Bí quyết chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả

Tác giả: Nguyễn Đăng Quân. Ngày đăng: 01-06-2017

Bí quyết chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả. Tổ đỉa là một loại viêm da, được đặc trưng bởi các mụn ngứa chủ yếu xuất hiện ở tay và chân. Những cục mụn chỉ có kích thước 1-2 mm và có thể biến mất sau khoảng 3 tuần nhưng chúng thường xuyên tái phát dẫn đến các vết xước và khiến da bị dày lên gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Do vậy, bài viết hôm nay Finizz sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cụ thể nhất về bệnh tổ đỉa cũng như cách chữa bệnh này, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Bệnh tổ đỉa là gì?

Theo những con số thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, tỉ lệ người mắc bệnh tổ đỉa là 1/2000. Tỉ lệ này đang có xu hướng tăng một cách nhanh chóng. Nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa ở nam và nữ là tương đương nhau.

Trường hợp mắc bệnh tổ đỉa được ghi nhận đầu tiên là vào năm 1873. Tên tiếng Anh của bệnh tổ đỉa là “Dyshidrotic”, có nghĩa là “sự khó khăn của việc đổ mồ hôi”. Tên của bệnh được đặt là bởi những vấn đề của tuyến mồ hôi đã từng được các chuyên gia nhận định là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Nhưng sau này, các nghiên cứu lại chỉ ra điều ngược lại.

Triệu chứng bệnh tổ đỉa

- Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn.

- Vị trí: 90% là gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.

- Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da.

- Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt.

Bệnh tổ đỉa được các thầy thuốc ngoài da coi như một loại chàm (eczema). Nhưng khác eczema, tổ đỉa chỉ nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ria ngón tay chân, còn eczema thì có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da. Mặt khác, mụn nước tổ đỉa thường to, sâu, chắc, khó vỡ hơn mụn nước eczema.

Cũng như eczema, tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.

Bí quyết chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả

                                                                                         Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì?

Vấn đề ăn gì và không ăn gì để tốt cho người bị tổ đỉa hiện đang là những vấn đề bức thiết nhất. Bởi tính quan trọng của đồ ăn trong các bữa ăn của người bệnh phải rất cẩn thận và có tính suy xét. Nhất là trong xã hội xuất hiện không ít những thực phẩm bẩn, bơm thuốc, tẩy rửa thịt thối thành thịt bò thơm ngon như hiện nay.

Vậy, những thực phẩm người bệnh tổ đỉa kiêng ăn phải kể đến:

1. Đồ tanh

Thực phẩm có tính tanh thường là hải sản. Những thực phẩm này có chữa hàm lượng chất đạm rất cao, và không thích hợp với những người bị dị ứng mẩn ngứa nhiều như bệnh tổ đỉa.Theo các nghiên cứu dinh dưỡng cho biết, có tới 50% người bị tổ đỉa một phần do ăn phải thức ăn có chứa chất tanh quá nhiều.

Do vậy, người bệnh tổ đỉa không nên ăn quá nhiều thực phẩm tanh này để tránh bệnh nặng hơn và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn.

2. Thịt gà

Thịt gà rất tốt cho sức khỏe chúng ta cũng như người bị bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, khi ăn thịt gà sẽ tiếp xúc vằn phải da gà. Da gà có chữa chất rất độc cho người bị dị ứng ngứa. Đã có rất nhiều người bị tổ đỉa ăn nhầm phải thịt gà và lập tức hiện tượng ngứa ngáy tăng cao hơn và làm cho người bệnh khó chịu hơn bình thường rất nhiều.

Ngoài ra, thịt gà còn không tốt cho bệnh viêm da cơ địa, á sừng.

3. Thịt chó

Cũng giống như hải sản, thịt chó cũng chứa rất nhiều đạm và có tính nóng. Khi người bệnh tổ đỉa ăn phải thịt chó, nhiệt độ cơ thể tăng cao và dễ bị dị ứng cao.

Đây cũng là món ăn mà bệnh nhân vảy nến, mề đay hay chàm nên kiêng.

4. Cua đồng

Hạn chế ăn cua đồng sẽ giúp người bệnh tổ không những không những giúp quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi mà bện không bị tái phát.

Cua đồng là động vật sống chui rúc dưới đý bùn, có khả năng bị nhiễm phải thuốc trừ sâu, hóa chất làm cho người bệnh khi ăn vào sẽ gây độc và dị ứng. Đặc biệt cua đồng khi vào cơ thể người dễ làm cho chúng ta bị nhiễm hải giun sán, gây ảnh hưởng cả trong và ngoài cơ thể.

Và một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng da, dị ứng cho người bệnh như: đậu phộng, trứng, sữa,…

Trên đây là các loại thực phẩm mà người bệnh tổ đỉa cần kiêng ăn. Bởi trong thực tế hiện nay, không phải cái gì cũng tốt cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì vậy, đối với người đã nhiễm bệnh ngoài da như tổ đỉa thì cần thận trọng và chú ý nhiều vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Bí quyết chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả-hình 2

                                        Những thực phẩm người bị bệnh tổ đỉa cần kiêng để tránh bệnh nặng hơn

Chữa bệnh tổ đỉa

Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên.

Cũng như đối với eczema, điều trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng trường hợp, thày thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp (vitamin PP, C, B6 ).

- Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi,làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.

- Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.

- Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân

1. Điều trị tại chỗ

- Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000có màu hồng.

- Chấm thuốc BSI 1% - 3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần.

- Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine.

- Chiếu tia tử ngoại (Ultra violet) tại chỗ.

2. Điều trị toàn thân

- Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine…

- Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.

- Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.

3. Chữa tổ đỉa bằng muối

Chữa bệnh tổ đỉa bằng muối hạt là phương pháp khá đơn giản. Tác dụng chính của muối khi tiếp xúc với vùng da mắc tổ đỉa là khử trùng, kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt. Vùng da dày sừng tiếp xúc với muối hột có thể làm mềm da. Muối cũng giúp hạn chế tổ đỉa lan rộng sang những vùng da khác.

Mẹo dân gian này có cách thực hiện khá đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần chuẩn bị một ít muối hạt. Đem số muối này rang lên khoảng 5 – 10 phút cho muối nóng đều. Bạn để cho muối nguội bớt, còn hơi ấm ấm thì chà nhẹ lên vùng da bị tổ đỉa. Khi muối hết nóng thì ngừng và rửa sạch với nước.

Bệnh tổ đỉa có lây không?

Câu trả lời là bệnh tổ đỉa không hề bị lây lan sang cho người khác.

Bệnh tổ đỉa (Dysidrose) là một dạng thể của bệnh chàm, nó xảy ra theo từng đợt và cũng có thể tự khỏi được sau một thời gian nhưng rồi vẫn bị tái phát lại nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời.

Khi bị bệnh tổ đỉa này, đặc điểm dễ nhận dạng nhất là hiện tượng ngáy đau rát. Do ở các hu vực như bàn tay bàn chân xuất hiện những mảng, đám mụn nước nằm sâu dưới da, rất chắc khó bị vỡ. Mụn nước này sẽ kho dần và làm cho vùng da này bị dày sừng có màu vàng và bong tróc vảy da.

Cùng chuyên mục

Benh vay ca ava

Bệnh vảy cá và những điều cần biết. Vảy cá hay da vảy cá là bệnh lý da có nguồn gốc từ một nhóm bệnh, trong đó bệnh vảy cá thông thường (Ichthyosis vulgaris). Đông y gọi là “lân bì tiên” hoặc “can bì tiên” hay gặp nhất ở những người da khô và trẻ em. Bệnh giảm nhẹ hoặc biến mất tạm thời vào mùa x...

Da Liễu

- 30/06/2017

Tim hieu cach chua nam mong tay va nam mong chan ava

Tìm hiểu cách chữa nấm móng tay và nấm móng chân. Môi trường sống, thời tiết nóng ẩm, hóa chất…là một trong rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nấm móng đang khá phổ biến. Việc tìm hiểu và có phương pháp điều trị khi mắc bệnh là rất cần thiết và hữu ích.

Da Liễu

- 30/06/2017

Cach tri nam da dau don gian va hieu qua ava

Cách trị nấm da đầu đơn giản và hiệu quả. Rất nhiều người băn khoăn không biết làm thế nào để nhận biết bệnh nấm da đầu, đây là một trong những dạng bệnh ngoài da phổ biến, song hầu hết người mắc nấm đều chủ quan đối với những triệu chứng nấm da đầu sớm, mà chỉ xem đó là do vệ sinh kém gây nên gà...

Da Liễu

- 30/06/2017

Dieu ban can biet ve benh ghe va cach chua benh ghe ava

Điều bạn cần biết về bệnh ghẻ nước và cách chữa bệnh ghẻ. Bệnh ghẻ nước là bệnh da liễu phổ biến thường gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Bệnh ghẻ nước xuất hiện ở mọi bộ phận trên cơ thể như kẽ ngón tay, bẹn, thắt lưng… Nhiều người vẫn chủ quan với bệnh ghẻ nước mà không điều trị sớm hoặc tự ý...

Da Liễu

- 30/06/2017

Benh nam da dau ava

Những biểu hiện của bệnh nấm da đầu. Nấm da đầu, nấm tóc là một dạng bệnh viêm nhiễm ở chân tóc khiến da đầu người bệnh luôn ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, bệnh nấm da đầu còn khiến người bệnh mất tự tin bởi tóc lúc nào cũng trong tình trạng bết, dính tóc. Cùng tìm hiểu những biểu hiện của bệnh nấ...

Da Liễu

- 18/06/2017