Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Tác giả: Sun Nguyen. Ngày đăng: 19-05-2017

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu không chỉ gây khó khăn cho người bệnh trong quá trình điều trị mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy, việc phòng tránh bệnh thủy đậu cho mọi người là vô cùng quan trọng.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền.

 Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em.

Một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như: bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Những biến chứng của bệnh thủy đậu

1. Nhiễm trùng và bội nhiễm thứ phát tại các mụn rộp

Biến chứng này thường gặp ở trẻ em. Các vết, mụn phồng thủy đậu gây tổn thương lớn đến bề mặt da. Khi các nốt mụn đó vỡ, hoặc bị trầy xước, bong tróc có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy, nhiễm khuẩn da, viêm nhiễm có mủ, lở loét. Tất cả tình trạng này được gọi là bội nhiễm da thứ phát do các mụn thủy đậu gây nên, khiến người bệnh càng khó chịu, đau nhức cơ thể, nhất là ở các mụn rộp.

Ngay cả sau khi khỏi bệnh, các mụn thủy đậu này cũng để lại sẹo sâu trên da, rất khó hồi phục.

 2. Viêm cầu thận cấp

Nếu bị thủy đậu nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thận như viêm thận, viêm cầu thận cấp, có thể khiến đi tiểu ra máu, tình trạng này có thể kéo dài đến vài tuần nếu không được điều trị kịp thời.

3. Viêm não, viêm màng não

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thủy đậu, thường gặp nhiều ở người lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh thủy đậu có thể dẫn đến viêm màng não vô khuẩn, viêm não và dẫn tới tử vong. Nếu bị biến chứng này, dù bệnh nhân có được điều trị kịp thời vẫn rất dễ để lại di chứng.

4. Viêm phổi thủy đậu

Thường xảy ra ở thời kỳ các mụn thủy đậu mọc, có thể khiến ho ra máu, khó thở, thở nhanh, sốt cao ảnh hưởng tới sức khỏe và đường hô hấp. Viêm phổi thủy đậu là biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu, có thể dẫn đến tử vong.

5.Tổn thương thần kinh trung ương

Bệnh thủy đậu có thể khiến tổn thương thần kinh trung ương, ảnh hưởng tới não bộ, nhất là tiểu não và hệ thần kinh. Ngoài biến chứng bệnh viêm não, hệ thần kinh cũng rất dễ bị ảnh hưởng gây tổn hại đến sức khỏe và để lại nhiều di chứng khó lường như tình trạng rối loạn ngôn ngữ nói, liệt thần kinh.

6. Bệnh thủy đậu chu sinh

Với những thai phụ đang trong thời gian mang thai nếu bị mắc thủy đậu thì rất nguy hiểm cho thai nhi, nhất là khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc tháng cuối trước khi sinh. Khi mẹ mắc thủy đậu rất dễ gây sảy thai hoặc đứa bé sinh ra có thể bị khuyết tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của đứa trẻ như teo não, đầu nhỏ, sẹo trên da bẩm sinh...

7. Viêm tai

Một biến chứng của thủy đậu có thể mắc phải là bệnh viêm tai, viêm tai ngoài, tai giữa. Các mụn rộp của thủy đậu có thể mọc trong tai, gây viêm nhiễm, lở loét, bội nhiễm vi khuẩn khiến bệnh nhân bị biến chứng viêm tai.

8. Nhiễm trùng huyết, xuất huyết

Các nốt thủy đậu khi bị vỡ, hoặc trầy xước có thể bị nhiễm khuẩn, gây nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, xuất huyết khi vi khuẩn xâm nhập từ mụn nước vào mạch máu.

9. Bệnh zona

Ngay cả khi bệnh thủy đậu đã khỏi thì siêu vi thủy đậu vẫn còn tồn tại trong cơ thể và  gây bệnh zona hay còn gọi là dời leo trong nhiều năm. Bệnh zona là bệnh ngoài da, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh.

10. Viêm thanh quản

Người mắc bệnh thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng viêm thanh quản khi các nốt đậu mọc sâu trong họng hoặc niêm mạc miệng gây viêm nhiễm, sưng tấy. Vi khuẩn từ các mụn thủy đậu có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể gây viêm họng, viêm thanh quản.

Biến chứng bệnh thủy đậu ở người lớn

Bệnh thủy đậu không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà ngay cả người trưởng thành, nếu chưa có miễn dịch. Bệnh có thể gây nên một số biến chứng, đặc biệt ở người lớn sẽ rất nguy hiểm.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

        Bệnh thủy đậu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chủ động phòng ngừa từ sớm

Triệu chứng

Bệnh khởi phát có sốt nhẹ hoặc sốt cao (39 - 40oC) kèm theo viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi), trẻ hay quấy khóc, ăn kém. Tiếp theo, ban xuất hiện khá nhanh, mới đầu là các nốt sẩn đỏ giống với ban của bệnh sởi, xuất hiện ở vùng da đầu, gáy, bụng, lưng, ngực sau vài giờ các ban phát triển thành nốt phỏng rải rác khắp thân mình và tứ chi (rất ít khi xuất hiện ở lòng ban tay, bàn chân). Nốt phỏng thủy đậu có nước trong, rất nông, tròn hay bầu dục, có vòng đỏ bao quanh (một số nốt thủy đậu hơi lõm ở trung tâm), mọc không theo tuần tự. Niêm mạc vòm miệng, niêm mạc âm đạo (nữ giới) cũng có thể có các nốt phỏng thủy đậu xuất hiện. Khi các ban và nốt phỏng xuất hiện thường kèm theo ngứa. Ngoài ra có thể nổi hạch ngoại biên (hạch nách, hạch bẹn, cổ...) nhưng hạch chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi trở về bình thường.

