Tìm hiểu về bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Tác giả: Le Thuat Duong. Ngày đăng: 29-05-2017

Tìm hiểu về bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là một dạng bệnh của viêm da tiếp xúc, thường xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích, chất gây dị ứng như xà phòng, bột giặt, nước tẩy rửa, các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cây cối, thuốc diệt cỏ…, kim loại, trang sức, đồ mỹ phẩm không nguồn gốc… hoặc có thể do côn trùng đốt. Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe những lại khiến người bệnh bị mẩn ngứa, phát ban đỏ, ngứa rát khắp khu vực bị nhiễm bệnh. Trong trường hợp để lâu ngày, hoặc chữa bệnh không khoa học rất dễ khiến các triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng trở nên nặng hơn và rất khó chữa.

Viêm da tiếp xúc dị ứng là gì?

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là hệ quả của sự tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng và kích thích làm cho da bị viêm. Khi đó, bệnh nhân sẽ bị nổi ban đỏ, ngứa trên toàn bộ diện tích da hoặc tập chung ở những vùng như chân tay, mặt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.

Viêm da tiếp xúc dị ứng do các yếu tố kích ứng da thường phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân nên không lây mà chỉ bộc phát trên những cơ địa phù hợp. Mặt khác viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là tình trạng viêm da do tiếp xúc với chất độc. Nếu dịch tiết này lan ra các vùng khác trên cơ thể bệnh nhân sẽ làm cho tổn thương da lan rộng. Người khác chạm vào chất dịch này cũng có thể gặp phải thương tổn ngoài da.

Tìm hiểu về bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

                                                                           Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Theo nghiên cứu và bệnh nhân khám chữa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng thì hầu hết bệnh nhân bị viêm do côn trùng đốt, do tiếp xúc với một số chất gây độc nhất định.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng là gì?

Dựa vào các nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc, người ta chia ra thành 2 loại:

Viêm da tiếp xúc dị ứng: Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng là do da phản ứng với các chất gây dị ứng, bao gồm nickel, crom, ivy độc, chát độc sồi và một số chất độc khác. Người bệnh dùng những loại thuốc gây dị ứng với thành phần của thuốc như thuốc kháng sinh, khử trùng,  thuốc rửa…

Viêm da tiếp xúc kích ứng: nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng là do tiếp xúc trực tiếp với các dung môi, chất hóa học, kim loại. hay có thể là một số loại thức ăn, đồ uống có chất lạ,nước hoa, hóa mỹ phẩm…và cả những loại chất tẩy rửa, xà phòng.

Ngoài ra, bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng  còn có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với tia cực tím (UltraViolet), một loại tia có thể tác động trực tiếp đến gen của chúng ta.

Biểu hiện - Triệu chứng viêm da tiếp xúc là gì?

Ở mỗi mức độ nặng nhẹ khác nhau thì biểu hiện, triệu chứng viêm da tiếp xúc cũng có sự thay đổi:

Giai đoạn cấp tính: trên bề mặt da tiếp xúc sẽ xuất hiện hiện tượng ngứa và rát. Da bị tổn thương như nổi ban đỏ, sần, da phồng rộp có thể bị chảy dịch nước. Sau đó chúng sẽ khô lại và đống thành vảy, da thâm sẫm lại. Gãi hay chà sát mạnh vào vết thương nhiều cũng sẽ làm cho da bị dày lên.

Giai đoạn mãn tính: lúc này bệnh đã trở nên nặng hơn và lan rộng ra các khu vực khác trên cơ thể. Có thể kèm theo hiện tượng nổi mề đay, ở những bệnh nhân có bị dị ứng hoặc hen trước đó thì có khả năng xuất hiện lại những cơn hen xuyễn.

Các vị trí thường xuất hiện các triệu chứng viêm da tiếp xúc:

Vùng da đầu và cổ

Vùng trán và mí mắt

Cổ tay và cổ chân

Vùng bụng xung quanh rốn

Và cả trên bàn tay hoặc xuống bàn chân.

Bệnh phát ban ở các khu vực da tiếp xúc trực tiếp, diện tích phát ban được giới hạn và chỉ lan rộng ra khi các phản ứng gây bệnh nghiêm trọng hơn. Ví dụ: Nếu bạn bị hiễm trùng (khuẩn) sẽ xuất hiện tình trạng viêm da tiếp xúc bôi nhiễm,...

Viêm da tiếp xúc dị ứng có lây không?

Viêm da tiếp xúc là một trong số những vấn đề bệnh ngoài da khó chịu. Về cơ bản có một số loại viêm da tiếp xúc do bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với một số yếu tố kích ứng da như: phấn hoa, lông động vật, cao su, bề mặt kim loại,… viêm da tiếp xúc dạng này thường chỉ ảnh hưởng với những bệnh nhân có cơ địa kích ứng với các yếu tố tiếp xúc. Mặt khác có một số yếu tố tiếp xúc ảnh hưởng hầu hết bệnh nhân như chất độc của một số loại côn trùng. Viêm da tiếp xúc ứng do kiến ba khoang nằm trong nhóm này.

Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng

Như đã nói, bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng rất dễ mắc nhưng lại rất khó có thể chữa lành và để lại nhiều hậu quả. Sau đây, Finizz xin chia sẻ cho bạn đọc một số cách điều trị bệnh được nhiều người áp dụng và đem lại kết quả tốt:

Chăm sóc y tế

Khi thấy trên bề mặt da của mình xuất hiện những biểu hiện bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bên trên thì việc đầu tiên là đến các trung tâm, cơ sở y tế bệnh viêm da liễu để khám và chuẩn đoán bệnh. Khi đó, chúng ta sẽ được các dược sỹ kê đơn thuốc phù hợp cho bản thân chúng ta điều trị bệnh.

Các loại thuốc thường được sử dụng trong cách chữa viêm da tiếp xúc dị ứng này là: thuốc bôi, thuốc uống để khống chế hiện tượng ngứa, phát ban bệnh ra các vùng khác. Tuy nhiên, bạn cần chú ý loại thuốc đang dùng có phù hợp với cơ địa của mình không. Nếu bạn sử dụng một loại thuốc trong 1 tuần mà không thấy bệnh có dấu hiệu chuyển biến tức là bạn không hợp với loại thuốc đó và nên thay đổi loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng  khác.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm da tiếp xúc dị ứng

Khi sử dụng thuốc tây y, không quá lạm dụng thuốc vì có thể bị nhờn thuốc, không những điều trị bệnh mà còn gây phản tác dụng.

Trong thành phần thuốc tây y chữa viêm da tiếp xúc có chứa chất kháng viêm mạnh gây bào mòn da, làm teo da, khô da nên hạn chế sử dụng. Hơn nữa, thuốc tây y chỉ có chức năng kiềm bệnh, bệnh có thể thuyên giảm nhưng vẫn có thể tái phát.

Hiện nay, xu hướng sử dụng đông y để điều trị viêm da tiếp xúc nói riêng và viêm da cơ địa nói chung đang được tin dùng, bởi sự hiệu quả cũng như an toàn.

Tự chăm sóc tại nhà

Sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sỹ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Kết hợp với các bài thuốc dân gian hiệu quả chữa viêm da tiếp xúc dị ứng như sử dụng những bài thuốc từ lá trầu không, lá khế, lá tướng quân…

Tắm với nước mát, kết hợp tắm cùng với chất kháng khuẩn như baking soda, yến mạch…

Thay đổi lối sống lành mạnh đảm bảo.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: ăn những đồ ăn lành tính, không chứa chất độc gây dị ứng như tôm, cua,…

Không mặc những loại quần áo khó chịu, cọ xát nhiều vào các vùng da bị tổn thương.

Phòng bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Đối với trẻ nhỏ: các mẹ không để trẻ tiếp xúc với các chất gây kích ứng, chọn cho bé những trang phục dễ mặc, ăn những đồ ăn tốt chứa nhiều vitamin, canxi và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, có thể tăng cường omega 3 để nâng cao sức đề kháng cho các bé.

Đối với người lớn: việc bị nhiễm bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng chiếm khá cao. Đặc biệt nghề nghiệp của mọi người tác động gây bệnh là rất phổ biến. Do vậy, cần để ý đeo bao tay, đeo khẩu trang mặc quần áo bảo hộ để tránh các vi khuẩn và sự tiếp xúc trực tiếp của da với các chất gây kích ứng, dị ứng. Những người làm công việc nội trợ thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa bát, chén…nên rất dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, cần sử dụng bao găng tay cho công việc của mình.

Đối với các gia đình: khi thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa thì bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn sẽ tăng cao.Vì vậy, mọi người cần đề cao tinh thần phòng tránh bệnh trong những ngày thay đổi thời tiết, giao mùa.

Cuối cùng, nếu thấy nghi ngờ nhiễm bệnh, hãy bỏ thói quen tự tìm mua thuốc tại cái hiệu thuốc tư nhân. Thay vào đó, bạn hãy đến những trung tâm, phòng khám y tế uy tín để được khám và tư vấn đúng với tình trạng bệnh. Từ đó, việc phòng và chữa bệnh viêm da tiếp xúc mới đem lại kết quả tốt.

Trên đây, là những thông tin bạn đọc cần phải biết về căn bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng .Chúng tôi hy vọng bạn sẽ luôn có làn da khỏe đẹp và tự tin trong cuộc sống của mình.

Cùng chuyên mục

Benh viem da dau ava

Những điều cần biết về bệnh viêm da dầu. Bệnh viêm da dầu là bệnh thường gặp vào mùa hè và mùa đông. Bệnh viêm da dầu dù là bệnh lành tính nhưng cách chữa viêm da dầu khá khó. Tuy nhiên, nếu có phương pháp chữa bệnh viêm da dầu phù hợp bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Bệnh gây ra các tổn thương đỏ, bo...

Da Liễu

- 18/06/2017

Benh cham la gi ava

Giải đáp thắc mắc bệnh chàm là gì? Bệnh chàm là gì? Bệnh chàm hay còn gọi là eczema, là một nhóm bệnh có liên quan đến da. Ước tính, bệnh chàm - eczema ảnh hưởng đến 334 triệu người trên toàn cầu tính đến năm 2013. Hiện nay, số lượng người mắc bệnh chàm - eczema vẫn không ngừng tăng lên. Bệnh khô...

Da Liễu

- 15/06/2017

Hong ban da dang ava

Bạn biết gì về bệnh hồng ban đa dạng. Hồng ban đa dạng là một bệnh da cấp tính do nhiều căn nguyên khác nhau gây nên, biểu hiện trên da là các thương tổn rát đỏ, sẩn phù, mụn nước, bọng nước xen kẽ với các thương tổn hình bia bắn. Vị trí hay gặp là mu tay, cổ tay, cẳng tay, cẳng chân, đầu gối. Ni...

Da Liễu

- 13/06/2017

Benh xo cung bi ava

Tìm hiểu về bệnh xơ cứng bì. Bệnh xơ cứng bì là bệnh tự miễn dịch, thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới. Đặc điểm nổi bật là người mắc bệnh xơ cứng bì dần dần da dẻ cứng lại, mất đi độ đàn hồi, chun giãn. Bệnh tiến triển nặng dần có thể gây tổn thương ở thực quản, tim, phổi và thận. Bệnh nặng và h...

Da Liễu

- 09/06/2017

U mem lay ava

Bạn biết gì về bệnh u mềm lây? U mềm lây là một bệnh viêm da do virut mà biểu hiện bằng các thương tổn da đứng riêng rẽ, rời rạc và lõm ở trung tâm. Bệnh lây lan rộng do tự lây nhiễm bởi các vết cào xước hoặc sờ mó vào thương tổn. U mềm lây thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh cũng hay gặp ở người lớn có h...

Da Liễu

- 08/06/2017