Tìm hiểu về bệnh lậu và triệu chứng bệnh lậu

Tác giả: Lien Tran. Ngày đăng: 05-06-2017

Tìm hiểu về bệnh lậu và triệu chứng bệnh lậu. Bệnh xã hội từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người bệnh về mức độ nguy hiểm cũng như mức độ lây lan bệnh của nó. Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như đời sống con người, thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng con người. Vậy bệnh lậu là gì, nguyên nhân gây bệnh lậu, triệu chứng bệnh lậu ra sao và cách điều trị bệnh lậu như thế nào? Hãy cùng Finizz tìm hiểu kĩ càng hơn về bệnh lậu qua bài sau.

Tìm hiểu bệnh lậu là gì trước khi biết triệu chứng bệnh lậu nhé

Bệnh lậu (còn được gọi là lậu mủ) được hình thành do sự tấn công của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, là một loại bệnh nhiễm trùng phổ biến, thường truyền nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Các vi khuẩn bệnh lậu thường tìm thấy ở âm đạo, ổ tử cung nữ giới và đường niệu đạo của nam giới. Bệnh lậu được phân loại thành lậu cấp tính và mãn tính. Tùy theo cấp độ mà có độ nguy hiểm và triệu chứng của bệnh lậu khác nhau.

1. Bệnh lậu cấp tính:

Thời gian ủ bệnh từ 2-10 ngày, thường có các dấu hiệu như niêu đạo cảm giác ngứa, sưng, nóng. Khi đi tiểu thấy nóng rát, tiểu nhiều, tiết chất nhầy. Sau 3-4 ngày, niệu đạo niêm mạc biểu mô hoại tử, lượng lớn mủ, tiểu bị đau. Quy đầu và bao quy đầu sưng đỏ rõ rệt, trong niệu đạo có dịch máu, sáng dậy niệu đạo có mủ.

2. Bệnh lậu mãn tính:

Thông thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng sức đề kháng giảm, như làm việc quá sức. Khi uống rượu, quan hệ tình dục, sẽ xuất hiện triệu chứng viêm niệu đạo, nhưng nhẹ hơn viêm niệu đạo cấp tính, tiết niệu đạo mỏng và ít hơn. Buổi sáng trong niệu đạo có vảy bám dính và lỗ sáo có dịch.

 Các dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang mắc phải bệnh lậu, nguyên nhân là do bị truyền nhiễm vi khuẩn qua đường tình dục, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ nhiều người, quan hệ đồng tính, bị dính dịch mủ, truyền nhiễm từ mẹ sang con,… Nếu bệnh lậu không được điều trị và để kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường.

Nguyên nhân bệnh lậu- Triệu chứng bệnh lậu

Vi khuẩn bệnh lậu có khả năng sống sót trong môi trường bên ngoài cơ thể rất kém, chỉ tồn tại được không quá vài phút. Vi khuẩn lậu cũng không sống trên bề mặt da của bàn tay, cánh tay, chân….Chính vì vậy những tiếp xúc thông thường không thể dẫn đến lây nhiễm bệnh lậu, mà bệnh lậu chỉ lây nhiễm qua những con đường đặc thù như:

  • Bệnh lậu lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục không an toàn: đây là con đường lây nhiễm chủ yếu nhất dẫn đến bệnh lậu lây lan nhanh chóng. Quan hệ tình dục dưới bất cứ hình thức nào nếu không sử dụng biện pháp an toàn đều có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu cao. Quan hệ tình dục qua cơ quan sinh dục, qua miệng, hậu môn…khả năng lây nhiễm bệnh đều như nhau. Chính vì vậy mà người ta tìm thấy các vi khuẩn bệnh lậu ở các vị trí như cơ quan sinh dục, khoang miệng hay hậu môn, thậm chí là cả ở mắt.
  • Bệnh lậu lây nhiễm qua đường tiếp xúc gián tiếp: trong quá trình sinh hoạt, nếu sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn tắm, bàn chải đánh răng, bồn tắm, bồn cầu với người bị mắc bệnh thì khả năng bị dính các dịch mủ chứa vi khuẩn gây bệnh cũng rất cao. Tuy nhiên khả năng lây bệnh qua con đường này hạn chế hơn rất nhiều.
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con: nếu trong quá trình mang thai người mẹ bị mắc lậu thì khả năng lây nhiễm sang thai nhi là rất lớn. Chính vì vậy các bác sĩ khuyên bạn nếu bị mắc lậu cần phải điều trị bệnh khỏi rồi sau đó mới mang thai để tránh những ảnh hưởng của bệnh đến sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm qua con đường truyền máu và qua tiếp xúc với vết thương hở trực tiếp với người bị bệnh.

