Tìm hiểu cách chữa viêm da cơ địa

Tác giả: Hoa Le. Ngày đăng: 07-06-2017

Tìm hiểu cách chữa viêm da cơ địa. Bệnh viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng hoặc viêm da atôpi) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn. Đây là một vấn đề y học rất được quan tâm trên toàn thế giới do tỷ lệ lưu hành ngày càng cao và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Hãy cùng Finizz tìm hiểu cách chữa viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa là gì?- Chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa, còn được biết đến dưới tên Atopic Dermatitis (viết tắt là AD), là một loại viêm nhiễm của da (viêm da), có ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số toàn thế giới. Viêm da cơ địa đôi khi cũng được gọi là eczema – một thuật ngữ để chỉ một nhóm lớn các bệnh về da. Bệnh gây nên sự ngứa ngáy, xuất hiện những nốt đỏ, sưng tấy và khiến da bị nứt nẻ. Dần dần, những vùng da bị tổn thương sẽ trở nên dày hơn so với những vùng da còn lại.

Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở cả nam, nữ và tại những thời điểm khác nhau trong cuộc đời một con người. Bệnh thường khởi phát từ ngay khi chúng ta còn bé và mức độ nặng nhẹ sẽ thay đổi qua từng năm. Ở trẻ dưới 1 năm tuổi, toàn bộ cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng. Khi lớn hơn, phần đầu gối hoặc khửu tay là những nơi thường xuất hiện những triệu chứng của viêm da cơ địa. Ở tuổi trưởng thành, vị trí xuất hiện các biểu hiện viêm da cơ địa là tay và chân.

Tìm hiểu cách chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở tay

Việc gãi ngứa khi bị viêm da cơ địa sẽ càng làm xấu đi tình trạng bệnh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Kèm theo đó, những người bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh khác như sốt hoặc hen xuyễn.

Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa hiện nay vẫn chưa được xác định một cách chính xác nhưng được tin rằng có liên quan đến di truyền, rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, sự tác động của môi trường và khả năng thẩm thấu của da.

Triệu chứng viêm da cơ địa

Những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh nhân viêm da cơ địa đó là làn da khô và có vảy trên khắp cơ thể, cùng với đó là sự ngứa ngày khó chịu, xuất hiện các nốt đỏ sau đó phát triển thành các tổn thương lớn ở tay, chân, mặt và cổ.

Một triệu chứng viêm da cơ địa khác có thể kể đến đó là: Khi bị viêm da cơ địa, bạn cũng có thể bị những vết lằn trong da phía dưới mí mắt, nám quanh mắt. Những sắc tố tạm thời sau khi bị tổn thương ở cổ gây ra tình trạng da cổ thâm đen (dirty neck). Kèm theo đó là những vết sần sùi giống như vỏ cây ở cổ tay, khớp ngón tay, cổ chân, bàn chân.

Tìm hiểu cách chữa viêm da cơ địa- hình 2

Viêm da cơ địa ở chân

Viêm da cơ địa có lây không?

Xin được khẳng định, câu trả lời cho câu hỏi "Bệnh viêm da cơ địa có lây không?"  là "Không". Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da không thể lây nhiễm từ người bệnh này sang người bình thường khác. Bệnh chỉ liên quan đến cơ địa mỗi người, người có cơ địa bị ứng hoặc sức đề kháng kém hay bị dị ứng.

Do vậy, mà không thể có hiện tượng bệnh có thể lây nhiễm khi chạm phải hoặc giao tiếp với người bệnh. Nên những ai không bị bệnh mà có tiếp xúc với người bị bệnh không cần phải lo lắng vấn đề này. Bệnh viêm da cơ địa không lây mà chỉ có tính di truyền. Khi những người của thế hệ trước trong giai đình đã có tiền sử mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa ở con cháu cũng là rất cao.

Chữa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có chữa được không?

Viêm da cơ địa là một bệnh có thể chữa lành. Tuy nhiên, quá trình chữa viêm da cơ địa cần được thực hiện sớm nhất và cũng sẽ không dễ dàng.Để thực hiện chữa viêm da cơ địa sớm và đem lại kết quả tốt nhất, việc phát hiện ra bệnh sớm là điều hết sức quan trọng.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chữa viêm da cơ địa. Song mỗi người bệnh có cơ địa khác nhau có thể hợp và chữa theo một loại thuốc như thuốc tây y, thuốc đông y, thuốc nam. Do vậy, người bệnh cần đến thăm hỏi bác sỹ để có loại thuốc chữa hợp lý, tránh tự ý sử dụng các loại thuốc khác nhau gây bệnh nặng hơn.

