Uống thuốc tránh thai có xét nghiệm máu được không?

Tác giả: Diệu Thư. Ngày đăng: 26-02-2018

Nhiều chị em hay thắc mắc uống thuốc tránh thai có xét nghiệm máu được không? Nhiều người trước khi đi xét nghiệm máu vẫn uống thuốc theo thói quen. Kỹ thuật viên xét nghiệm Y học cảnh báo việc dùng thuốc như vậy có thể làm kết quả bị sai lệch.

Uống thuốc tránh thai có xét nghiệm máu được không?

Nhiều người do không để ý nên trước khi đi làm xét nghiệm máu vẫn dùng thuốc theo thói quen . Tuy nhiên họ không hề biết rằng việc dùng thuốc như thế có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm, dẫn đến việc điều trị bệnh không có kết quả, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Nếu như người bệnh đang điều trị bệnh, đang dùng loại thuốc gì, khi đi xét nghiệm máu cần phải thông báo cho bác sĩ xét nghiệm.

 

Uống thuốc tránh thai có xét nghiệm máu được không?

Uống thuốc tránh thai có xét nghiệm máu được không?


Những thuốc có thể làm tăng amylase máu bao gồm: asparaginase, aspirin, thuốc cholinergic, corticosteroids, indomethacin, thuốc lợi tiểu thiazide, methyldopa, thuốc gây nghiện (codein, morphin), thuốc ngừa thai uống và pentazocin.

Uống thuốc tránh thai như thế nào là đúng cách?

Thuốc tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa hai thứ hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu như: Giải pháp hoa hồng xanh, Choice, Rigevidon, Marvelon, Microgynon… Được đóng thành vỉ 21 hoặc 28 viên. 
Để tránh thai đạt hiệu quả cao bạn nên nhớ là: uống hàng ngày chứ không phải chỉ uống vào ngày có quan hệ tình dục.

 

Uống thuốc tránh thai có xét nghiệm máu được không?

Uống thuốc tránh thai có xét nghiệm máu được không?

Để dễ nhớ và tránh thai có hiệu quả với thuốc thì bạn hãy nhớ 4 qui tắc số 1 sau: 
- Uống từ ngày thứ 1 của vòng kinh (ngày bắt đầu ra kinh).  
- Ngày uống 1 viên.  - Uống vào 1 giờ nhất định.  
- Uống liền 1 mạch, hết vỉ này sang vỉ khác đến khi không có nhu cầu tránh thai 

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp thế nào đạt hiệu quả?

Viên thuốc ngừa thai khẩn cấp được uống càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 72 giờ (3 ngày) sau khi xảy ra quan hệ tình dục không được bảo vệ. Thông thường uống thuốc trong 24 giờ đầu hiệu quả tránh thai lên tới 95%, nếu uống thuốc sau 24-48 giờ hiệu quả 85% và sau 49-72 giờ hiệu quả chỉ còn 58%.
Tuy nhiên, uống thuốc ngừa thai khẩn cấp gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, tử cung ra máu bất thường, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, đau đầu, chống mặt,…

Những lưu ý khi xét nghiệm máu mang thai

Thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúngthời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

 

Uống thuốc tránh thai có xét nghiệm máu được không?

Uống thuốc tránh thai có xét nghiệm máu được không?


Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: bệnh liên quan đường và mỡ (tiểu đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về gan mật. Bạn không nên uống thuốc tránh thai khi xét nghiệm máu vì sẽ gây sai lệch, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

 

Cùng chuyên mục

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Viêm tổ tuyến cổ tử cung là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng cách nào? Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu hiệu quả và tốt? Bác sĩ giỏi chữa Viêm lộ tuyến cổ tử cung tại Hà Nội và Hồ Chí Minh? Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung giá bao nhiêu tiền? Xét n...

Sản phụ khoa

- 12/09/2016