Nằm lòng cách chữa mề đay hiệu quả nhanh chóng

Tác giả: Thuan Vo. Ngày đăng: 01-06-2017

Nằm lòng cách chữa mề đay hiệu quả nhanh chóng. Mề đay là bệnh lý da liễu phổ biến, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nữ giới bị nhiều hơn nam giới. Dù không nguy hiểm như nhiều bệnh lý khác nhưng mề đay, nhất là mề đay mãn tính gây ra vô vàn khó chịu và bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh như: nốt sẩn ngứa, phát ban dai dẳng và phát lại liên tục.

Bệnh mề đay là gì?

Bệnh mề đay là hiện tượng dị ứng trên da, có cơ chế khá phức tạp liên quan đến chất histamine. Lớp bì bị viêm gây nên phù nề tại chỗ ở ngoài da với những hình dạng khác nhau, độ lớn khác nhau. Có những nốt sẩn mề đay nhỏ bằng hạt đậu đến những mảng đỏ, sưng vù, màu hồng và có thể ngứa.

Vị trí nổi mề đay thường là: thân mình, đùi, mông hoặc chỗ da bị bó chặt như nịt vú, lưng quần. Đặc biệt, mề đay có thể nổi dưới da, thường làm phù môi, mí mắt, phù trong cổ họng kèm theo những triệu chứng như mệt, đau bụng, khó thở.

Ở thể cấp tính: mề đay thường xảy ra đột ngột, các nốt sẩn có thể kéo dài vài giờ rồi các nốt sẩn tự lặn đi, nhưng cũng có khi kéo dài tới vài ngày, thường do dị ứng thức ăn hoặc thuôc. Trong một số trường hợp, mề đay cấp tính có thể gây choáng váng và ngất do huyết áp tụt xuống đột ngột.

Ở thể mãn tính: mề đay được xem là bệnh lý khá phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau: do ký sinh trùng, thời tiết, thức ăn, thuôc chưa bệnh, kháng nguyên hô hấp, nội tiết, bệnh lý kèm theo (chẳng hạn bệnh lý về gan).

Nằm lòng cách chữa mề đay hiệu quả nhanh chóng

                                                          Những nốt sần mề đay gây ngứa

Bệnh mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay mẩn ngứa là trường hợp người mắc bệnh nổi sần từng đám trên bề mặt da nhiều hoặc ít mụn, tình trạng này có thể tự mất, di chuyển và rát ngứa. Nổi mề đay mẩn ngứa gây khó chịu, khổ sở cho người bệnh. Đây là một bệnh phổ biến và có đến 20% dân số mắc phải đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai do da rất nhạy cảm.

Ngứa: Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Ban đầu người bệnh sẽ xuất hiện ngứa nhẹ sau đó rất khó chịu, cảm giác ngứa kèm theo nóng rát, khi gãi nhiều có thể gây ra các tổn thương như xước da, mụn mủ bội nhiễm rất nguy hiểm.

Nổi sẩn: Nổi sẩn có ở một vùng giới hạn hoặc ở khắp cơ thể, có thể gây phù lớn, sau vài phút hoặc vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết và không gây ra tổn thương trên da nếu bạn không gãi. Vết sẩn có thể nổi ở chỗ này lặn ở chỗ khác không định vị rõ.

Mề đay xuất hiện: Các thương tổn mề đay nếu xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở, ở niêm mạc dạ dày bệnh nhân có thể có đau bụng từng cơn, nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải cấp cứu kịp thời.

Bệnh mề đay có lây không?

Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh mề đay vẫn chưa được giới y học chứng minh là có lây nhiễm. Vì thế, tuy là một bệnh ngoài da nhưng bệnh mề đay lại không hề lây lan như các căn bệnh phát ban, thủy đậu, hắc lào,…

Bệnh nhân bị nổi mề đay vẫn có thể an tâm điều trị mà không cần cách ly với người xung quanh. Người thân của bệnh nhân cũng nên quan tâm chăm sóc người bị mề đay nhiều hơn. Bệnh mề đay ở trẻ em cũng có thể là do gen di truyền của cha mẹ (tuy nhiên trường hợp này khá hiếm), chủ yếu bệnh mề đay là do các nguyên nhân khác gây ra.

Bệnh mề đay mãn tính

Bệnh mề đay mãn tính là những vết mề đay ngứa dai dẳng và lặn trong vòng 6 tuần hoặc nhiều hơn. Nguyên nhân thường không rõ ràng, một số trường hợp có các triệu chứng như sưng môi, lưỡi hoặc các khu vực khác của cơ thể theo thời gian.

