Những ai cần siêu âm Doppler thai nhi?

Tác giả: 黄青山. Ngày đăng: 15-03-2018

Một trong những kỹ thuật siêu âm phổ biến hàng đầu hiện nay với độ chẩn đoán chính xác cao là siêu âm Doppler thai nhi.

Siêu âm là một phần không thể thiếu trong thời kỳ mang thai của các mẹ bầu. Một trong những kỹ thuật siêu âm phổ biến hàng đầu hiện nay với độ chẩn đoán chính xác cao là siêu âm Doppler thai nhi.

Mục đích của siêu âm Doppler thai nhi là gì?

Siêu âm Doppler thai nhi sẽ kiểm tra các khu vực khác nhau tùy thuộc vào tình trạng thực tế của người mẹ. Siêu âm Doppler thai nhi giúp đo lường lưu lượng máu ở các bộ phận khác nhau của cơ thể bé yêu, chẳng hạn như dây rốn, não và trái tim để xác định xem liệu bé có tiếp nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và oxy thông qua nhau thai hay không.

Siêu âm Doppler thai nhi giúp đo lường lưu lượng máu ở các bộ phận khác nhau của cơ thể bé yêu

Siêu âm Doppler thai nhi giúp đo lường lưu lượng máu ở các bộ phận khác nhau của cơ thể bé yêu

Bên cạnh đó, nhờ siêu âm Doppler, bác sĩ có thể phát hiện được những dòng hở van 2 lá, 3 lá của tim thai, đo vận tốc dòng máu qua van động mạch chủ, động mạch phổi để phát hiện các trường hợp hẹp tim thai.

Tương tự như tất cả các kiểu siêu âm khác, siêu âm Doppler được đánh giá an toàn, không gây nguy hiểm cho thai nhi trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.

Siêu âm Doppler được đánh giá an toàn, không gây nguy hiểm cho thai nhi

Siêu âm Doppler thai nhi được đánh giá an toàn, không gây nguy hiểm cho thai nhi

Vậy, những ai cần siêu âm Doppler thai nhi?

Siêu âm Doppler thai nhi thường được sử dụng 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, siêu âm này còn được bác sĩ chỉ định bắt buộc trong những trường hợp sau:

•           Mang đa thai;

•           Thai nhi bị ảnh hưởng bởi các kháng thể Rh;

•           Thai nhi bị ảnh hưởng bệnh Parvovirus (một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Canine Parvovirus gây nên);

•           Thai nhi chậm phát triển;

•           Em bé ở lần sinh trước bị nhẹ cân;

•           Thai phụ từng bị sẩy thai muộn hoặc bé tử vong ngay sau khi sinh;

•           Thai phụ hiện đang mắc bệnh, ví dụ như tiểu đường hoặc huyết áp cao;

•           Thai phụ có chỉ số BIM (chỉ số khối cơ thể) thấp hoặc cao;

•           Thai phụ hút thuốc;

•           Nghi ngờ có hẹp hoặc tắc mạch máu như hẹp động mạch chi, hẹp động mạch thận;

•           Phát hiện suy van tĩnh mạch chi hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh;

•           Đánh giá trong các thông nối như chạy thận nhân tạo, thông nối cửa chủ trong bệnh lý xơ gan;

•           Đánh giá các tạng ghép như thận, gan,…;

•           Cần đánh giá các bệnh lý của tim: khuyết van tim, bệnh tim bẩm sinh;

•           Bệnh lý phình mạch máu: phình động mạch chủ bụng;

•           Đánh giá sự phát triển thai nhi và các dị tật thai nhi;

•           Tình trạng tuần hoàn của các khối u, viêm ruột thừa, huyết động học trong bệnh lý xơ gan,…

 

Cùng chuyên mục

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Viêm tổ tuyến cổ tử cung là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng cách nào? Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu hiệu quả và tốt? Bác sĩ giỏi chữa Viêm lộ tuyến cổ tử cung tại Hà Nội và Hồ Chí Minh? Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung giá bao nhiêu tiền? Xét n...

Sản phụ khoa

- 12/09/2016