KHÁM THAI 3 THÁNG GIỮA và những mốc thời gian cần biết

Tác giả: Thuong Hoai. Ngày đăng: 09-05-2018

3 tháng giữa là thời gian quan trọng nhất trong quá trình mang thai, là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh nhất cũng là giai đoạn để bác sĩ phát hiện dị tật và những biến đổi trong nhiễm sắc thể của trẻ, vì thế mẹ cần phải kiểm tra thật kĩ sức khỏe trong giai đoạn này. Vậy, mẹ cần lưu ý các mốc nào trong thời gian này?

Những thay đổi của thai kỳ 3 tháng giữa - khám thai 3 tháng giữa thai kì

Đây là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với các mẹ bầu khi cảm nhận được sự di chuyển lần đầu tiên của bé yêu trong bụng. Đó là hiện tượng thai máy, thường xảy ra ở tuần thai 16 – 20. Ngoài ra ở giai đoạn này, hầu hết các triệu chứng khó chịu như nghén, mệt mỏi,…đều đã đi qua. Do vậy mẹ bầu có thể ăn uống được nhiều thứ mình thích, cơ thể ngập tràn năng lượng, là lúc cơ thể được thư giãn và tận hưởng.

Tuy nhiên ở 3 tháng giữa của thai kỳ, nhiều sản phụ có thể gặp tình trạng táo bón, chóng mặt và khó thở do thai lớn lên gây sức ép lên lồng ngực và phổi, ép lên các tĩnh mạch. Bên cạnh đó các vết rạn ở da bắt đầu xuất hiện ở ngực, mông, đùi. Vì vậy, việc khám thai 3 tháng giữa là rất cần thiết.

thay đổi trong 3 tháng giữa thai kì

(những thay đổi trong 3 tháng giữa thai kỳ)

Khám thai 3 tháng giữa là khám những gì

Khi đi khám thai 3 tháng giữa, các mẹ bầu sẽ được:

  • Hỏi bệnh: thai có máy không và lần đầu từ bao giờ, sự thay đổi trong cơ thể hoặc các dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo,…
  • Khám thực thể: da và niêm mạc, cân nặng, huyết áp, phù, khám bướu giáp, nghe tim phổi, đo chiều cao tử cung, vòng bụng, tim thai.
  • Xét nghiệm: công thức máu (Hb, Hct), protein niệu, đường máu, làm 3 xét nghiệm sàng lọc để phát hiện những bất thường nhiễm sắc thể (AFP, bhCG, Estriol), siêu âm và đánh giá giải phẫu thai nhi trong giai đoạn 18 – 20 tuần đồng thời xác định chính xác tuổi thai, vị trí nhau thai,…
  • Tiêm chủng và phòng bệnh: tiêm vaccin phòng uốn ván và vaccin phòng cúm nếu đang trong mùa cúm

Những mốc thời gian khám thai cần nhớ trong 3 tháng giữa thai kì

1. Tuần 16 - 18: Trong lần khám thai 3 tháng giữa, vào tuần 16 - 18, bạn sẽ được thực hiện các bước tham khám như sau

khám thai tuần thứ 16

(khám thai tuần thứ 16)

  • Khám tổng quát:

Đây là bước chung cho tất cả các lần khám thai định kì. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi mẹ bầu về cảm giác cũng như tình trạng sức khỏe, sau đó tiến hành khám tổng quát như: cân nặng, chiều cao, đo huyết áp,...

  • Siêu âm 2D:

Siêu âm 2D là việc làm cần thiết giúp bác sĩ xác định tình trạng phát triển của thai nhi, đồng thời rà soát một số nguy cơ dị tật của thai nhi.

Đồng thời, trong lần siêu âm này, bác sĩ đã có thể phát hiện được giới tính thai nhi với độ chính xác khá cao. Đây là điều hầu hết các mẹ bầu đều quan tâm kể từ khi biết mình có thai.

  • Xét nghiệm máu:

Đây là thời điểm các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bạn sẽ cần làm xét nghiệm nhóm máu, tình trạng máu,...

Từ kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ có những nhận định cần thiết về sức khỏe của hai mẹ con trong thai kì, đồng thời có phương án bổ sung viên vi chất như sắt, vitamin,... cần thiết.

  • Xét nghiệm nước tiểu:​

Bên cạnh xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng là khâu quan trọng mẹ không thể bỏ qua. Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán nhiễm trùng tiểu, tiểu đường,…mục đích phòng ngừa các bệnh lây truyền từ mẹ sang con.

  • Xét nghiệm Triple test:

Triple test là xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy máu của mẹ, nhằm tầm soát trước sinh, phát hiện một số nguy cơ dị tật bẩm sinh như hội chứng down, edward, dị tật ống thần kinh.

Đây là xét nghiệm không làm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, vì vậy mẹ không nên quá lo lắng. Bác sĩ tại Vietmec cho biết, mặc dù xét nghiệm này có thể làm ở tuần thai 18 - 20, nhưng độ chính xác cao nhất thì vẫn là tuần.

Những thai phụ gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh, trên 35 tuổi, bị tiểu đường và sử dụng insulin, bị nhiễm virus trong thời gian mang thai, có tiếp xúc với phóng xạ liều cao,... là những người nên thực hiện Triple test.

Nếu kết quả Triple test có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu làm thêm chọc ối trước khi đưa ra lời khuyên cuối cùng.

2. Tuần thứ 20 - khám thai 3 tháng giữa thai kì

khám thai tuần thứ 20

(khám thai tuần thứ 20)

Một tên gọi khác của siêu âm thai 20 tuần tuổi là kiểm tra dị tật thai nhi và việc siêu âm được thực hiện vào giữa 18-20 tuần của thai kỳ. Nếu bạn không có cơ hội để thực hiện siêu âm tầm soát cho đến tuần thứ 22 của thai kỳ, điều đó cũng không sao cả. Mục đích của việc kiểm tra này là đánh giá sự phát triển và tăng trưởng cũng như phát hiện những điều bất thường của thai nhi có thể liên quan đến sự phát triển cấu trúc của trẻ.

Siêu âm thai 20 tuần tuổi trong giai đoạn khám thai 3 tháng giữa có thể phát hiện những gì?

Nhân viên kỹ thuật đọc kết quả siêu âm có một danh sách những điều cần tìm khi siêu âm. Họ bắt đầu với những điều cơ bản và làm việc theo cách của mình thông qua một loạt các quan sát bao gồm:

  • Kiểm tra bạn đang mang thai bao nhiêu đứa trẻ. Nếu đây là lần kiểm tra đầu tiên của bạn thì điều quan trọng là phải biết nếu bạn đang mang một hay nhiều con.
  • Hướng nằm hoặc vị trí của em bé.
  • Cột sống của bé và thành bụng.
  • Kích thước, trọng lượng, diện mạo chung của em bé.
  • Xem xét liệu kích thước của em bé có phù hợp với thai kỳ của bạn không.
  • Vị trí của nhau thai và dây rốn và lượng nước ối. Nếu nhau thai được đánh giá là nằm thấp, bạn có thể được khuyến cáo siêu âm một lần nữa ở 30 tuần tuổi của thai kỳ.
  • Não, tim, phổi, dạ dày, thực quản và khí quản, thận của bé và giải phẫu học nói chung.
  • Các tay chân, các ngón tay và ngón chân (đếm) khuôn mặt và đôi môi/vòm miệng.
  • Đo đầu em bé, đường kính, chiều dài và đo xương đùi của em bé. Các số đo được so sánh với số "trung bình" cho trẻ sơ sinh của thai kỳ tương tự.

3. Khái thai 22 tuần tuổi: khám thai 22 tuần là cột mốc quan trọng trong lịch khám thai 3 tháng giữa mà bác sĩ đã tư vấn cho thai phụ. Trong giai đoạn khám thai này bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề sau

khám thai tuần thứ 22

  • Kiểm tra tổng quát:

Dựa vào các kết quả siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu bác sĩ đánh giá tổng quát các chỉ số sức khỏe cơ thể mẹ, sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp phát hiện những chỉ số bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ cách chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ phù hợp.

Khám thai tuần 22 tổng quát giúp theo dõi sự phát triển và phát hiện những bất thường của bé

  • Đo chiều dài cơ thể thai nhi

Thông qua hình ảnh siêu âm, kết quả đo vòng bụng và cân nặng của thai phụ bác sĩ sẽ đo được kích thước của thai nhi. Kích thước của thai nhi được tính từ đầu đến gót chân, đồng thời kiểm tra tình trạng tay và chân của thai nhi xem có những bất thường nào hay không.