Bệnh mề đay mãn tính có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, các vết mề đay trông giống như những mụn nhẹ, có màu trắng hoặc màu đỏ và gây ngứa. Bệnh mề đay mãn tính có thể gây ra các triệu chứng sau: Sưng phù nề ở mí mắt, môi, lưỡi, cổ họng và có thể gây khó thở.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính, dưới đây là một số nguyên nhân bệnh mề đay chủ yếu.

Nguyên nhân tự miễn

Tự miễn có nghĩa là hệ thống miễn dịch gây hại cho một số tế bào của cơ thể. Thông thường, cơ thể chúng ta tạo ra các protein được gọi là kháng thể để chống lại bệnh nhiễm trùng. Ví dụ như khi chúng ta bị cảm lạnh hoặc đau họng thì các kháng thể trong cơ thể chúng ta giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Bệnh tự miễn dịch là cơ thể tạo ra kháng thể tương tụ (tự kháng) để tấn công các tế bào bình thường trong cơ thể. Trong mề đay, các kháng thể bám vào các tế bào dưới da và gây ra sự giải phóng histamine và các hóa chất khác. Lý do xảy ra tình trạng này thường là không rõ ràng.

Do dị ứng

Dị ứng với một loại thức ăn, thuốc men hoặc ký sinh trùng (như giun trong ruột) là nguyên nhân phổ biến và dai dẳng (mãn tính) nổi mề đay.

Các tác nhân vật lý

Là các tác nhân gây kích thích như nóng, lạnh, cảm cúm, tập thể dục hoặc ánh sáng mặt trời mạnh. Những nguyên nhân này thường gây ra mề đay cấp tính nhưng một số trường hợp có thể gây ra các triệu chứng mãn tính.

Các nguyên nhân khác

Một mầm (vi khuẩn) gọi là Helicobacter pylori (H.pylori) thường được tìm thấy trong dạ dày có thể là một yếu tố gây mề đay.

Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Bệnh nổi mề đay thường không gây nguy hiểm gì nhiều cho bệnh nhân, thường chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống qua những biểu hiện ngứa, mẩn nốt khó chịu. Tuy nhiên hầu hết là không gây nguy hiểm nhưng đối với một tỷ lệ nhỏ hiếm gặp có thể gặp phải trường hợp sốc phản vệ do dị ứng gây tử vong, trường hợp này không nhiều nhưng cũng không thể xem thường được bệnh.

Cách chữa mề đay

Cách chữa bệnh mề đay dân gian

Cách sử dụng lá ngải cứu trị bệnh mề đay

Trong Đông y, lá ngải cứu được xem là một vị thuốc có tính ấm, giải độc và giúp trị các chứng khí hư, rối loạn kinh nguyệt, chữa phong rất hiệu quả. Vì vậy mà dùng lá ngải cứu đúng cách thì hoàn toàn có thể giảm nhanh cơn ngứa nhanh chóng.

Bạn chỉ cần đem lá ngải cứu rửa sạch rồi đem rang chung với vài hạt muối trong 10 phút. Sau đó, cho ngải cứu vô một miếng vải mỏng rồi chườm nóng lên vùng da bị nổi mề đay mẩn ngứa sẽ giúp diệt khuẩn cho da rất tốt. Ngoài ra, cách trị mề đay dân gian này cũng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và loại bỏ các nốt mề đay sạch sẽ hơn.

Cách sử dụng lá khế trị bệnh mề đay

Hầu hết những người lớn tuổi đều biết tới cách chữa mề đay mẩn ngứa từ lá khế, bởi đây là một cách khá đơn giản và dễ dàng lại cho tác dụng trị mẩn ngứa nổi mề đay hiệu quả. Được biết, lá khế có tính ôn giúp trị phong, giải độc rất tốt, nhờ vậy mà lá khế được xem là nguyên liệu trị mề đay mẩn ngứa cực kì nhanh và hiệu quả. Có thể dùng lá khế theo 2 cách đơn giản như sau:

Cách 1: Tương tự như cách sử dụng lá ngải cứu, bạn cũng có thể dùng lá khế chườm nóng để trị mề đay mẩn ngứa. Bạn chuẩn bị một nắm lá khế đem rang nóng rồi dùng chườm lên vùng da bị nổi ngứa, mẩn đỏ. Thực hiện vài lần liên tục, nếu thuốc nguội thì cứ rang nóng lại chườm sẽ giúp nhanh chóng bỏ được cơn ngứa đấy nhé!

