Những mũi tiêm phòng vacxin bắt buộc cho trẻ sơ sinh

Tác giả: Phan Khánh. Ngày đăng: 06-08-2018

Tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh là một việc cần phải làm mà các mẹ đều phải biết. Tuy nhiên, không phải các mẹ đều biết những mũi tiêm phòng vacxin bắt buộc cho trẻ sơ sinh. Hãy cùng Finizz tìm hiểu vacxin bắt buộc cho trẻ sơ sinh, mẹ nhé!

Những mũi tiêm phòng vacxin bắt buộc cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ buộc phải biết những mũi tiêm phòng vacxin cho trẻ sơ sinh.

Cha mẹ buộc phải biết những mũi tiêm phòng vacxin cho trẻ sơ sinh​

Mỗi loại vacxin đều có tác dụng phòng tránh các loại bệnh dịch khác nhau nên các ông bố bà mẹ cần tư vấn từ bác sĩ để tìm hiểu rõ thông tin và tuân theo lịch tiêm phòng cố định của bác sĩ đưa ra. Trẻ sơ sinh có sức đề kháng còn rất yếu, hầu như hệ miễn dịch của trẻ còn đang được duy trì từ mẹ sang. Do đó, những mũi tiêm phòng vacxin bắt buộc cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Những mũi vacxin này nên được tiêm cho trẻ càng sớm càng tốt kể từ khi trẻ được sinh ra:

  • Lao
  • Viêm gan B
  • Bạch hầu, ho gà, uốn ván
  • Mũi tiêm MMR
  • Bệnh thủy đậu
  • Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)
  • Bệnh bại liệt (IPV)
  • Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)
  • Bệnh cúm
  • Virus Rota (RV)
  • Viêm gan A
  • Viêm màng não (MCV4)

Lịch tiêm chủng vacxin

Theo lịch tiêm chủng vacxin, những mũi tiêm phòng vacxin bắt buộc cho trẻ sơ sinh như vacxin phòng bệnh Viêm gan B cần phải tiêm trong 24 giờ đầu sau khi trẻ được sinh ra. Sau vài ngày khi trẻ đủ cứng cáp, sức khỏe tốt hơn, trẻ sẽ được tiêm vacxin phòng bệnh lao.

Cha mẹ cần lưu ý tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ cần lưu ý tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh​

Sau đó, khi trẻ được 2 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm vacxin phòng  6 loại bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenza týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ) hoặc mẹ có thể lựa chọn mũi 6 trong 1. Chỉ cần tiêm 1 mũi vacxin trẻ sẽ ngừa được 6 loại bệnh trên. Ngoài ra, ở độ tuổi này, trẻ còn phải tiêm thêm mũi phòng virus Rota, viêm màng não phế cầu.

Đến tháng thứ 3, trẻ sẽ được tiêm phòng viên gan B, mũi 2 vacxin phòng bệnh Rota. Nếu sức khỏe trẻ đủ tốt, trẻ sẽ tiêm thêm 1 mũi cúm.

Mỗi tháng, trẻ đều phải tiêm các loại vacxin cho đến khi đủ 24 tháng tuổi, sau đó, từ 3 tuổi trở lên, trẻ sẽ tiêm nhắc các vacxin đã từng tiêm. Cha mẹ cần theo dõi lịch tiêm của trẻ.

Lưu ý sau khi tiêm cho trẻ

  • Sau khi trẻ được tiêm xong, cha mẹ cần cho trẻ ngồi lại theo dõi 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.
  • Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm (tuyệt đối không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng. Cha mẹ không nên đắp bất kì các loại củ như khoai tây vì chất nhựa từ khoai tây có thể làm nhiễm trùng vể tiêm.
  • Khi trẻ sốt nhẹ sốt 37-38 độ C thì có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường sau tiêm, ví dụ sốt cao trên 38 độc C không hạ, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế được bác sĩ kiểm tra và có cách điều trị đúng.

Trên đây là thông tin về những mũi tiêm phòng vacxin bắt buộc cho trẻ sơ sinh mà Finizz đã cùng tìm hiểu với các ông bố bà mẹ. Hy vọng với lượng thông tin này sẽ giúp các ông bố bà mẹ theo dõi về việc tiêm phòng vacxin cho trẻ. Nếu cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám tại các phòng khám nhi khoa, vui lòng liên hệ Finizz- trang web tư vấn và đặt lịch khám hoàn toàn miễn phí.

 

 

Cùng chuyên mục

Benh tay chan mieng o tre em avt

Mỗi dịp hè đến, các chị, các mẹ lại bắt đầu lo khi bệnh tay chân miệng ở trẻ em bắt đầu bùng phát. Bệnh rất dễ lây lan và chỉ có thể phòng tránh, chưa có thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì, uống thuốc nào cho khỏi bệnh là băn khoăn chung của rất nhiều bậc...

Nhi khoa

- 07/07/2017

Tre suy dinh duong nen an gi hinh avt

Theo các bác sĩ, chuyên gia về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em thì các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm, theo dõi chặt chẽ tình trạng chiều cao, cân nặng của con. Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn hiện nay đang là một vấn đề đáng báo động và làm đau đầu những gia đình có con nhỏ. ...

Nhi khoa

- 04/07/2017

Benh ho ga o tre em hinh avt

Ho gà là một trong những căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ biểu hiện bằng cơn ho dữ dội và dai dẳng. Các mẹ hãy tìm hiểu các kiến thức về triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ em và cách chữa bệnh ho gà để có cách phòng ngừa và chữa trị khỏi bệnh cho con mình.

Nhi khoa

- 30/06/2017

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Sốt vi rút ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Cách làm hạ sốt rút ở trẻ nhỏ là gì? Sốt vi rút có nguy hiểm cho tính mạng của bé không? Bác sĩ nào khám sốt vi rút cho bé tốt? Sốt vi rút cần được điều trị bằng cách nào? Nguyên nhân gây ra sốt virus ở trẻ em thường là do chứng cảm lạnh , cúm hoặc bị nhiễ...

Nhi khoa

- 12/09/2016