  • Kiểm tra não bộ thai nhi

Việc này được thực hiện thông qua việc đo chiều dài của đầu và thể tích hộp sọ, đánh giá lượng chất lỏng trong não, hình ảnh tiểu não nằm phía sau não bộ của thai nhi. Thông qua kiểm tra não bộ bác sĩ sẽ phát hiện được những bất thường ở thai nhi đồng thời theo dõi sự phát triển của bé.

  • Kiểm tra khuôn mặt bé

Qua hình ảnh siêu âm các bác sĩ có thể kiểm tra các bộ phận trên khuôn mặt của thai nhi để phát hiện những bất thường, dị tật như sứt môi, hở hàm…

  • Nghe nhịp tim thai

Bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai để xem tim có cấu tạo bình thường với 4 ngăn, động mạch đầy đủ, vị trí tim, chức năng hoạt động và nhịp tim thai có ổn định hay không.

Khám thai 22 tuần cần thăm khám tổng quát cơ thể mẹ và thai nhi

  • Kiểm tra xương sống thai nhi

Trong bước kiểm tra này các bác sĩ sẽ đo xương sống của thai nhi theo chiều dài và tiết diện cột sống, kiểm tra số lượng các đốt xương sống, hình dạng thẳng hay cong lệch, quan sát lớp da bao phủ phía sau cột sống.

  • Kiểm tra cơ quan nội tạng thai nhi

Khám thai 22 tuần bác sĩ đã có thể kiểm tra cơ quan nội tạng của thai nhi bao gồm dạ dày, thận, bàng quang và gan. Các chỉ số này rất quan trọng để đánh giá sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Các bước thăm khám thai 22 tuần cần thăm khám những gì trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi cần thăm khám những gì còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi trong từng trường hợp cụ thể.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến các mẹ bầu về những thông tin liên quan đến việc khám thai 3 tháng giữa kì. Hi vọng với những gì Finizz cung cấp có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về các chẩn đoán mẹ bầu nên thăm khám thai 3 tháng giữa để đảm bảo có sự chuẩn bị tốt cho thai nhi. Nếu các chị em còn có những thắc mắc khác cần được giải đáp về vấn đề khám và siêu âm thai này thì đừng ngại ngần để lại những câu hỏi để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và miễn phí.

Đặt lịch để xét nghiệm thai tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín khác qua Finizz.com để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám nhé các mẹ bầu.

 
 

Cùng chuyên mục

Image  9

Khám phụ khoa tốt ở Sài Gòn như tại các bệnh viện uy tín hoặc các bác sĩ sản phụ khoa đầu ngành cho kết quả chẩn đoán chính xác, khám và điều trị khả quan nhất.

Sản phụ Khoa

- 24/05/2018

Image  6

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đạt được tốc độ phát triển nhanh nhất. Để không bỏ lỡ bất kỳ mốc quan trọng nào, mẹ nhớ tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối nhé.

Sản phụ Khoa

- 24/05/2018

Image  4

Khi mang thai ở tháng đầu tiên, 4 tuần bạn đã có thể dùng que thử thai để kiểm tra xem có thai hay chưa. Ngoài ra hình ảnh thai 4 tuần qua siêu âm cũng được thể hiện khá rõ. Ở giai đoạn 4 tuần, người ta đã có thể đo được kích thước của thai nhi, em bé còn rất nhỏ và cuộn tròn trong cơ thể bạn, bộ...

Sản phụ Khoa

- 24/05/2018

Image  1

Bầu nên chắc chắn mang theo sổ khám thai khi đi khám vì dựa trên thông tin bạn trong sổ, bác sĩ mới có thể nhìn tổng quan hơn về sức khỏe nói chung của bạn. Từ đó, đưa ra những lời khuyên và tư vấn thích hợp cho thai kỳ.

Sản phụ Khoa

- 24/05/2018

Chuan bi cho lan kham thai dau tien 21

3 tháng giữa là thời gian quan trọng nhất trong quá trình mang thai, là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh nhất cũng là giai đoạn để bác sĩ phát hiện dị tật và những biến đổi trong nhiễm sắc thể của trẻ, vì thế mẹ cần phải kiểm tra thật kĩ sức khỏe trong giai đoạn này. Vậy, mẹ cần lưu ý các mốc n...

Sản phụ Khoa

- 23/05/2018