến khi thủy đậu mọc, hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu khi gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, bỏ chơi, ngứa… Một số trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp, và 2-3 ngày sau thủy đậu mọc.

Thoạt đầu là ban, nhìn giống ban sởi, mọc khắp nơi ở da đầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông, có hình quả xoan, trông như giọt sương, nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da có thể gặp đủ loại nốt đậu: to, nhỏ, đỏ, phỏng, hay nốt đã đóng vảy. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.

Nhìn chung, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường tiến triển lành tính, một tuần sau vảy bong và không để lại sẹo. Nhưng nếu không được phát hiện sớm, không chăm sóc điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng và gây ra nhiều biến chứng.

Một số bài thuốc

Với trường hợp nhẹ - thủy đậu mọc rải rác, sốt nhẹ; có khi không sốt, ho ít, nước mũi trong loãng, ăn uống và tinh thần bình thường (bệnh chỉ có ở phần vệ), thì phương pháp chữa là sơ phong thanh nhiệt. Bài thuốc gồm các vị: lá dâu 12g, lá tre 16g, cam thảo đất 8g, bạc hà 6g, rễ sậy 10g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu nặng hơn - thủy đậu mọc nhiều, màu sắc tím tối, xung quanh nốt đậu có màu đỏ sẫm, sốt cao phiền khát, mặt đỏ, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ (tà vào phần khí và phần dinh), thì bài thuốc gồm các vị: bồ công anh 16g, kinh nhân 12g, tế sinh địa 12g, liên kiều 8g, xích thược 8g, chi tử sao 8g. Nếu khát nước nhiều, miệng khô thì thêm: thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn (mỗi loại 8-12g). Sắc uống ngày 1 thang - ban đầu cho 3 chén nước, sắc các vị thuốc còn lại 1,5 chén; nước hai cho tiếp 3 chén nước vào, sắc còn lại 1 chén. Hòa hai nước lại, chia dùng 3 lần trong ngày.

Sau cùng, cần tham khảo thêm ý kiến từ nhà chuyên môn để có hướng chữa bệnh thủy đậu tốt hơn cho từng trường hợp.

Cùng chuyên mục

Benh vay ca ava

Bệnh vảy cá và những điều cần biết. Vảy cá hay da vảy cá là bệnh lý da có nguồn gốc từ một nhóm bệnh, trong đó bệnh vảy cá thông thường (Ichthyosis vulgaris). Đông y gọi là “lân bì tiên” hoặc “can bì tiên” hay gặp nhất ở những người da khô và trẻ em. Bệnh giảm nhẹ hoặc biến mất tạm thời vào mùa x...

Da Liễu

- 30/06/2017

Tim hieu cach chua nam mong tay va nam mong chan ava

Tìm hiểu cách chữa nấm móng tay và nấm móng chân. Môi trường sống, thời tiết nóng ẩm, hóa chất…là một trong rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nấm móng đang khá phổ biến. Việc tìm hiểu và có phương pháp điều trị khi mắc bệnh là rất cần thiết và hữu ích.

Da Liễu

- 30/06/2017

Cach tri nam da dau don gian va hieu qua ava

Cách trị nấm da đầu đơn giản và hiệu quả. Rất nhiều người băn khoăn không biết làm thế nào để nhận biết bệnh nấm da đầu, đây là một trong những dạng bệnh ngoài da phổ biến, song hầu hết người mắc nấm đều chủ quan đối với những triệu chứng nấm da đầu sớm, mà chỉ xem đó là do vệ sinh kém gây nên gà...

Da Liễu

- 30/06/2017

Dieu ban can biet ve benh ghe va cach chua benh ghe ava

Điều bạn cần biết về bệnh ghẻ nước và cách chữa bệnh ghẻ. Bệnh ghẻ nước là bệnh da liễu phổ biến thường gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Bệnh ghẻ nước xuất hiện ở mọi bộ phận trên cơ thể như kẽ ngón tay, bẹn, thắt lưng… Nhiều người vẫn chủ quan với bệnh ghẻ nước mà không điều trị sớm hoặc tự ý...

Da Liễu

- 30/06/2017

Benh nam da dau ava

Những biểu hiện của bệnh nấm da đầu. Nấm da đầu, nấm tóc là một dạng bệnh viêm nhiễm ở chân tóc khiến da đầu người bệnh luôn ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, bệnh nấm da đầu còn khiến người bệnh mất tự tin bởi tóc lúc nào cũng trong tình trạng bết, dính tóc. Cùng tìm hiểu những biểu hiện của bệnh nấ...

Da Liễu

- 18/06/2017