Thuốc chữa viêm da cơ địa

1.Thuốc chữa viêm da cơ địa từ tây y

Những loại thuốc tây y được cải tiến và đưa vào sử dụng chữa viêm da cơ địa. Thuốc bao gồm các loại như: thuốc bôi ngoài, thuốc uống, ngoài ra còn có một số loại kem, sữa rửa mặt. Tùy từng giai đoạn bệnh mà bác sỹ kê đơn thuốc tây y sử dụng cho bệnh nhân:

  • Thuốc bôi ngoài: Những loại thuốc bôi ngoài chữa viêm da cơ địa có thành phần bao gồm các chất chống viêm.
  • Thuốc uống: Những loại thuốc uống có thành phần kháng sinh cao, an thần chóng ngứa bằng thuốc kháng histamin.
  • Các dung dịch kháng khuẩn chống viêm: nước muối sinh học, thuốc tím 0,0015.
  • Thuốc tây y mang lại nhiều hiệu quả nhanh chóng trong khoảng 1 tháng nhưng bệnh không được lâu dài. Hơn nữa, nó còn để lại tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân.

2.Chữa viêm da cơ địa bằng đông y

Chữa viêm da cơ địa rất cần sự cẩn thận, kết hợp chặt chẽ giữa các loại thuốc trị bệnh từ bên trong ra bên ngoài. Các loại thuốc đông y như:

  • Thuốc bôi viêm da cơ địa: thuốc bao gồm các loại thuốc giúp chống lại vi khuẩn, diệt nấm kháng viêm. Thành phần chủ yếu của thốc đông y như: tang bạch bì, mật ong, trầu không, nghệ vàng, lô hội, một số loại tinh đầu như tinh dầu bơ.
  • Thuốc uống chữa viêm da cơ địa: những loại thuốc giúp nâng cao đề kháng, tăng cường chức năng gan, giải độc gan, thận. thành phần của thuốc có chứa những loại thảo dược như: bồ công anh, kim ngân hoa…
  • Thuốc ngâm tắm: lại thuốc này giúp bảo vệ làn da bị tổn thương khỏi những loại vi khuẩn, nấm, giúp trị ngứa. thuốc chứa các thành phần như kim ngân hoa, kinh giới, trầu không, phật phà, ô tô, tang diệp…
  • Thuốc đắp: thuốc đắp có công dụng cung cấp dinh dưỡng cho da, tái tạo làn da, hút các vi khuẩn khỏi vùng da bị viêm tổn thương nặng. thành phàn bao gồm: trứng gà, cây nim, vỏ xoài,…

Thuốc đông y mang lại hiệu quả chữa viêm da cơ địa rất cao. Thuốc đông y lành tính, không để lại tác dụng phụ cho bệnh nhân như thuốc tây y. Thuốc thấm sâu từ bên trong cơ thể người bệnh giúp tăng cường sức đề kháng, giải độc gan, thận. Thuốc giúp bảo vệ làn da từ bên ngoài, tránh những bị tác động của vi khuẩn, sạch nấm, tái tạo làn da mới, dưỡng da tăng độ ẩm cho da hiệu quả.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Tại sao lá trầu không có thể chữa viêm da cơ địa?

Lá trầu miếng cau được cho là nét đẹp văn hóa người Việt. Lá trầu được bết đến hàng ngày, dùng để ăn, trưng bày trong phong tục cưới hỏi của chúng ta. Ngoài ra, lá trầu luôn được là một vị thuốc chữa bệnh ngoài da rất hiệu quả, đặc biệt là chữa viêm da cơ địa.

Trong quan niệm của đông y, lá trầu không với tính ấm, vị cay hơi nồng, mùi thơm hắc là vị thuốc tuyệt vời để trị viêm, sát trùng và kháng viêm. Lá trầu không có chứa đến 2,5% tinh dầu và một số hoạt tính mạnh. Những thành phần có hoạt tính mạnh này giúp ức chế sự phát triển tăng trưởng của các loại vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,...

