Cơ Xương Khớp

Cháu bị đau cơ bắp tay Những lúc hoạt động hoặc làm việc đau như kiến cắn, nhói 1 phát và bị liên tục Cháu đang bị lsao vậy ạ???

Anh Đồng

(2016/07/10 05:53)

Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau cơ bắp tay, có thể kể đến:
- Đau cơ ở bắp tay có thể xuất hiện ở người mới luyện tập thể thao hoặc luyện tập quá sức, vượt mức chịu đựng của cơ thể.
- Đau cơ bắp đơn thuần do hoạt động, làm việc quá tải khiến cơ bị giãn mỏi, đau nhức.
- Tư thế nằm ngủ sai cũng là nguyên nhân đau cơ ở bắp tay. Đè ép tay khi ngủ khiến lượng máu lưu thông ở cánh tay giảm, không đủ nuôi dưỡng cho cơ xương vùng tay vì vậy có thể gây đau.
- Đau cơ bắp tay nếu có kèm theo đau khớp vai thì có thể là bệnh thoái hóa khớp vai, thoái hóa đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai…
- Khi bị mệt mỏi, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm nên việc lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể giảm cũng gây đau nhức bắp tay.
- Nguyên nhân đau cơ ở bắp tay có thể do người bệnh thiếu canxi. Khi đó, cơ thể sẽ lập tức phát ra tín hiệu đau cơ bắp, hay bị chuột rút.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên có thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục vừa sức, đều đặn sẽ giúp tăng cường khả năng của hệ tim mạch và cải thiện sự rắn chắc của cơ bắp, khởi động kỹ trước khi tập luyện là cách giảm đau cơ khi mới tập thể hình. Bạn nên thực hiện vài động tác khởi động nhẹ nhàng giống như việc bôi trơn các cơ, khớp trước lúc tập luyện, xoa bóp cánh tay nhẹ nhàng, chườm đá để giãn cơ, giảm đau. Bổ sung các thực phẩm chứa các khoáng chất như vitamin B, canxi cho cơ thể như cá, động vật có vỏ (sò, ngao…), thịt đỏ, ngũ cốc, sữa, trứng… Các thực phẩm này làm giảm acid lactic (nguyên nhân đau mỏi cơ bắp), từ đó có thể giảm đau nhức cơ.
Ngoài ra bạn nên cung cấp thêm magie cho cơ thể (magie cung cấp năng lượng cho cơ bắp) bằng cách ăn các loại rau như cải xanh, củ cải, các loại hạt… đồng thời hạn chế những đồ chứa nhiều chất béo.
- Người bị đau cơ không nên căng thẳng, lo lắng vì sẽ làm mức độ đau tăng hơn.
- Nếu cơn đau cơ bắp tay kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám, tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Thân ái!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan