Cách đọc các thông số siêu âm thai mà mẹ bầu cần biết

Tác giả: Long Doan. Ngày đăng: 22-03-2018

Các thông số siêu âm thai phản ánh tình trạng phát triển của thai nhi. Vậy, cách đọc những thông số này như thế nào?

Cầm trên tay bảng kết quả siêu âm, mẹ bầu ắt hẳn sẽ rất thắc mắc bởi những ký hiệu viết tắt đầy lạ lùng trên đó. Nay, Finizz sẽ mách bạn cách đọc các thông số siêu âm thai quan trọng nhất, để có thể theo dõi tình trạng phát triển của bé yêu.

Biết cách đọc các thông số siêu âm thai là vô cùng cần thiết

Biết cách đọc các thông số siêu âm thai là vô cùng cần thiết

CRL: Rown rump length (chiều dài từ đầu mông)

FL: Femur length (chiều dài xương đùi)

AC: Abdominal circumference (chu vi vòng bụng)

BPD: Biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)

TTD: Đường kính ngang bụng

APTD: Đường kính trước và sau bụng

GS: Gestational sac diameter (đường kính túi thai)

HC: head circumference (chu vi đầu)

AF: amniotic fluid (nước ối)

AFI: amniotic fluid index (chỉ số nước ối)

OFD: occipital frontal diameter (đường kính xương chẩm)

BD: binocular distance (khoảng cách hai mắt)

CER: cerebellum diameter (đường kính tiểu não)

THD: thoracic diameter (đường kính ngực)

TAD: transverse abdominal diameter (đường kính cơ hoành)

APAD: anteroposterior abdominal diameter (đường kính bụng từ trước tới sau)

FTA: fetal trunk cross-sectional area (thiết diện ngang thân thai)

HUM: humerus length (chiều dài xương cánh tay)

Ulna: ulna length (chiều dài xương khuỷu tay)

Tibia: tibia length (chiều dài xương ống chân)

Radius: Chiều dài xương quay

Fibular: Chiều dài xương mác

EFW: estimated fetal weight (khối lượng thai ước đoán)

GA: gestational age (tuổi thai)

EDD: estimated date of delivery (ngày sinh ước đoán)

Các thông số siêu âm thai phản ánh tình trạng phát triển của thai nhi

Các thông số siêu âm thai phản ánh tình trạng phát triển của thai nhi

Các thông số siêu âm thai ở trên có ý nghĩa đánh giá sự tăng trưởng của thai nhi, kể cả chu vi vòng bụng và chu vi vòng đầu. Đồng thời, sự thay đổi về độ tuổi của thai nhi cũng làm cho các thông số siêu âm thai thay đổi theo. Lúc thai còn nhỏ, bác sĩ sẽ ít quan tâm đến trọng lượng thai nhi mà thường sẽ quan tâm nhiều đến kích thước của thai (đường kính đầu, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng của thai,...) để đánh giá liệu thai nhi có phát triển trong giới hạn bình thường hay không. Trọng lượng thai nhi thường tăng nhanh vào 3 tháng cuối (trung bình 700g/tháng). Khi thai đủ tháng, bé yêu có cân nặng trung bình 3000g – 3200g.

Cùng chuyên mục

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Viêm tổ tuyến cổ tử cung là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng cách nào? Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu hiệu quả và tốt? Bác sĩ giỏi chữa Viêm lộ tuyến cổ tử cung tại Hà Nội và Hồ Chí Minh? Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung giá bao nhiêu tiền? Xét n...

Sản phụ khoa

- 12/09/2016