Bạn biết gì về bệnh u mềm lây?

Tác giả: Mint Di. Ngày đăng: 08-06-2017

Bạn biết gì về bệnh u mềm lây? U mềm lây là một bệnh viêm da do virut mà biểu hiện bằng các thương tổn da đứng riêng rẽ, rời rạc và lõm ở trung tâm. Bệnh lây lan rộng do tự lây nhiễm bởi các vết cào xước hoặc sờ mó vào thương tổn. U mềm lây thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh cũng hay gặp ở người lớn có hoạt động tình dục và bệnh nhân nhiễm HIV. Thời gian ủ bệnh khác nhau trong khoảng từ 4 - 8 tuần. Ở một số bệnh nhân có miễn dịch tốt, sau vài tháng bệnh sẽ tự khỏi.

Bệnh u mềm lây là bệnh gì?

U mềm lây là bệnh da liễu truyền nhiễm do một loại vi khuẩn gây ra. Khi bị bệnh, trên da bạn sẽ xuất hiện các nốt đỏ hoặc trắng sáp. Nếu vùng da bị nổi u là vùng cơ quan sinh dục thì u mềm lây được xếp vào bệnh lây qua đường tình dục.

Bạn biết gì về bệnh u mềm lây ?

Bệnh u mềm lây

1. U mềm lây sinh dục

Khởi đầu thương tổn của u mềm lây là sẩn tròn gồ cao trên da, chắc, bề mặt nhẵn, trung tâm sẩn lõm. Các sẩn thường tập trung thành nhóm. Kích cỡ mỗi sẩn thường từ 2 - 6mm đường kính. Phân bố thương tổn ở người lớn thường liên quan đến vùng sinh dục và vùng mu sinh dục. Đôi khi thương tổn có đỏ và bong vẩy xung quanh do quá trình cào, gãi hoặc do phản ứng tăng nhạy cảm của sẩn. Thương tổn không có ở bàn tay và bàn chân.

U mềm lây cần phân biệt với các bệnh sau:

- Hạt cơm phẳng: sẩn bằng phẳng không có lõm ở trung tâm, bề mặt không đều, không có hình vòm, bàn tay và chân có thể có thương tổn.

- Herpes simplex: thương tổn nhanh chóng lõm giữa.

- Thủy đậu: xuất hiện bọng nước và mụn nước.

- Viêm nang lông: sẩn không có lõm ở trung tâm, sẩn hoặc mụn mủ khu trú ở chân tóc.

- Ung thư biểu mô đáy: gồm nhiều thể lâm sàng.

- Nấm sâu cryptococcosis trên da ở bệnh nhân AIDS: xét nghiệm có tế bào nấm men ở thương tổn da.

Xét nghiệm: U mềm lây sinh dục ở các bệnh nhân có bệnh lây truyền qua đường tình dục thì cần phải xét nghiệm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

2. U mềm lây ở trẻ em

Bệnh phổ biến ở trẻ em từ 1 – 10 tuổi.

Phương thức lây truyền  là tiếp xúc trực tiếp qua da và dụng cụ, tay bị tổn thương khi phẫu thuật, trẻ em tắm cùng bể tắm, dùng chung khăn, đồ chơi và ngồi cùng ghế. Bệnh cũng có thể do tự nhiễm. Ở trẻ em, các sẩn này thường xuất hiện trên mặt, cổ và cánh tay nhưng cũng có thể nổi nên ở bất cứ vị trí nào như trên ngực và lưng. Nếu bạn cho rằng con bạn đang bị mắc bệnh u mềm lây, hãy đưa trẻ đến bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị. Căn bệnh này thường tự hết trong vòng từ 6 tháng cho đến 1 năm.

Bạn biết gì về bệnh u mềm lây ?- hình 2

U mềm lây ở trẻ em

Do đây là một căn bệnh dễ lây nên các bác sỹ thường khuyến cáo cha mẹ nên sử dụng băng gạc để băng lại các vùng da có u mềm của trẻ. Cách này có thể phòng lây lan bệnh cho người khác đồng thời đảm bảo rằng trẻ không cào gãi vết sẩn và lây lan sang vùng khác của cơ thể.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng ban đêm khi trẻ ngủ thì nên tháo băng ra và thay một cái mới vào sáng hôm sau.

3. U mềm lây có nguy hiểm không?

Bệnh lý này có tỷ lệ nhiễm cao trên các trẻ em, các người lớn có hoạt động tình dục nhiều và đối tượng suy giảm miễn dịch. Nhiễm trùng theo ghi nhận của y văn hay gặp ở nhóm tuổi 1-10. U mềm lây  có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng nào trên da nhưng nhiều nhất là vùng thân mình, cánh tay, háng, chân. Có bằng chứng nhiễm trùng virus gây u mềm lây trên toàn cầu gia tăng lên từ năm 1966, nhưng nhiễm trùng này không được giám sát thường quy vì chúng không nghiêm trọng và biến mất mà không cần điều trị sau nhiều tháng hoặc nhiều năm mà không cần can thiệp điều trị. U mềm lây có thể tồn tại đến 4 năm nếu không điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh

U mềm lây do Pox virut gây nên. Bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa vào thương tổn lâm sàng trên da. Soi kính lúp có thể nhìn thấy sẩn lõm ở trung tâm. Nếu cần thiết, chẩn đoán xác định bằng nạo thương tổn với 1 curret và kiểm tra tiêu bản sau khi thêm kali hydroxyte và hơ nóng nhẹ. Nhuộm bằng xanh toluidine sẽ bộc lộ thể vùi của virut.

Triệu chứng bệnh

Khi bị u mềm lây, bạn sẽ có những u thịt nhỏ xuất hiện trên những vùng da bị lây như mặt, mí mắt, nách và đùi. Điều đặc biệt là u mềm lây không xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những u thịt này không gây ngứa, đau, hoặc tấy. Các khối u không lớn hơn 0,5cm, có dạng hình tròn kèm theo một vết lõm ở giữa và có dịch trắng sáp chứa virus gây bệnh. Nếu bạn hoặc trẻ làm vỡ dịch trắng này, virus sẽ lan sang vùng da lân cận và phát tán ra môi trường bên ngoài. Nếu u mềm xuất hiện ở mí mắt, vi khuẩn sẽ lây vào mắt làm bạn có triệu chứng đau mắt đỏ. U mềm biểu mô sẽ tự biến mất sau một vài tuần, nhưng có thể kéo dài nhiều tháng. Bệnh thường không để lại sẹo.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc điều trị u mềm lây

  • Cantharidin: Thuốc có tác dụng làm bong vảy nhưng không ảnh hưởng đến lớp đáy và tác dụng tối thiểu ở lớp sừng, không để lại sẹo. Người lớn và trẻ em: bôi 1 lần duy nhất và có thể lặp lại 1 hoặc 2 lần mỗi 3 - 4 tuần.

Không dùng cho bệnh nhân tăng nhạy cảm, đái tháo đường, suy giảm tuần hoàn ngoại vi. Không sử dụng trong mắt, niêm mạc, xung quanh hậu môn, vùng kẽ. Không sử dụng trên những tổn thương cùng với thuốc khác hoặc nếu xung quanh mô bị phù nề hoặc bị kích thích. Thận trọng có thể bỏng rộp mạnh.

  • Trichoroacetic acid: Tác dụng của trichoroacetic acid là bào mòn da và mô khác. Mặc dù bào mòn ít gây kích ứng và độc toàn thân hơn những thuốc cùng nhóm nhưng sự đáp ứng thường không hoàn toàn và dễ tái phát.

Đối với người lớn, bôi lên trên tổn thương, tránh vùng da không tổn thương, có thể sử dụng vùng hậu môn và lặp lại 1 - 2 tuần.

Tuyệt đối không dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh  nhân có những tổn thương ác tính và tiền ác tính.

Đối với phụ nữ mang thai và trẻ em chỉ sử dụng bôi ngoài và chỉ sử dụng giới hạn khu vực điều trị.

  • Bạc nitrate: Thuốc có tác dụng làm đông protein tế bào và xóa bỏ mô hạt. Khi dùng, nên bôi vùng bị ảnh hưởng hoặc tại thương tổn.

Tuyệt đối không dùng cho bệnh nhân tăng nhạy cảm, vùng da bị hở, phụ nữ có thai.

  • Tretinoin: Thuốc có tác dụng ức chế hình thành còi mụn nhỏ và loại bỏ ra khỏi tổn thương. Các tế bào sừng của nang lông tuyến bã ít dính kết và dễ dàng di chuyển.

Khi dùng: Bắt đầu bôi với lượng thuốc thấp và tăng dần đến mức có thể chịu được. Bôi hàng giờ hoặc 3 lần trong ngày. Chống  chỉ định: trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai. Không kết hợp với bôi tại chỗ benzoyl peroxide, salicylic acid và resorcinol. Tránh bôi tại chỗ với sulfar, resorcinol và chất ly giải chất sừng khác, tránh tiếp xúc với chất ăn mòn, chanh, gia vị. Không bôi trong niêm mạc, miệng và góc mũi.

  • Imiquimod: gây tiết ra cytokine gồm interferon, TNF và interleukines, tăng hoạt động tế bào T, do đó điều chỉnh đáp ứng miễn dịch tế bào, làm tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Chỉ sử dụng kem 5%.

Tuyệt đối không dùng cho bệnh nhân tăng nhạy cảm, phụ nữ có thai. Thuốc có thể gây viêm da tại chỗ, tránh ánh sáng tự nhiên và nhân tạo, chú ý khi sử dụng vùng sinh dục.

Phòng bệnh

Đây là loại bệnh nhiễm trùng siêu vi nhẹ gây nên sự xuất hiện nhiều mụn nhỏ, sáng bóng trên da. Nó rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, như khi trẻ đi bơi trong các hồ bơi công cộng hoặc đụng chạm đến các quần áo hay khăn của trẻ đang bị bệnh. Do đó:

  • Nên tránh cào gãi ngăn ngừa tự tiêm nhiễm; tránh dùng chung dụng cu (ví dụ: dao cạo, bồn tắm).
  • Bệnh lây lan bởi tiếp xúc trực tiếp, nên tránh tiếp xúc da-da với người khác để ngăn ngừa lây lan.

Tags: u mềm lây

Cùng chuyên mục

Benh me day ava

Nằm lòng cách chữa mề đay hiệu quả nhanh chóng. Mề đay là bệnh lý da liễu phổ biến, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nữ giới bị nhiều hơn nam giới. Dù không nguy hiểm như nhiều bệnh lý khác nhưng mề đay, nhất là mề đay mãn tính gây ra vô vàn khó chịu và bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh như...

Da Liễu

- 01/06/2017

Tim hieu ve benh viem da tiep xuc di ung ava

Tìm hiểu về bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là một dạng bệnh của viêm da tiếp xúc, thường xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích, chất gây dị ứng như xà phòng, bột giặt, nước tẩy rửa, các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cây cối, thuốc diệt cỏ...

Da Liễu

- 30/05/2017

Nhung dieu can biet ve benh lang ben ava

Những điều cần biết về bệnh lang ben. Bệnh lang ben là căn bệnh nấm da đem lại khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh lang ben gây nên những tổn thương trên cơ thể bằng các đốm trắng, xám hoặc nâu ở mặt, cổ, lưng, ngực, cánh tay, thậm chí là toàn thân … khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, mất t...

Da Liễu

- 30/05/2017

Tim hieu cach phong benh thuy dau cho tat ca moi nguoi ava

Tìm hiểu cách phòng bệnh thủy đậu cho tất cả mọi người. Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster truyền từ người này sang người khác qua đường nước bọt, nước mũi, và các tiếp xúc gần gũi. Mặc dù bệnh không nghiêm trọng, dễ chữa nhưng để không gây ra các biến chứng nguy hiể...

Da Liễu

- 20/05/2017

Nhung bien chung nguy hiem cua benh thuy dau ava

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu không chỉ gây khó khăn cho người bệnh trong quá trình điều trị mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy, việc phòng tránh bệnh thủy đậu cho mọi người là vô cùng quan trọng.

Da Liễu

- 19/05/2017