Lời khuyên của bác sĩ

Phòng bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là dùng vắcxin cho trẻ và cả người lớn chưa có miễn dịch với bệnh thuỷ đậu. Vì vậy, mọi người có thể đưa trẻ hoặc bản thân mình muốn tiêm phòng vắcxin phòng bệnh thủy đậu, hãy đến các trung tâm y tế dự phòng của quận, huyện để tiêm. Song song với các biện pháp phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thật tốt để nâng cao sức đề kháng.

Thời kỳ lui bệnh của thủy đậu chỉ sau khoảng từ 24 - 48 giờ, các nốt phỏng sẽ ngả sang màu vàng và vỡ ra, sau khi khỏi không để lại sẹo trừ trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn. Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ vỡ, khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nhưng nếu bị nhiễm trùng, có thể có dịch mủ đục sau đó để lại sẹo.

Biến chứng

Bệnh có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm phổi... Những trẻ đang bị bệnh, mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc dùng corticoid kéo dài, trẻ nhỏ dưới 6 tháng... dễ diễn biến bệnh nặng. Biến chứng hay gặp nhất là nhiễm trùng da  do ngứa, bệnh nhân gãi nhiều làm vỡ các nốt phỏng rất dễ lây lan ra các vùng da khác và làm cho nốt thủy đậu rất dễ nhiễm trùng mưng mủ, lở loét. Vì vậy, các trường hợp này, khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo. Nhiễm trùng da thậm chí gây nhiễm trùng huyết . Bản chất của bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể có một số người bệnh bị biến chứng nặng (viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm thanh quản) hoặc biến chứng nguy hiểm như: viêm thận cấp (tiểu ra máu) nhưng sau khoảng vài tuần sẽ khỏi. Một số trường hợp khác có thể có biến chứng viêm não - màng não rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu cấp cứu không kịp thời, đặc biệt là người trưởng thành dễ mắc biến chứng này hơn trẻ nhỏ.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu- hình 2

                                 Nhiễm trùng da do thủy đậu vẫn là biến chứng phổ biến nhất

Điều trị thủy đậu

Căn nguyên gây bệnh là do virút cho nên chưa có thuốc chữa đặc hiệu, vì vậy, chủ yếu điều trị triệu chứng, đặc biệt là ngứa và tránh bội nhiễm da, bên cạnh đó có thể dùng thuốc ức chế sự phát triển của virút thủy đậu (Varicella Zonster). Tuy nhiên, dùng loại gì, liều lượng ra sao phải có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh hoặc người nhà không tự ý mua thuốc để điều trị. Khi nốt thủy đậu bị vỡ, có thể dùng tăm bông nhúng vào nước oxy già (H202) hoặc dung dịch bêtadin hoặc xanh metylen chấm vào, sau đó dùng bông vô trùng thấm khô (bông này sau khi dùng xong cho vào túi ni lông buộc kín, cho vào nước đun sôi để diệt mầm bệnh tránh lây lan). Khi trẻ sốt trên 380, cho uống thuốc hạ nhiệt Paracetamol, với liều lượng 10mg/1kg cân nặng của trẻ. Khi có nhiều nốt phỏng vỡ hoăc có dấu hiệu bất thường cần cho trẻ đi bệnh viện ngay để được điều trị, phòng sốc do mất nước, nhiễm trùng, nhiễm độc và đề phòng biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Cùng chuyên mục

Benh me day ava

Nằm lòng cách chữa mề đay hiệu quả nhanh chóng. Mề đay là bệnh lý da liễu phổ biến, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nữ giới bị nhiều hơn nam giới. Dù không nguy hiểm như nhiều bệnh lý khác nhưng mề đay, nhất là mề đay mãn tính gây ra vô vàn khó chịu và bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh như...

Da Liễu

- 01/06/2017

Tim hieu ve benh viem da tiep xuc di ung ava

Tìm hiểu về bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là một dạng bệnh của viêm da tiếp xúc, thường xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích, chất gây dị ứng như xà phòng, bột giặt, nước tẩy rửa, các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cây cối, thuốc diệt cỏ...

Da Liễu

- 30/05/2017

Nhung dieu can biet ve benh lang ben ava

Những điều cần biết về bệnh lang ben. Bệnh lang ben là căn bệnh nấm da đem lại khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh lang ben gây nên những tổn thương trên cơ thể bằng các đốm trắng, xám hoặc nâu ở mặt, cổ, lưng, ngực, cánh tay, thậm chí là toàn thân … khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, mất t...

Da Liễu

- 30/05/2017

Tim hieu cach phong benh thuy dau cho tat ca moi nguoi ava

Tìm hiểu cách phòng bệnh thủy đậu cho tất cả mọi người. Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster truyền từ người này sang người khác qua đường nước bọt, nước mũi, và các tiếp xúc gần gũi. Mặc dù bệnh không nghiêm trọng, dễ chữa nhưng để không gây ra các biến chứng nguy hiể...

Da Liễu

- 20/05/2017

Nhung bien chung nguy hiem cua benh thuy dau ava

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu không chỉ gây khó khăn cho người bệnh trong quá trình điều trị mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy, việc phòng tránh bệnh thủy đậu cho mọi người là vô cùng quan trọng.

Da Liễu

- 19/05/2017