Khi dùng lá trầu không chữa viêm da cơ địa sẽ khắc phục hiện tượng ngứa của bệnh, có tác dụng loại bỏ các loại vi khuẩn, tế bào chết, mụn nước nổi trên bề mặt da bị viêm. Đây cũng là lý do mà lá trầu không còn được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da khác như tổ đỉa, á sừng,...

Tìm hiểu cách chữa viêm da cơ địa- hình 3

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Điểm mạnh mà phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không đó là mang lại cho người bệnh là tính an toàn, không gây ra tác dụng phụ không mong muốn như các loại thuốc tây y khác, đảm bảo sức khỏe, giúp người bệnh an tâm khi sử dụng nhất là đối với trẻ sơ sinh. Và không những vậy, lá trầu không rất gần gũi với chúng ta, rất dễ tìm kiếm và dễ sử dụng.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không như thế nào?

Không tốn nhiều thời gian của bạn cũng không cần cầu kì mà rất dễ sử dụng. Cách dùng lá trầu không chữa viêm da cơ địa rất đơn giản, có thể dùng làm thuốc bôi hoặc thuốc ngâm tắm. Cách thực hiện như sau:

Bôi: Bạn lấy lá trầu không vò nát rồi chà vào vùng da bị viêm. Hoặc có thể cắt nhỏ lá trầu rồi đổ nước sôi vào, thêm một chút muối ngâm trong một khoảng thời gian ngắn cho thuốc thôi ra. Sau đó, lấy nước đó để rửa các vết thương do viêm da cơ địa gây ra. Làn da của bạn sẽ được làm sạch, loại bỏ được những tế bào chết ở vùng bị ảnh hưởng bởi viêm da cơ địa.

Ngâm, tắm: Chỉ cần cho lá trầu không vào nước rồi đun sôi kỹ. Lấy phần nước lá trầu này pha loãng với 1-2 hạt muối làm nước tắm. Còn phần lá dùng để đắp lên các vùng da bị mụn nước, bị viêm. Thực hiện bài thuốc này hàng ngày thì sẽ có tác dụng chữa viêm da cơ địa nhanh chóng.

 

Cùng chuyên mục

Day sung nang long ava

Bạn biết gì về bệnh dày sừng nang lông. Khi gặp phải bệnh dày sừng nang lông thường mọi người sẽ khá hoang mang và đặt ra không ít thắc mắc xoay quanh căn bệnh này. Ngay sau đây là một số câu hỏi thường gặp về dày sừng nang lông mà mọi người có thể tham khảo để có những cái nhìn đúng đắn nhất về ...

Da Liễu

- 21/09/2017

Benh lupus ban do he thong ava

Hiểu hơn về bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Lupus hay bệnh lupus ban đỏ hệ thống, là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của con người tấn công chính những cơ quan và các tế bào của cơ thể. Bệnh lupus ban đỏ là gì? Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không?.....

Da Liễu

- 14/09/2017

Benh zona than kinh ava

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh. Bệnh zona thần kinh vào thời điểm giao mùa sang hè như thế này xảy ra rất nhiều đặc biệt là trẻ em, cách chữa bệnh zona thần kinh thường được sử dụng là uống thuốc để hết mụn nước và bôi “thuốc xanh” để không có sẹo. Tuy nhiên còn nhiều cách tốt hơn thế...

Da Liễu

- 14/09/2017

Avatar

Bật mí cách trị hôi nách tận gốc. Trị hôi nách tận gốc luôn là mong ước của rất nhiều người bị ám ảnh bởi căn bệnh này. Chứng hô nách tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh tuy nhiên lại khiến người bệnh có tâm lý mặc cảm và tự ti khi tiếp xúc với những người xung quanh.

Da Liễu

- 14/09/2017

Benh to dia ava

Bí quyết chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả. Tổ đỉa là một loại viêm da, được đặc trưng bởi các mụn ngứa chủ yếu xuất hiện ở tay và chân. Những cục mụn chỉ có kích thước 1-2 mm và có thể biến mất sau khoảng 3 tuần nhưng chúng thường xuyên tái phát dẫn đến các vết xước và khiến da bị dày lên gây mất thẩm m...

Da Liễu

- 30/07/2017