Sản Phụ Khoa

Xét nghiệm dịch âm đạo của mình là tb:(+++),bc:(+++),vt:(++++), nấm(++). Như vậy là mình bị bệnh phụ khoa nặng hay nhẹ, mình đang có thai được 35 tuần rồ,, bs cho đặt thuốc 3 lần rồi mà vẫn ko khỏi, thời gian điều trị đến đây là 3 tháng rồi, tình hình vậy vẫn kéo dài đến ngày sinh ko biết có ảnh hưởng gì đến em bé ko ạ? Mong giải đáp sớm nhất của bác sĩ

nguyễn thị kiều oang

(2016/07/09 17:18)

Chào bạn,
Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối được coi là căn bệnh khá nguy hiểm vì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với thai nhi.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm âm đạo khi mang thai là do sự gia tăng của hợp chất glycogen khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng. Từ đó tạo điều kiên cho vi khuẩn và nấm – vốn tồn tại một số lượng nhất định trong âm đạo, sinh sôi quá mức gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Bên cạnh đó, một số tác nhân cũng góp phần vào viêm âm đạo như: sự gia tăng của các hormone nội tiết tố làm nồng độ pH trong âm đạo bị thay đổi theo hay sự biến đổi của lượng đường, axit của cơ thể mẹ bầu.
Thông thường, mẹ sẽ nhận biết được ngay tình trạng khác lạ của viêm âm đạo qua những dấu hiệu:
- Âm đạo sưng tấy, ngứa, có thể có cảm giác đau, nóng rát.
- Đi tiểu nhiều lần, khi đi tiểu có cảm giác đau rát.
- Cảm giác đau khi giao hợp.
- Dịch âm đạo màu trắng hoặc ngà.
3 tháng cuối là thời gian cực kì nguy hiểm nếu mẹ bầu bị viêm âm đạo mà không chữa dứt điểm. Khi mắc bệnh này, mẹ sẽ có nguy cơ sinh non, thai nhi nhẹ cân cao hơn những người khác. Hơn nữa, vi khuẩn từ âm đạo có thể lây lan sang vùng tiết niệu hoặc tử cung, cổ tử cung gây ra các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, khi sinh thường, nấm và vi khuẩn từ âm đạo có thể dính vào người thai nhi, dẫn đến các bệnh như viêm niêm mạc miệng, viêm da, viêm hô hấp, viêm mắt,…. Nguy hiểm nhất nếu thai nhi là con gái thì sẽ có khả năng nhiễm viêm âm đạo bẩm sinh. Loại bệnh này rất khó chữa trị vì trẻ sơ sinh chưa thể dùng được nhiều loại thuốc như mẹ bầu.
Làm gì khi bị viêm âm đạo trong 3 tháng cuối thai kỳ?
Khi thấy bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín, mẹ bầu cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ cho mẹ sử dụng những loại thuốc khác nhau. Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì thuốc này không hề ảnh hưởng tới thai nhi như giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.
Mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự tiện mua thuốc vì có thể loại thuốc mẹ mua chứa những thành phần gây hại cho thai nhi. Chẳng hạn như thuốc đặt – loại thuốc phổ biến dùng chữa viêm âm đạo – lại rất dễ gây chảy máu khi đặt chạm vào các mạch máu trong vùng kín. Vậy nên, khi đã dùng hết thuốc, mẹ hãy chủ động đi tái khám để nhận tư vấn tiếp theo của bác sĩ
Trong thời gian điều trị, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín và sử dụng các loại đồ lót thoáng mát, thoải mái. Khi vệ sinh cần lau từ trước ra sau để vi khuẩn không lây từ hậu môn sang. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên dùng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có chất tẩy mạnh, sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Ngoài ra, mẹ hãy tăng cường uống nước, ăn rau, trái cây và các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp vết viêm loét mau lành hơn. Một điều quan trọng nữa là mẹ cần kiêng quan hệ trong thời gian này.
Trong bữa ăn của mẹ bầu nên có thểm tỏi bởi vì tỏi có tính kháng khuẩn sẽ giúp hạn chế viêm nhiễm. Đồng thời nên ăn nhiều sữa chua lên men tự nhiên, trong sữa chua có thành phần lợi khuẩn probiotic có thể hạn chế viêm nhiễm lan rộng.
Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan