Điều bạn cần biết về bệnh ghẻ nước và cách chữa bệnh ghẻ

Tác giả: Tâm Sang. Ngày đăng: 28-05-2017

Điều bạn cần biết về bệnh ghẻ nước và cách chữa bệnh ghẻ. Bệnh ghẻ nước là bệnh da liễu phổ biến thường gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Bệnh ghẻ nước xuất hiện ở mọi bộ phận trên cơ thể như kẽ ngón tay, bẹn, thắt lưng… Nhiều người vẫn chủ quan với bệnh ghẻ nước mà không điều trị sớm hoặc tự ý mua thuốc về chữa bệnh tại nhà. Điều này đã làm bệnh tiến triển nặng và khó điều trị dứt điểm, rất dễ tái phát. Chính vì vậy bệnh nhân cần hiểu rõ về bệnh để có cách chữa bệnh ghẻ nước hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước do một loại ký sinh trùng con cái ghẻ gây nên. Con ghẻ đực không có khả năng gây bệnh vì chúng chết ngay sau khi giao hợp. Cái ghẻ gây bệnh ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường biểu bì da, chúng sẽ liên tục đào hầm và đẻ trứng. Khi ở trong da, ghẻ cái sẽ liên tục đẻ trứng trong vòng 4-6 tuần liền, mỗi ngày chúng đẻ từ 2 – 3 trứng.

Điều bạn cần biết về bệnh ghẻ nước và cách chữa bệnh ghẻ

                                                 Bệnh ghẻ dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường

Ghẻ lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa người lành với người bị ghẻ. Thông thường là do nằm chung giường, mặc chung quần áo… Bệnh được lây lan chủ yếu trong phạm vi gia đình do sự tiếp xúc thường xuyên và khó tránh khỏi. Bệnh ghẻ cũng là một loại bệnh nằm trong nhóm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Triệu chứng bệnh ghẻ nước

Triệu chứng ghẻ biểu hiện qua hai giai đoạn:

Giai đoạn ban đầu: Ngứa là triệu chứng chính, làm bệnh nhân không thể chịu được và đi khám bệnh.

Giai đoạn về sau: Xuất hiện các triệu chứng

- Mụn nước rải rác ở kẽ ngón tay, lòng bàn tay, những vùng da non như đùi, bụng, quanh rốn, mặt trước cổ tay. Ở nữ thường thấy ở dưới nếp vú, ở nam thường thấy ở quy đầu và bao da quy đầu, ở trẻ em cần chú ý đến lòng bàn chân.

- Luống ghẻ: Là những đường hang ngoằn ngoèo do ghẻ cái đào để đẻ trứng, hình chữ chi, màu trắng xám, dài vài mm. Đầu đường hang là mụn nước 1 - 2 mm, ký sinh trùng ghẻ thường cư trú ở đây.

- Ngoài ra cần chú ý đến các tổn thương khác như: vết gãi, vết xước da, vết trợt vấy tiết, sẹo thẫm màu.

- Đặc biệt nếu có sự lây lan trong tập thể, khêu bắt được cái ghẻ, nạo luống ghẻ, mụn nước, soi kính thì chẩn đoán chính xác là bệnh ghẻ.

Các loại bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước là một trong những bệnh ngoài da thường gặp, nó sẽ nổi mụn nước ở nhiều vị trí như lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, mông, hai bắp đùi chân, bộ phận sinh dục…bệnh ghẻ nước rất dễ lây lan từ người này sang người khác do việc người bệnh sử dụng chung chăn màn, quần áo, khăn mặt.

Khi bị ghẻ nước, người bệnh sẽ có các triệu chứng như ngứa nhiều về đêm, càng gãi càng ngứa, có nhiều mụn nước trông rất sợ và khó chịu.

Bệnh ghẻ nước phát triển có thể phát tán vào mùa đông, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, do mùa đông người bị bệnh thường không vệ sinh tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.

Bệnh ghẻ nước do ký sinh trùng cái ghẻ gây nên và hay gặp vào mùa hè, do lượng ẩm cao vì mưa nhiều, vệ sinh không sạch sẽ, do nguồn nước không được sạch sẽ.

