Bệnh xơ cứng bì là gì?
Bệnh xơ cứng bì là một nhóm hiếm, bệnh tiến triển có liên quan đến việc làm cứng và thắt chặt của da và mô liên kết - các sợi cung cấp khuôn và hỗ trợ cho cơ thể. Địa hoá xơ cứng bì chỉ ảnh hưởng đến làn da. Hệ thống xơ cứng bì cũng tác hại cơ quan nội tạng như tim, phổi, thận và ống tiêu hóa.
Bệnh xơ cứng bì có thể xảy ra với bất cứ ai tại bất kỳ thời gian ở trong khu vực địa lý. Tuy nhiên, căn bệnh này ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới và thường xảy ra trong độ tuổi từ 30 và 50.
Bệnh xơ cứng bì có thể chạy trong các gia đình, nhưng trong nhiều trường hợp nó xảy ra mà không có xu hướng gia đình với căn bệnh này. Bệnh xơ cứng bì không được coi là truyền nhiễm, nhưng nó rất có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng và khả năng hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày.
1. Bệnh xơ cứng bì khu trú (thể nhẹ)
Biểu hiện đầu tiên là da có vết hồng, sau đó chuyển sang màu hơi tím và cuối cùng là màu trắng xà cừ, óng ánh thâm nhiễm. Da vùng tổn thương không véo lên được, không nhăn nheo, bề mặt tổn thương không có lông, không tiết mồ hôi. Vị trí tổn thương có thể gặp bất cứ vùng da nào của cơ thể: Mặt, da đầu ( tóc rụng không mọc), má, cổ, bao da qui đầu, ngón tay chân( thể nhẫn)…
Điều trị: Tùy theo thể bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau, kết quả điều trị dè dặt tốt nhất là đi khám để bác sĩ hướng dẫn cụ thể như sử dụng các thuốc vận mạch, kháng viêm, kháng sinh,…và phối hợp vật lý trị liệu như ngâm tắm nước ấm, xoa bóp, bó nến tránh lạnh…
2. Xơ cứng bì toàn thể (thể nặng)
Bệnh không chỉ biểu hiện ở da mà còn có ở các phủ tạng trong cơ thể. Biểu hiện đầu tiên là hội chứng Raynaud thường đi trước các dấu hiệu khác từ vài tuần đến vài năm, khoảng cách giữa hội chứng Raynaud và sự xuất hiện xơ cứng khu vực khác dài hay ngắn giúp cho tiên lượng bệnh tốt hay xấu.
Bệnh xơ cứng bì
Hội chứng Raynaud biểu hiện: Khởi phát thường kịch phát do lạnh một hoặc nhiều ngón bị một lúc, các ngón tay lạnh, vô cảm, màu trắng đục. Sau đó các ngón tay bị xơ cứng lại bắt đầu từ đầu ngón và lan rộng lên mặt, thân mình. Ở mặt làm cho mặt đờ, mũi nhọn, miệng hẹp xung quanh miệng có dấu hiệu nan hoa xe đạp, kèm theo rối loạn sắc tố da chỗ đậm, chỗ nhạt.
Bệnh xơ cứng bì có chữa được không?
Hiện tại, bệnh xơ cứng bì chưa có phương pháp điều trị khỏi. Các biện pháp điều trị chủ yếu là để làm chậm tiến trình phát triển của căn bệnh, giảm triệu chứng, tăng chất lượng sống cho người bệnh.
Bệnh xơ cứng bì có chữa được không?
Cách chữa bệnh xơ cứng bì
Các phương pháp điều trị thường không có kết quả cao nhất là đối với xơ cứng bì hệ thống tiên triển. Bên cạnh thuốc uống, những vấn đề sau đây cần được lưu ý tới để làm tăng hiệu quả điều trị:
- Chế độ tập luyện hàng ngày, xoa bóp thường xuyên để hạn chế cứng khớp.
- Giữ ấm đầu chi và cơ thể, tránh những chân thương có thể xảy ra trên da và khớp.
- Câm hút thuốc lá, tránh lạnh.
Một số thuốc được sử dụng để điều trị xơ cứng bì
+ D-penicillamin: Điều trị sớm và kéo dài với liều 750-1500mg/ngày.
+ Cơ chế: Cắt vào cầu nối Disulfur, làm giảm sinh tổng hợp Hydroxyprolin, làm giảm sự biến đổi collagen.
+ Colchicin: Làm giảm dự trữ các chất lắng đọng của chất tạo keo, tăng sự cắt sợi keo do tăng hoạt tính men cholagenase.
+ Corticoid: Được chỉ định trong những trường hợp triệu chứng khớp và cơ nhiều hoặc xơ cứng bì kết hợp với một số bệnh tự miễn khác như lupus đỏ, viêm bì cơ, hoặc xơ cứng bì khu trú có nguy cơ thâm nhiễm cân cơ nghiêm trọng. Liều: 1 đến 2mg/kg/ngày.
+ Kháng sốt rét tổng hợp: Nivaquin 200mg/ngày.
+ DDS:100mg/ngày.
+ Vitamin E.
Điều trị triệu chứng
- Hội chứng Raynaud: Dùng các thuốc dãn mạch như Minipres (lmg/ngày), thuốc chẹn kênh calci như Nifedipin.
- Giảm nhu động thực quản: Ăn nhiều bữa, dùng các thuốc kháng acid, nong thực quản nếu hẹp.
- Cao huyết áp: Điều trị cao huyết áp bằng các thuốc ức chế men chuyển.
- Hội chứng kém hấp thu: Cho thêm các men tiêu hóa, uống kháng sinh như Tetracycline chống nhiễm khuẩn.
Xơ cứng bì là một bệnh tự miễn, nguyên nhân chưa được biết, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào thương tổn khu trú hoặc hệ thống. Điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trong điều trị cần phải luôn kết hợp với vật lý trị liệu để phòng ngừa tàn tật.