Những điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Tác giả: Lee Huung. Ngày đăng: 13-06-2017

Những điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Chứng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh khiến cho bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng. Có những trường hợp trẻ tự khỏi vàng da, nhưng cũng có trường hợp khiến trẻ gặp biến chứng gây bại não hay tử vong. Đó là vì vàng da là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm chứ không chỉ đơn thuần là chứng vàng da sau sinh.

Cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Cần quan sát màu da của trẻ nơi có ánh sáng để phát hiện bệnh vàng da.

Phần lớn các bà mẹ có thói quen nằm trong phòng kín và tối sau sinh nên khó phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể để lại nhiều di chứng như giảm thị lực, thính lực, đần độn. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại:

1.Vàng da sinh lý

Xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy hiểm.

2.Vàng da bệnh lý

Hay còn gọi vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non. Các em bị vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng. Nếu không được điều trị đúng mức, trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê rồi tử vong.

Dấu hiệu bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Sau khi sinh 1-2 ngày, quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có ánh sáng.

– Dùng ngón tay ấn nhẹ vào trán, mũi và trên cơ thể trẻ. Nếu thấy da có màu vàng đậm mà không trắng như những trẻ khác thì cần cảnh giác.

– Quan sát một số biểu hiện bất thường của trẻ như quấy khóc, bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu ít và trong, không đi tiêu phân su.

Những điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh rất khó khăn, trẻ phải được rọi đèn nhằm loại bỏ nhanh chất độc trong cơ thể, phải thay máu nếu bị nặng và làm xét nghiệm để tìm độc chất bilirubin. Ngoài ra, cần sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguyên nhân bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong vòng 1 tuần sau khi ra đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

Đa số các trường hợp bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da nặng do chất Bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân). Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.

Chữa bệnh vàng da

Dưới đây là vài phương pháp điều trị bạn có thể tham khảo và thực hiện trong trường hợp trẻ bị vàng da sau khi sinh:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giúp giảm lượng bilirubin trong máu trẻ sơ sinh. Vì trong sữa mẹ có chứa vài loại dưỡng chất quan trọng giúp các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ phát triển. Bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ cách mỗi hai giờ sau khi sinh. Việc cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên có thể giúp cơ thể trẻ thải loại bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và nhờ thế sẽ giảm triệu chứng vàng da.

Những điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh-hình2

Bú sữa mẹ giúp điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

  • Trong trường hợp mức bilirubin trong máu của trẻ cao, bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp chữa bệnh bằng ánh sáng để giải quyết vấn đề. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ sẽ được nằm dưới luồng ánh sáng đặc biệt ở bệnh viện trong vòng 24 giờ hoặc nhiều hơn. Các loại ánh sáng đặc biệt này có tác dụng giúp giảm nhẹ chứng vàng da bằng cách loại thải mức bilirubin trong máu.
  • Một liệu pháp nữa để trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là thay thế sữa mẹ bằng một loại sữa chế biến đặc biệt dành cho trẻ. Tùy thuộc vào mức bilirubin trong cơ thể trẻ, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ bú bằng nguồn sữa bột (có thành phần tương tự sữa mẹ) trong khoảng thời gian 48 giờ. Sau khi mức bilirubin trong máu trẻ đã trở lại bình thường, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé bú sữa mẹ trở lại.

 

Cùng chuyên mục

Benh viem da dau ava

Những điều cần biết về bệnh viêm da dầu. Bệnh viêm da dầu là bệnh thường gặp vào mùa hè và mùa đông. Bệnh viêm da dầu dù là bệnh lành tính nhưng cách chữa viêm da dầu khá khó. Tuy nhiên, nếu có phương pháp chữa bệnh viêm da dầu phù hợp bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Bệnh gây ra các tổn thương đỏ, bo...

Da Liễu

- 18/06/2017

Benh cham la gi ava

Giải đáp thắc mắc bệnh chàm là gì? Bệnh chàm là gì? Bệnh chàm hay còn gọi là eczema, là một nhóm bệnh có liên quan đến da. Ước tính, bệnh chàm - eczema ảnh hưởng đến 334 triệu người trên toàn cầu tính đến năm 2013. Hiện nay, số lượng người mắc bệnh chàm - eczema vẫn không ngừng tăng lên. Bệnh khô...

Da Liễu

- 15/06/2017

Hong ban da dang ava

Bạn biết gì về bệnh hồng ban đa dạng. Hồng ban đa dạng là một bệnh da cấp tính do nhiều căn nguyên khác nhau gây nên, biểu hiện trên da là các thương tổn rát đỏ, sẩn phù, mụn nước, bọng nước xen kẽ với các thương tổn hình bia bắn. Vị trí hay gặp là mu tay, cổ tay, cẳng tay, cẳng chân, đầu gối. Ni...

Da Liễu

- 13/06/2017

Benh xo cung bi ava

Tìm hiểu về bệnh xơ cứng bì. Bệnh xơ cứng bì là bệnh tự miễn dịch, thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới. Đặc điểm nổi bật là người mắc bệnh xơ cứng bì dần dần da dẻ cứng lại, mất đi độ đàn hồi, chun giãn. Bệnh tiến triển nặng dần có thể gây tổn thương ở thực quản, tim, phổi và thận. Bệnh nặng và h...

Da Liễu

- 09/06/2017

U mem lay ava

Bạn biết gì về bệnh u mềm lây? U mềm lây là một bệnh viêm da do virut mà biểu hiện bằng các thương tổn da đứng riêng rẽ, rời rạc và lõm ở trung tâm. Bệnh lây lan rộng do tự lây nhiễm bởi các vết cào xước hoặc sờ mó vào thương tổn. U mềm lây thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh cũng hay gặp ở người lớn có h...

Da Liễu

- 08/06/2017