Cách 2: Hãy dùng vỏ, thân, lá, cành khế đem nấu nước tắm hàng ngày cũng có thể giúp trị chứng phong, giảm ngứa nhanh nhất đấy.

Nằm lòng cách chữa mề đay hiệu quả nhanh chóng-hình 2

                                                Lá khế giúp chữa cơn ngứa mề đay nhanh chóng

Cách sử dụng gừng, đường kính trị bệnh mề đay

Trong Đông y, gừng lá vị thuốc có tính nóng, có khả năng trị phong và chống viêm, diệt khuẩn vô cùng đơn giản, theo đó gừng được dùng làm thuốc chữa bệnh mề đay mẩn ngứa đạt được hiệu quả rất tốt.

Cách dùng:

Gừng rửa sạch sau đó cho 1 thìa giấm và 2 thìa đường vào cho một chút nước và đun nhỏ lửa khoảng 10 phút thì bắc ra lọc bỏ bả lấy nước. Dùng nước này uống khi còn ấm khoảng 2 lần một ngày, nước gừng sẽ làm ấm cơ thể, hạn chế cơn ngứa ngáy khó chịu xuất hiện, cơ bản giúp trị bệnh mề đay mẩn ngứa rất tốt.

Nằm lòng cách chữa mề đay hiệu quả nhanh chóng-hình 3

                                                             Gừng chữa mề đay rất tốt

Cách dùng lá kinh giới trị bệnh mề đay

Lá kinh giới cũng giúp điều trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa rất hiệu quả, tinh dầu trong cây kinh giới có thể giảm phong, làm ấm giúp dứt cơn ngứa rất nhanh và hiệu quả.

Cách dùng: Để công dụng trị mề đay mẩn ngứa từ lá kinh giới cho hiệu quả nhất thì bạn sử dùng lá này để xông hơi, hơi nóng sẽ làm tinh dầu bốc lên và thấm vào da giúp giải phong, trừ ngứa rất nhanh. Dùng toàn thân cây kinh giới đem rửa sạch và đun sôi khoảng 10 phút thì lấy ra trùm chăn xông hơi cho tới khi nào nước nguội hẳn. Làm liên tục sẽ thấy công dụng trị mề đay mẩn ngứa phát huy hiệu quả.

Đây là những cách chữa trị mề đay mẩn ngứa và các bệnh ngứa da cho kết quả cao mà bạn không nên bỏ qua. Hi vọng rằng những bí quyết đơn giản này có thể giúp ích bạn thoát khỏi cơn ngứa khó chịu một cách nhanh chóng nhé.

 

Cùng chuyên mục

Day sung nang long ava

Bạn biết gì về bệnh dày sừng nang lông. Khi gặp phải bệnh dày sừng nang lông thường mọi người sẽ khá hoang mang và đặt ra không ít thắc mắc xoay quanh căn bệnh này. Ngay sau đây là một số câu hỏi thường gặp về dày sừng nang lông mà mọi người có thể tham khảo để có những cái nhìn đúng đắn nhất về ...

Da Liễu

- 21/09/2017

Benh lupus ban do he thong ava

Hiểu hơn về bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Lupus hay bệnh lupus ban đỏ hệ thống, là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của con người tấn công chính những cơ quan và các tế bào của cơ thể. Bệnh lupus ban đỏ là gì? Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không?.....

Da Liễu

- 14/09/2017

Benh zona than kinh ava

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh. Bệnh zona thần kinh vào thời điểm giao mùa sang hè như thế này xảy ra rất nhiều đặc biệt là trẻ em, cách chữa bệnh zona thần kinh thường được sử dụng là uống thuốc để hết mụn nước và bôi “thuốc xanh” để không có sẹo. Tuy nhiên còn nhiều cách tốt hơn thế...

Da Liễu

- 14/09/2017

Avatar

Bật mí cách trị hôi nách tận gốc. Trị hôi nách tận gốc luôn là mong ước của rất nhiều người bị ám ảnh bởi căn bệnh này. Chứng hô nách tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh tuy nhiên lại khiến người bệnh có tâm lý mặc cảm và tự ti khi tiếp xúc với những người xung quanh.

Da Liễu

- 14/09/2017

Benh to dia ava

Bí quyết chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả. Tổ đỉa là một loại viêm da, được đặc trưng bởi các mụn ngứa chủ yếu xuất hiện ở tay và chân. Những cục mụn chỉ có kích thước 1-2 mm và có thể biến mất sau khoảng 3 tuần nhưng chúng thường xuyên tái phát dẫn đến các vết xước và khiến da bị dày lên gây mất thẩm m...

Da Liễu

- 30/07/2017