Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh

Tác giả: Duyen Nguyen. Ngày đăng: 08-06-2017

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh. Bệnh zona thần kinh vào thời điểm giao mùa sang hè như thế này xảy ra rất nhiều đặc biệt là trẻ em, cách chữa bệnh zona thần kinh thường được sử dụng là uống thuốc để hết mụn nước và bôi “thuốc xanh” để không có sẹo. Tuy nhiên còn nhiều cách tốt hơn thế rất nhiều và có lẽ không phải ai cũng biết.

Bệnh zona là gì? Bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster, cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Ngay cả sau khi bạn đã hết thủy đậu, virus vẫn có thể sống trong hệ thần kinh trong nhiều năm trước khi tái hoạt lại gây ra bệnh zona thần kinh.

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona thần kinh cũng có thể được gọi là herpes zoster. Đây là bệnh nhiễm trùng do virus được đặc trưng bởi dấu hiệu phát ban da màu đỏ gây đau và rát. Bệnh zona thần kinh thường có biểu hiện là một dải mụn nước ở một bên của cơ thể, thường trên thân, cổ hoặc khuôn mặt. Bệnh này không phải là một tình trạng đe dọa tính mạng nhưng có thể gây đau. Vắc-xin có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh zona, điều trị sớm có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.

Nguyên nhân bệnh zona

Bệnh zona thần kinh là một bệnh do virus varicella-zoster, cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Bất kỳ ai bị bệnh thủy đậu có thể mắc bệnh zona. Sau khi phục hồi từ bệnh thủy đậu, virus sau đó có thể xâm nhập vào hệ thần kinh và ngủ trong đó nhiều năm. Cuối cùng, nó có thể kích hoạt lại và đi dọc theo đường thần kinh đến da và tạo ra các bóng nước.

 Cho đến nay, nhà khoa học vẫn chưa biết được lý do bệnh tái hoạt lại là gì, có thể là do khả năng miễn dịch phản ứng với nhiễm trùng bị suy giảm khi bạn già đi. Varicella-zoster là một phần của một nhóm vi khuẩn được gọi là virus herpes, bao gồm các loại virus gây mụn rộp và herpes sinh dục. Vì vậy, bệnh zona còn được gọi là herpes zoster. Tuy nhiên, virus gây bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh không phải là virus gây ra mụn rộp hoặc herpes sinh dục, một tình trạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Triệu chứng bệnh zona

Có rất nhiều người khi đã phải tới bệnh viện để can thiệp điều trị do bệnh tình quá nặng rồi thì họ mới biết mình bị bệnh zona thần kinh. Bởi những biểu hiện của nó rất giống với nhiều căn bệnh da liễu khác mà không có kiến thức và sự “va chạm” với bệnh lý thì bệnh nhân sẽ rất khó để nhận biết. Theo đó bệnh nhân bị bệnh zona thần kinh sẽ có các triệu chứng sau:

  • Khu vực vùng da bị virus tấn công sẽ mẩn đỏ và cảm giác hơi đau rát nhẹ như bị kim châm
  • Tiếp theo người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, vùng da bị bệnh căng bỏng, người bệnh có dấu hiệu đau đầu, sốt nhẹ.
  • Từ 24 – 48 tiếng tiếp theo người bệnh sẽ xuất hiện các dải ban đỏ nổi phồng lên mặt da có hình dạng như một ổ trứng ốc biêu vàng, bên trong là các bọc nước nhỏ li ti.
  • Khi bệnh nặng hơn thì các mụn nước này bắt đầu vỡ ra khiến lây lan ra toàn cơ thể người bệnh sẽ ngứa ngáy, đau rát toàn thân thậm chí có thể bị sốt cao, hôn mê…

Bệnh zona có lây không?

Câu trả lời là có. Tuy là căn bệnh lành tính, nếu không biến chứng thì có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần và chỉ để lại những vết thẫm màu trên da, nhưng nếu không biết cách điều trị, chăm sóc, bệnh có thể gây nhiều biến chứng và đặc biệt là có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác.

Theo lý giải của các bác sỹ, bệnh zona có thể lây từ người bệnh qua người lành thông qua việc tiếp xúc thông thường như việc dùng chung khăn mặt, khăn tắm… với người bệnh. Bệnh có thể phát triển thành dịch vào các mùa hè, mùa mưa do tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với những người mắc bệnh.

Ngoài ra, bệnh zona thần kinh có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu. Thay vì bị zona, nhưng những người này lại mắc bệnh thuỷ đậu. Một khi những người này đã mắc bệnh thuỷ đậu thì họ sẽ không bị nhiễm zona từ người khác. Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm bệnh zona thần kinh, thì họ lại có khả năng bị zona sau này trong cuộc đời. Khi tất cả những mụn nước đã khô, thì không còn khả năng lây nhiễm được nữa.

Cách chữa bệnh zona

1.     Thuốc trị bệnh zona

Đáng chú ý là cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa cho bệnh zona thần kinh nhưng việc điều trị kịp thời bằng các thuốc kháng virus theo toa có thể tăng tốc độ lành bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Những thuốc này bao gồm:

  • Acyclovir (Zovirax®);
  • Valacyclovir (Valtrex®);
  • Famciclovir (Famvir®).

Bệnh zona thần kinh có thể gây ra cơn đau nặng, do đó bác sĩ có thể kê đơn:

  • Kem capsaicin;
  • Thuốc chống co giật, như gabapentin (Neurontin®);
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptyline;
  • Thuốc tê như lidocain, dạng kem, gel, thuốc xịt hay miếng dán;
  • Các chế phẩm có chứa chất ma tuý như codeine;
  • Thuốc tiêm bao gồm corticosteroid và thuốc tê tại chỗ.

2.     Cách trị bệnh zona dân gian

  • Tỏi

Củ tỏi được biết tới là một gia vị vô cùng quen thuộc có trong căn bếp của mọi nhà. Bạn chỉ cần cắt khoảng 2 đến 3 nhanh tỏi, sau đó đắp nó lên vị trí bị bệnh zona thần kinh trong khoảng 15 phút. Rồi rửa sạch mặt với nước. Cùng với chất kháng sinh có ở trong củ tỏi sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đồng thời làm lành vết zona thần kinh nhanh chóng.

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh-hình 2

Bệnh zona và cách chữa

  • Sử dụng các tinh chất từ sữa

Trong sữa có chứa thành phần canxi có tác dụng trong việc chống lại các loại virut gây bệnh zona thần kinh. Bên cạnh đó thì sữa còn có tác dụng trong việc làm lành vết thương và ngăn ngừa mụn. Sử dụng bông sạch rồi thấm sữa chấm nhẹ nhàng lên vùng bị zona trong khoảng vài phút. Thực hiện 2 đến 3 lần mỗi ngày sẽ giúp chữa bệnh zona thần kinh hiệu quả.

  • Nha đam

Nha đam có tác dụng trong việc giảm triệu chứng ngứa rát và khó chịu gây ra bởi bệnh zona thần kinh. Bạn dùng nha đam để chế thành nước uống hoặc bôi trực tiếp lên vết zona.

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh- hình 3

Bệnh zona và cách điều trị

Nha đam uống: Cắt 1 nhánh nha đam sau đó gọt sạch phần gai 2 bên. Tiếp đó đem xay nhỏ và cho vào trong nồi đun sôi. Chắt lấy nước và uống 1 ngày 1 lần.

Đắp ngoài: Sử dụng 1 nhánh nha đam và xay nhỏ, tiếp đến bạn cho vào bát và trộn cùng đậu xanh nghiền nhỏ. Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vết zona, khi nào thấy da khô thì bỏ ra đắp tiếp, chỉ cần thực hiện liên tục trong 5 ngày là bệnh sẽ khỏi và đặc biệt sẽ không để lại sẹo.

  • Mật ong

Mật ong có công dụng trong việc kháng virus, tiêu diệt vi khuẩn, chính vì thế nó rất tốt cho người đang bị bệnh zona thần kinh. Bạn có thể bôi mật ong trực tiếp lên vùng da bị nhiễm bệnh để khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước. Áp dụng hàng ngày bạn sẽ không thấy cảm giác ngứa rát do bệnh gây ra, đồng thời bệnh cũng mau khỏi hơn.

Bệnh zona cần kiêng gì?

  • Thực phẩm giàu arginine: Arginine là axit amin có thể thúc đẩy sự phát triển virus gây bệnh zona thần kinh, đặc biệt các thực phẩm giàu arginine, ít lysine. Tránh ăn các thực phẩm giàu arginine như chocolate, lúa mì, yến mạch, bánh mì trắng...
  •  Thực phẩm chế biến: Các chất béo trong thực phẩm chế biến khi kết hợp với virus zona làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt nếu chế độ ăn của bạn ít trái cây và rau quả. Vì thế bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chứa ít vitamin và khoáng chất như đồ ngọt, đồ uống giàu carbohydrate, các thực phẩm chiên, rán.
  •  Ngũ cốc tinh chế: Ngũ cốc tinh chế là loại thực phẩm đường huyết cao có chứa đường mà cơ thể dễ dàng hấp thụ, làm tăng nguy cơ đột biến lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao có thể được liên kết với chất lỏng và rối loạn điện giải và gia tăng nguy cơ các bệnh nhiễm trùng, làm các vết thương do virut zona gây nên lâu lành hơn.
  •  Rượu bia: Cần phải được hạn chế vì thực phẩm và đồ uống chứa cồn có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch và làm cho virut zona lây lan nhanh hơn.

Cùng chuyên mục

Benh vay ca ava

Bệnh vảy cá và những điều cần biết. Vảy cá hay da vảy cá là bệnh lý da có nguồn gốc từ một nhóm bệnh, trong đó bệnh vảy cá thông thường (Ichthyosis vulgaris). Đông y gọi là “lân bì tiên” hoặc “can bì tiên” hay gặp nhất ở những người da khô và trẻ em. Bệnh giảm nhẹ hoặc biến mất tạm thời vào mùa x...

Da Liễu

- 30/06/2017

Tim hieu cach chua nam mong tay va nam mong chan ava

Tìm hiểu cách chữa nấm móng tay và nấm móng chân. Môi trường sống, thời tiết nóng ẩm, hóa chất…là một trong rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nấm móng đang khá phổ biến. Việc tìm hiểu và có phương pháp điều trị khi mắc bệnh là rất cần thiết và hữu ích.

Da Liễu

- 30/06/2017

Cach tri nam da dau don gian va hieu qua ava

Cách trị nấm da đầu đơn giản và hiệu quả. Rất nhiều người băn khoăn không biết làm thế nào để nhận biết bệnh nấm da đầu, đây là một trong những dạng bệnh ngoài da phổ biến, song hầu hết người mắc nấm đều chủ quan đối với những triệu chứng nấm da đầu sớm, mà chỉ xem đó là do vệ sinh kém gây nên gà...

Da Liễu

- 30/06/2017

Dieu ban can biet ve benh ghe va cach chua benh ghe ava

Điều bạn cần biết về bệnh ghẻ nước và cách chữa bệnh ghẻ. Bệnh ghẻ nước là bệnh da liễu phổ biến thường gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Bệnh ghẻ nước xuất hiện ở mọi bộ phận trên cơ thể như kẽ ngón tay, bẹn, thắt lưng… Nhiều người vẫn chủ quan với bệnh ghẻ nước mà không điều trị sớm hoặc tự ý...

Da Liễu

- 30/06/2017

Benh nam da dau ava

Những biểu hiện của bệnh nấm da đầu. Nấm da đầu, nấm tóc là một dạng bệnh viêm nhiễm ở chân tóc khiến da đầu người bệnh luôn ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, bệnh nấm da đầu còn khiến người bệnh mất tự tin bởi tóc lúc nào cũng trong tình trạng bết, dính tóc. Cùng tìm hiểu những biểu hiện của bệnh nấ...

Da Liễu

- 18/06/2017