Triệu chứng bệnh lậu

1.Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Sau khi nhiễm song cầu khuẩn lậu khoảng 3 đến 5 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu bệnh lậu lâm sàng.

- Ða số nam giới  thường có triệu chứng bệnh lậu như:

Lỗ niệu đạo sưng đỏ, ngứa, đau và có kèm chảy mủ màu vàng đậm hoặc màu vàng xanh, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, đi tiểu khó, các biến chứng có viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh nang, viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn...

Sau khi phơi nhiễm với nguồn bệnh khoảng 2-10 ngày, khoảng 25% nam giới sẽ phát triển thành bệnh lậu. Trong đó, 85-90% sẽ có triệu chứng viêm niệu đạo điển hình (đái buốt, đái khó và chảy nhiều mủ, có thể tiểu ra máu). 10-15% bệnh nhân viêm niệu đạo không điển hình hoặc không có triệu chứng gì; những bệnh nhân này thường không được điều trị dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh lậu không điển hình hoặc không triệu chứng ở cộng đồng tăng tới 40% và đây là nguồn lan truyên bệnh trong cộng đồng.

- Viêm niệu đạo trước cấp tính: gặp trên 90% các trường hợp. Triệu chứng bệnh lậu lâm sàng sớm nhất là có cảm giác ngứa nhiều hoặc ít ở miệng sáo, hố thuyền, các mép của miệng sáo trở nên tấy đỏ. Lậu cầu phát triển ở niêm mạc niệu đạo trước gây viêm xuất tiết. Chất nhầy chảy ra kèm theo cảm giác đái nóng, buốt nhẹ. Sau đó chảy mủ màu trắng đục hoặc vàng đục. Cảm giác nóng buốt tăng lên rõ, có khi đái rất buốt làm bệnh nhân phải đái từng giọt, thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì chỉ có cốc nước tiểu thứ nhất đục.

- Viêm niệu đạo toàn bộ: khi bệnh không được điều trị kịp thời và đầy đủ, sau 10- 15 ngày, bệnh nhân bị đái dắt, đái khó, có thể đái ra vài giọt máu cuối bãi, mủ chảy ra nhiều, hạch bẹn có thể sưng đau, hay bị cường dương và đau rát khi dương vật cương lên. Thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì cả 2 cốc đều đục. Sau 1 tháng nếu không điều trị sẽ trở thành lậu mãn tính khi đó các triệu chứng đái buốt đái dắt giảm, chỉ có giọt nhầy mủ lúc sáng sớm chưa đi tiểu gọi là dấu hiệu giọt ban mai.

2.Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới thường rất kín đáo, không rõ ràng do đó rất khó nhận biết. Bệnh nhân có thể có những dấu hiệu dưới đây:

- Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới có thể biểu hiện qua các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như cảm giác rát buốt khi đi tiểu, tiểu dắt, có thể tiểu ra máu, chảy mủ niệu đạo

- Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, ngứa vùng kín, đau khi giao hợp.

Tìm hiểu về bệnh lậu và triệu chứng bệnh lậu

Đau âm ỉ vùng bụng dưới là biểu hiện bệnh lậu ở nữ

- Sưng viêm vùng âm hộ, âm đạo.

- Nếu khí hư ra nhiều, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, trợt phù, lộ tuyến thì bệnh đã gây viêm lan đến cổ tử cung.

- Trường hợp người bệnh đau vùng hố chậu, sốt, buồn nôn, nôn thì có thể song cầu khuẩn lậu đã lây lan lên gây viêm phần phụ (viêm vòi trứng, ống dẫn trứng), nếu không được điều trị tích cực rất có thể sẽ dẫn đến vô sinh.

- Đa số các trường hợp bệnh bắt đầu bằng viêm niệu đạo kín đáo. Bệnh nhân đái khó, có cảm giác nóng hay rát khi đi tiểu, lỗ niệu đạo bình thường, ấn vào niệu đạo có mủ chảy ra (khám sau khi đi tiểu ít nhất 3 giờ).

Cách chữa bệnh lậu

1.Cách chữa bệnh lậu dân gian

  • Bài thuốc điều trị lậu bằng cây diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa)

Diệp hạ châu hay còn có tên gọi dân gian là chó đẻ răng cưa thuộc họ thầu dầu lá xanh thường mọc rất nhiều ở các vườn hoặc ruộng như các loại cây cỏ dại. Loại cây này là cây thân thảo thường sống được khoảng 1 năm và cao lên tới 80 cm, thân cây được chia thành rất nhiều nhánh nhỏ, có lá màu xanh lục, có rất nhiều quả nhỏ hình tròn có lông màu nhạt hơn mọc ở dưới lá.

Cây chó đẻ răng cưa có tính đắng, mát nên từ xưa đã được dùng để kết hợp với các vị thảo dược khác để điều trị bệnh lậu. Cách sử dụng là người ta thường dùng thân và lá cây chó đẻ răng cưa rửa sạch, phơi khô lên rồi kết hợp với một số loại thuốc khác sắc lên uống nước với tác dụng lợi tiểu, an thần và có công dụng trong việc điều trị bệnh lậu hiệu quả.

  • Bài thuốc điều trị bệnh lậu từ rễ cỏ tranh

Cây cỏ tranh hay còn có tên gọi khác là mao căn, là loại cỏ sống lâu năm với thân, rễ lan rất dài, ăn sâu dưới đất và có thể mọc cao lên tới 2 m. Loại cây này có đặc điểm là mọc đứng, thân cứng, gân nổi, lá dài hẹp, mặt trên lá nhám có lông, mặt dưới nhẵn, mép lá rất sắc. Cây cỏ tranh mọc hoang dại và có thể sống trong môi trường khắc nghiệt nên chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng. Đặc biệt loại cây này có hoa màu trắng như bông nên rất dễ phát tán và nhân giống rất nhanh.

Rễ cỏ tranh có thể kết hợp với một số loại thuốc quý khác để điều trị bệnh. Rễ cây cỏ tranh có màu trắng hoặc vàng nhạt, rễ có nhiều đốt, xung quanh có các vẩy lá và rễ con. Trong rễ cây cỏ tranh có chứa chất đường glucose và fructose nên có vị ngọt. Chính vì thế, dùng rễ cỏ tranh để điều trị bệnh lậu rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng làm mát gan, giải độc cơ thể.

  • Bài thuốc điều trị bệnh lậu bằng cây cỏ bướm nhẵn

Cây cỏ bướm nhẵn là một loại cây thân thảo thường thấy mọc trên các kẽ đá, bờ ruộng, sưới ở độ cao khoảng 400 – 1900m nên chúng hay được tìm thấy ở các tỉnh vùng cao. Loại cây này có đặc điểm là rễ bất định ở mắt, thường bò trên các mỏm đá và cuống lá thường có màu đỏ tím, lá màu xanh hình trái tim mọc đối xứng nhau với chiều dài khoảng 2 cm, mép lá có răng cưa, cây có hoa mọc đơn hoặc chụm lại ở đầu mỗi nhanh lá.Để điều trị bệnh lậu người ta sẽ lấy lá loại cây cỏ bướm nhẵn kết hợp với một số loại thảo dược khác đem giã ra chữa bệnh lậu. Ngoài ra, loại cây này còn có thể dùng để đắp chữa sưng vú.

  • Bài thuốc điều trị bệnh lậu bằng cây rau dền gai

Cây rau dền gai là loại cây rất phổ biến và quen thuộc trên khắp đất nước Việt Nam bởi chúng thường được dùng để làm rau trong các bữa ăn hàng ngày. Có rất nhiều loại rau dền như dền đỏ, dền cơm, dền gai. Trong y học thì cây dền, dền đỏ dùng để làm thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi tiểu; dền cơm dùng để chữa táo bón, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,..; dền gai dùng để điều trị ong đốt, mụn nhọt, rết cắn và đặc biệt là có thể dụng để điều trị bệnh lậu.

Tìm hiểu về bệnh lậu và triệu chứng bệnh lậu-hình 2

Chữa bệnh lậu bằng thuốc nam

2.Bệnh lậu uống thuốc gì?

- Thuốc tiêm: Ceftriaxime (Claforan) 1gr tiêm bắp duy nhất. Hoặc Cefoxitine 250mg tiêm bắp liều duy nhất. Hoặc Ceftriaxone (Rocephine) 250mg tiêm bắp duy nhất. Các thuốc này thường tiêm bắp sâu (tiêm mông).

- Thuốc uống: Unasyn 375mg uống 6 viên liều duy nhất. Hoặc Tequin 200mg uống 2 viên (400mg) uống liều duy nhất.

Theo dõi điều trị: Nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì các triệu chứng sẽ giảm nhanh sau 24-48 giờ, riêng đi tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 48-72 giờ. Các triệu chứng chung sẽ biến mất hoàn toàn sau 5-7 ngày.

3.Chữa bệnh lậu hết bao nhiêu tiền?

Chi phí khám chữa bệnh lậu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người bệnh không nên dựa vào con số điều trị cao hay thấp mà nên quan tâm đến phương pháp nào chữa bệnh hiệu quả và chi phí ở nơi đó có hợp lý không. Thông thường, chi phí chữa trị bệnh sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Phương pháp điều trị : Đóng vai trò chính trong việc quyết định đến chi phí và hiệu quả của quá trình chữa bệnh. Chỉ có phương pháp hiện đại mới có thể tiêu diệt tận gốc virus gây bệnh và hạn chế khả năng bệnh tái phát.
  • Địa điểm khám chữa bệnh : Bệnh nhân nên lựa chọn nơi chuyên chữa trị bệnh lậu bởi nơi đó có đội ngũ y bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh xã hội, có phương pháp chữa bệnh tốt và hiệu quả nhất.
  • Tình trạng bệnh : Nếu phát hiện bệnh kịp thời và điều trị sớm thì chi phí điều trị sẽ thấp. Ngược lại, trường bệnh kéo dài bệnh và không chữa trị sớm đồng nghĩa với việc chi phí chữa bệnh lậu tăng cao.
  • Tình trạng sức khỏe bệnh nhân : Người bệnh có sức đề kháng tốt thì quá trình chữa bệnh sẽ nhanh chóng và dễ dàng, do đó chi phí sẽ ít tốn kém hơn so với bệnh nhân có sức khỏe yếu.
  • Chất lượng phòng khám : Khi lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa, uy tín, có trang thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ giỏi thì chi phí khám chữa bệnh sẽ cao hơn.

 

Tags: bệnh lậu

Cùng chuyên mục

Day sung nang long ava

Bạn biết gì về bệnh dày sừng nang lông. Khi gặp phải bệnh dày sừng nang lông thường mọi người sẽ khá hoang mang và đặt ra không ít thắc mắc xoay quanh căn bệnh này. Ngay sau đây là một số câu hỏi thường gặp về dày sừng nang lông mà mọi người có thể tham khảo để có những cái nhìn đúng đắn nhất về ...

Da Liễu

- 21/09/2017

Benh lupus ban do he thong ava

Hiểu hơn về bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Lupus hay bệnh lupus ban đỏ hệ thống, là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của con người tấn công chính những cơ quan và các tế bào của cơ thể. Bệnh lupus ban đỏ là gì? Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không?.....

Da Liễu

- 14/09/2017

Benh zona than kinh ava

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh. Bệnh zona thần kinh vào thời điểm giao mùa sang hè như thế này xảy ra rất nhiều đặc biệt là trẻ em, cách chữa bệnh zona thần kinh thường được sử dụng là uống thuốc để hết mụn nước và bôi “thuốc xanh” để không có sẹo. Tuy nhiên còn nhiều cách tốt hơn thế...

Da Liễu

- 14/09/2017

Avatar

Bật mí cách trị hôi nách tận gốc. Trị hôi nách tận gốc luôn là mong ước của rất nhiều người bị ám ảnh bởi căn bệnh này. Chứng hô nách tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh tuy nhiên lại khiến người bệnh có tâm lý mặc cảm và tự ti khi tiếp xúc với những người xung quanh.

Da Liễu

- 14/09/2017

Benh to dia ava

Bí quyết chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả. Tổ đỉa là một loại viêm da, được đặc trưng bởi các mụn ngứa chủ yếu xuất hiện ở tay và chân. Những cục mụn chỉ có kích thước 1-2 mm và có thể biến mất sau khoảng 3 tuần nhưng chúng thường xuyên tái phát dẫn đến các vết xước và khiến da bị dày lên gây mất thẩm m...

Da Liễu

- 30/07/2017