Tai Mũi Họng

Bac si cho em hoi em bi nghen co hong cat day 3 thang roi luc moi bi thi em co di benh vien phuoc an quan 7 kham nhung bac si noi la khong co gi ca nhung gio thi em thay can nhieu khoan 2 den 3 gio thi em co khec ra dom it thoi em cam giat nhu co 1 cut gi nam trong co em vay lau lau no go com lem trong hong bac cho em hoi do la benh gi va nen den benh benh vien nao deu tri tot a em o quan 7 sg em cam on bac si a

Cao van tien

(2016/06/25 17:07)

Chào bạn,
Nuốt nghẹn là triệu chứng của nhiều bệnh gây ra như viêm đường hô hấp mạn, viêm thực quản, trào ngược dạ dày, bệnh lí tuyến giáp, tâm lý, khối u vòm họng... Do triệu chứng kèm theo của bạn không rõ ràng để có thể chẩn đoán là bệnh gì. Vì vậy bạn nên đi khám ở bệnh viện đa khoa hoặc đến bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng HCM ở Q3 khám để xác định tổn thương là gì nhé.
Ngoài ra tôi cung cấp bạn một số thông tin liên quan đến tình trạng nuốt nghẹn:
Tình trạng nuốt nghẹn lặp lại nhiều lần, ngày càng nặng có thể là biểu hiện của những bệnh sau:
- Có khối u thực quản: Thường là ung thư thực quản, đôi khi là khối u lành tính. Bệnh này hay gặp ở người già. Ung thư thực quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây nuốt nghẹn, cần được xác định chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để đến giai đoạn muộn, kết quả điều trị sẽ rất hạn chế.
- Hẹp thực quản: Do rối loạn chức năng vận động của thực quản như co thắt thực quản, giảm nhu động thực quản (thường gặp ở người trẻ và trẻ em).
- Viêm thực quản, có dị vật thực quản (hóc xương...) hoặc túi thừa thực quản.
- Khối u phế quản, khối u phổi (hay gặp ở người già), hoặc hạch to, phình mạch, tuyến giáp to, tim to do bệnh tim (hay gặp ở người trẻ)... gây chèn ép thực quản.
Chú ý: Nếu nuốt nghẹn do tắc nghẽn (ví dụ như khối u làm hẹp lòng thực quản) thì khởi đầu, bệnh nhân nuốt nghẹn với thức ăn đặc, mức độ tăng dần, rồi nghẹn với cả thức ăn lỏng. Nếu nuốt nghẹn do sự co bóp của thực quản thì mức độ thường ít tăng lên; có thể khởi đầu với thức ăn lỏng hay đặc, hoặc với cả 2 dạng thức ăn này.
Cần làm gì khi có cảm giác nuốt nghẹn?
Nếu cảm giác này chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất thì phải theo dõi xem nó có xuất hiện trở lại hay không. Nếu nuốt nghẹn xuất hiện trở lại ngày một nhiều hay mức độ tăng lên thì nên đến cơ sở y tế tìm nguyên nhân và điều trị.
Nếu nghi ngờ nuốt nghẹn do nguyên nhân tại thực quản, các bác sĩ sẽ cho làm nội soi thực quản, đồng thời có thể tiến hành sinh thiết. Nếu nghi ngờ nuốt nghẹn do nguyên nhân ngoài thực quản, bác sĩ sẽ cho chụp tim phổi, chụp cắt lớp hoặc soi phế quản. Quyết định điều trị nội khoa hay phẫu thuật được đưa ra sau khi đã xác định được nguyên nhân.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tai Mũi Họng
omcffff

hai minh

(2013/08/26 02:16)