Nếu bạn bị những triệu chứng như trên thì đó là triệu chứng của bệnh ghẻ nước, và bạn đã mắc phải. Tổn thương đặc hiệu của bệnh ghẻ nước là các rãnh ghẻ và mụn nước,…đặc biệt chúng ta có thể có thấy những vết cào gãi, chám hóa. Triệu chứng chính của bệnh ghẻ nước là ngứa và thường rất ngứa về đêm, ngứa ở vùng da non như bắp đùi, hông, bẹn và mức độ ngứa tùy thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người…

Bệnh ghẻ ruồi

Bệnh ghẻ ruồi là một căn bệnh gây nên bởi một loại ký sinh trùng gây ngứa trên da, với biểu hiện là những cơn ngứa râm ran xuất hiện ngày một nhiều, đầu tiên là tại các vị trí kín của cơ thể như kẽ tay, kẽ chân, sau đó lan rộng ra khắp cơ thể. Những đợt ngứa xuất hiện nhiều vào thời điểm ban đêm hoặc những lúc trời nóng, là lúc những con ghẻ chui ra khỏi tổ và bắt đầu hoạt động trên da. Đầu tiên trên da sẽ xuất hiện những mụn nước đỏ, sau đó những mụn nước này sẽ lan rộng ra, những vết mụn sẽ bị loét, đặc biệt là tại những vết loét này sẽ cực kỳ thu hút những con ruồi, vì vậy mới có tên gọi bệnh ghẻ ruồi.

 Thông thường trong gia đình hoặc một tập thể, chỉ cần một cá nhân mắc bệnh ghẻ ruồi thì căn bệnh sẽ dễ dàng lây lan bởi cơ chế truyền bệnh quá dễ dàng. Con ghẻ ký sinh trên da dễ dàng bám vào quần áo, chăn chiếu, ... nếu chẳng may sử dụng chung, chúng sẽ nhanh chóng bám vào da người và làm tổ trên đó. Thậm chí, chỉ cần một cái nắm tay cũng là phương thức bệnh ghẻ ruồi lây lan sang người khác.

 Cảm giác bứt rứt, khó chịu mỗi khi những con ghẻ hoạt động trên da khiến bản thân người bệnh vô cùng khó chịu, thậm chí có thể mắc phải chứng suy nhược cơ thể do mất ngủ, không những thế, nếu không được diệt trừ kịp thời, căn bệnh này sẽ nhanh chóng lan sang cả tập thể.

Bệnh ghẻ ngứa

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ ngứa chính là do một loại ký sinh trùng cái ghẻ xâm nhập vào da, tại đây chúng sẽ đào hầm và làm tổ đẻ trứng dưới da gây nên những cơn ngứa da vô cùng khó chịu. Mỗi ngày chúng đẻ khoảng 2-3 trứng và để liên tục trong vòng 4-6 tuần. Chu kỳ chúng lặp lại thường xuyên nếu như không được điều trị khắc phục từ sớm. Bệnh do ký sinh trùng gây ra nên có thể lây lan qua tiếp xúc với da người bệnh vì vậy mà cần phòng tránh tiếp xúc với người bị nhiễm ghẻ ngứa như tránh mặc chung đồ, nằm chung giường…

Thời gian đầu thường bệnh không có dấu hiệu gì, nhưng từ 2 tuần trở đi sau khi bị nhiễm ghẻ khi chúng bắt đầu đào hầm dưới da đẻ trứng sẽ có một số triệu chứng như: Ngứa da dữ dội, xuất hiện mụn ngứa khắp người, các mụn nước này thường tập trung ở khắp cơ thể nơi ghẻ cái làm tổ.Do thói quen của ghẻ cái là đẻ trứng về đêm nên thường những cơn ngứa da xuất hiện về đêm tối, ngứa dữ dội làm người mắc bệnh không thể ngủ được.

Bệnh ghẻ lở

Bệnh ghẻ lở là một bệnh da liễu do ký sinh trùng gây ra. Nguyên nhân chủ yếu là do sinh sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc do cơ thể vệ sinh chưa đạt “tiêu chuẩn”, nhất là ở những vùng nhạy cảm như vùng kín. Bệnh ghẻ ở cơ quan sinh dục có thể xuất hiện ở cả hai giới nhưng tỷ lệ bệnh ghẻ ở bộ phận sinh dục nam thường cao hơn so với nữ giới.

Đa phần nguyên nhân bệnh ghẻ lở cũng như bệnh ghẻ ở cơ quan sinh dục nam (ghẻ sinh dục nam) đều xuất phát từ môi trường sinh sống và làm việc bị ô nhiễm hoặc do thói quen vệ sinh quá kém:

+  Do lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác thông qua cử chỉ như ôm ấp hay quan hệ tình dục.

