Mẹ có biết chế độ dinh dưỡng cho bé trong những tháng đầu đời

Tác giả: Cherry Quỳnh. Ngày đăng: 17-07-2017

Sự phát triển của con nhỏ từ luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở của các bậc phụ huynh đặc biệt đối với những cặp vợ chồng trẻ. Đặc biệt làm thế nào để con có một lộ trình dinh dưỡng hoàn hảo lại càng là một vấn đề đáng lưu tâm. Hiểu được nỗi lòng đó, Finizz gửi đến bạn bài viết về chế độ dinh dưỡng cho bé chuẩn trong những tháng đầu. Bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay thực đơn dinh duong cho be nha.

Dinh dưỡng cho bé từ sơ sinh đến 4 tháng

  • Hành vi ăn của bé:

Bản năng sẽ khiến bé chủ động quay về phía núm vú của mẹ để tìm nguồn dinh dưỡng.

  • Thức ăn cho bé:

Chỉ nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nhưng nên nhớ sữa mẹ luôn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Lời khuyên

Bạn chưa nên cho bé ăn thức ăn đặc vì hệ thống tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển.

dinh dưỡng cho bé những tháng đầu đời

Sữa mẹ tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bước sang giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi

Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm

Bạn có thể cho bé thử nghiệm thức ăn dặm nếu bé:

  • Có thể kiểm soát các cử động của đầu và cổ.
  • Có thể ngồi lên với sự giúp đỡ của người thân.
  • Có thể giả vờ nhai.
  • Tăng cân lên gấp 2 lần so với lúc mới sinh.
  • Thể hiện sự thích thú với thức ăn..
  • Có thể đẩy lưỡi qua lại.
  • Có vẻ đói sau khi đã bú mẹ 8-10 lần hoặc sau khi đã uống khoảng 1 lít sữa công thức trong một ngày.
  • Mọc răng.

Thức ăn cho bé

  • Sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • Thức ăn xay nhuyễn như khoai lang, bí, táo, chuối, đào hoặc lê và ngũ cốc hơi sệt.
     

Liều lượng cho một ngày

 

  • Bắt đầu với khoảng 1 muỗng cà phê thức ăn hoặc ngũ cốc xay nhuyễn, trộn ngũ cốc với 4-5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Tăng thêm khẩu phần với 1 thìa thức ăn xay nhuyễn hoặc 1 muỗng canh bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hai lần/ngày. Nếu cho bé ăn ngũ cốc, từ từ cho ít sữa lại để tăng độ đặc.

Lời khuyên

Nếu lúc đầu bé không chịu ăn ngũ cốc, nên để một vài ngày rồi thử lại đừng cố ép buộc bé chấp nhận những thứ mới.

Dinh dưỡng cho bé ở giai đoạn 6-8 tháng tuổi

Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm

  • Tương tự như khi bé 4-6 tháng.

Thức ăn cho bé

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, yến mạch).
  • Trái cây xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (chuối, lê, táo, đào).
  • Rau xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai lang).
  • Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt heo, thịt bò).
  • Đậu phụ xay nhuyễn.
  • Các loại đậu xay nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu tằm, đậu đen, đậu lăng..).

Liều lượng cho một ngày

  • 3-9 muỗng canh ngũ cốc, cho bé ăn từ 2-3 lần.
  • 1 muỗng cà phê trái cây, tăng dần đến 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.
  • 1 muỗng cà phê rau, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.

Lời khuyên

Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không

dinh dưỡng cho bé những tháng đầu đời

Chút thay đổi thực đơn sẽ làm bé thích thú đấy

Giai đoạn 8-10 tháng tuổi

Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm và ăn bốc

  • Tương tự như khi bé 6-8 tháng.
  • Bé thích dùng tay bốc thức ăn.
  • Bé có thể chuyển các đồ vật từ tay này sang tay khác.
  • Bé muốn bỏ mọi thứ vào miệng.
  • Chuyển động hàm khi nhai.

Thực đơn dinh dưỡng cho bé

  • Sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).
  • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).
  • Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).
  • Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).

Liều lượng cho một ngày

  • 1/4 đến 1/3 chén bơ sữa .
  • 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc bổ sung chất sắt.
  • 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
  • 1/4 đến 1/2 chén rau.
  • 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.

Lời khuyên

Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không

dinh dưỡng cho bé những tháng đầu đời

Thêm một chút mới mẻ vào thực đơn của bé trước khi bắt đầu ăn dặm

Chế độ dinh dưỡng cho bé trong tháng thứ 10 đến 12

Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm

  • Tương tự như khi bé 8-10 tháng.
  • Bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
  • Bé mọc răng.
  • Bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi.

Thức ăn cho bé

  • Sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (không nên dùng sữa bò cho đến khi 1 tuổi).
  • Các loại ngũ cốc giàu sắt.
  • Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.
  • Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ.
  • Thực phẩm cho bé ăn bốc.

Liều lượng mỗi ngày

  • 1/3 chén bơ sữa.
  • 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc giàu sắt.
  • 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
  • 1/4 đến 1/2 chén rau.


Lời khuyên

Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.

Vậy là từ giờ mẹ bầu biết thế nào để lên thực đơn dinh dưỡng cho bé yêu nhà mình rồi đúng không. Hãy áp dụng ngay hơm nay để bé được bổ sung đầy đủ chất và phát triển toàn diện mẹ nhé.

Cùng chuyên mục

Dinh duong cho be

Sự phát triển của con nhỏ từ luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở của các bậc phụ huynh đặc biệt đối với những cặp vợ chồng trẻ. Đặc biệt làm thế nào để con có một lộ trình dinh dưỡng hoàn hảo lại càng là một vấn đề đáng lưu tâm. Hiểu được nỗi lòng đó, Finizz gửi đến bạn bài viết về chế độ dinh dưỡng...

Mẹ và bé

- 17/07/2017