+  Do lây nhiễm gián tiếp từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc như nằm chung giường, sử dụng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn, khăn tắm….

+  Do thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục quá kém, không thường xuyên lau rửa.

+  Do sinh sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, bẩn thỉu…

Do một số triệu chứng bệnh ghẻ sinh dục khá tương đồng với nhiều dạng nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục khác (nấm da, dị ứng, ngứa…).Việc nắm bắt các dấu hiệu của bệnh có thể giúp bạn nhận diện bệnh một cách chính xác, hạn chế việc sử dụng thuốc lung tung.

Cách chữa bệnh ghẻ

Cách chữa bệnh ghẻ dân gian

Chữa ghẻ bằng lá đào

Đào là loại cây quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Vào mỗi dịp tết đến xuân về, cây đào được dùng làm vật trang trí truyền thống của người dân miền Bắc. Không chỉ có tác dụng làm cảnh, đào còn có tác dụng chữa nhiều căn bệnh hiệu quả trong Đông y. Tất cả các bộ phận của cây đào đều có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Trong đó, lá đào là một trong những bài thuốc chữa bệnh ghẻ hiệu quả.

Theo Đông y, lá đào (đào diệp) có vị đắng, tính bình, rất có hiệu quả trong việc thanh nhiệt, sát khuẩn. Lá đào được dùng nhiều trong việc chữa trị sốt rét, đại tiện không thông, mẩn ngứa…

Điều bạn cần biết về bệnh ghẻ nước và cách chữa bệnh ghẻ- hình 2

                                          Tắm nước lá đào hằng ngày giúp chữa bệnh ghẻ hiệu quả

Để chữa bệnh ghẻ, các bạn lấy lá đào rửa sạch rồi đun nước tắm hàng ngày. Khi tắm, bạn có thể dùng thêm vỏ đào tươi để xát lên những chỗ có mụn ngứa. Kiên trì tắm bằng lá đào sẽ giúp các bạn chữa được bệnh ghẻ hiệu quả đấy.

Lá mướp có tác dụng chữa bệnh ghẻ

 Lá mướp cũng có tác dụng chữa bệnh ghẻ rất hiệu quả. Chúng ta chỉ cần lấy lá mướp rửa sạch, vò nát hoặc giã nhỏ cùng với một chút muối. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp này chà sát hoặt đắp lên da. Lá mướp có tính mát, thanh nhiệt có tác dụng sát khuẩn cao. Bên cạnh đó, muối cũng là loại có khả năng sát trùng, kháng khuẩn rất cao. Bên cạnh các bài thuốc trên, các bạn cũng có thể áp dụng một số cách khác như lấy cây ba gạc đun nước tắm hoặc tắm bằng muối, tắm biển trong khoảng 1 tuần… cũng có tác dụng chữa ghẻ hiệu quả.

Các bạn cũng có thể dùng các loại thuốc tây chữa ghẻ thông thường như thuốc bún, thuốc mỡ bôi vào vùng da bị ngứa giúp sát khuẩn, khử trùng.

Cách dùng lá bạch đàn chữa ghẻ

Một nguyên liệu dân gian giúp trị ghẻ nữa là dùng lá bạch đàn, đơn giản vì trong lá bạch đàn có chứa tinh dầu diệt khuẩn, có thể tiêu diệt trực tiếp ghẻ cái làm chúng không thể sinh sôi và phát triển trên da.

Cách làm: Mỗi ngày chuẩn bị lá bạch đàn rửa sạch và nấu nước tắm, trước khi nấu thì có thể vò nát lá bạch đàn cho những chất có trong lá sẽ tiết ra nước và cho công dụng trị ghẻ tốt hơn. Dùng nước này ngâm vùng da bị ghẻ và dùng bã lá bạch đàn chà sát vào vùng da bị ghẻ. Thực hiện khoảng 30 phút để cho ghẻ bị tiêu diệt. Nên thực hiện khoảng 2 tuần để loại bỏ ký sinh trùng cũng như trứng nở thành con và có thể trưởng thành và gây bệnh.

Trên đây là 3 cách dân gian thường dùng điều trị bệnh ghẻ ngứa, giảm nhanh cơn ngứa khó chịu, tiêu diệt hoàn toàn bệnh nếu như áp dụng đúng cách. Ngoài ra, nếu như bạn không có thời gian áp dụng các mẹo trên thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc lựa chọn một số loại thuốc phù hợp giúp tiêu diệt ghẻ ngứa hiệu quả nhé.

Cách trị ghẻ bằng nước muối đơn giản

Mẹo trị ghẻ ngứa bằng muối: Hằng ngày bạn pha muối loãng với nước ấm để tắm rửa, có thể tắm vào lúc đang ngứa. Muối có tác dụng sát khuẩn và diệt khuẩn, tiêu viêm rất mạnh. Do đó, sẽ đẩy lùi và tiêu diệt được ký sinh trùng gây bệnh. Tuy nhiên, áp dụng cách này cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên mỗi ngày vài lần. Đồng thời giặt giũ quần áo, chăn mề. Giữ vệ sinh nhà cửa, nơi ở mỗi ngày để tránh ghẻ cái ẩn nấp và lây nhiễm lại.

Thuốc trị ghẻ

Thuốc trị ghẻ có nhiều loại, có thể dùng một trong những loại thuốc sau:

 - D.E.P.(dietyl phtalat) là thuốc chống muỗi vắt đốt nhưng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh và rẻ tiền, ít độc tính. Bôi ngày 2-3 lần. Thuốc không nên dùng cho trẻ nhũ nhi và không bôi vào bộ phận sinh dục.

- Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate) là thuốc rất tốt, độ an toàn cao. Bôi hoặc xịt ngày 2 lần cách nhau 15 phút. 24 giờ sau tắm gội giặt quần áo.

- Eurax (crotamintan) 10% thuốc bôi có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Cứ 6 - 10 giờ bôi 1 lần. Thuốc an toàn có thể bôi vào bộ phận sinh dục và dùng cho trẻ nhũ nhi.

- Permethrin cream 5% (elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.

- Lindane (gamma - benzen hexachlorid, kwell) xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8 -12 giờ tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/tuần. Đây là thuốc chữa ghẻ nhanh nhưng độc với thần kinh nên không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Lưu ý: Khi điều trị ghẻ phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong cùng đơn vị, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Mùa hè nên phơi quần áo, ga, gối 3 - 4 nắng. Quần áo giặt để 1 tuần sau mặc lại.

Cùng chuyên mục

Day sung nang long ava

Bạn biết gì về bệnh dày sừng nang lông. Khi gặp phải bệnh dày sừng nang lông thường mọi người sẽ khá hoang mang và đặt ra không ít thắc mắc xoay quanh căn bệnh này. Ngay sau đây là một số câu hỏi thường gặp về dày sừng nang lông mà mọi người có thể tham khảo để có những cái nhìn đúng đắn nhất về ...

Da Liễu

- 21/09/2017

Benh lupus ban do he thong ava

Hiểu hơn về bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Lupus hay bệnh lupus ban đỏ hệ thống, là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của con người tấn công chính những cơ quan và các tế bào của cơ thể. Bệnh lupus ban đỏ là gì? Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không?.....

Da Liễu

- 14/09/2017

Benh zona than kinh ava

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh. Bệnh zona thần kinh vào thời điểm giao mùa sang hè như thế này xảy ra rất nhiều đặc biệt là trẻ em, cách chữa bệnh zona thần kinh thường được sử dụng là uống thuốc để hết mụn nước và bôi “thuốc xanh” để không có sẹo. Tuy nhiên còn nhiều cách tốt hơn thế...

Da Liễu

- 14/09/2017

Avatar

Bật mí cách trị hôi nách tận gốc. Trị hôi nách tận gốc luôn là mong ước của rất nhiều người bị ám ảnh bởi căn bệnh này. Chứng hô nách tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh tuy nhiên lại khiến người bệnh có tâm lý mặc cảm và tự ti khi tiếp xúc với những người xung quanh.

Da Liễu

- 14/09/2017

Benh to dia ava

Bí quyết chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả. Tổ đỉa là một loại viêm da, được đặc trưng bởi các mụn ngứa chủ yếu xuất hiện ở tay và chân. Những cục mụn chỉ có kích thước 1-2 mm và có thể biến mất sau khoảng 3 tuần nhưng chúng thường xuyên tái phát dẫn đến các vết xước và khiến da bị dày lên gây mất thẩm m...

Da Liễu

- 30/07/2017